Kỷ luật tích cực với con cái
   PHẦN VIII: “Tại sao bé lại làm như thế? ": Thông điệp của những hành vi cư xử không phù hợp.
 

"Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?": Thông điệp của những hành vi cư xử không phù hợp.

 

Hiểu được sự phát triển của đứa con ở độ tuổi mẫu giáo của bạn, và học hỏi thêm những phương pháp kỷ luật tích cực để nuôi dạy con, sẽ là một chiến lược lâu dài để giải quyết những mâu thuẫn với con. Hiểu biết về tính cách, thứ bậc sinh, sự phát triển của bộ não, các kỹ năng về thể chất và trí tuệ, sự học hỏi các kỹ năng ứng xử trong những năm đầu đời cũng sẽ là rất có ích. Mặc dù vậy, một đứa trẻ mẫu giáo nổi bật nhất không phải là trẻ hoàn hảo, và những hành vi sai trái có thể làm cho trẻ nản lòng. Tại sao trẻ lại cư xử sai?

 

Và cha mẹ nên làm gì trong trường hợp này?

 

Carly đang chơi rất vui vẻ trên sàn nhà trong khi mẹ đang thanh toán những hóa đơn. Điện thoại reo, mẹ của Carly trả lời - và bỗng nhiên Carly quàng vào chân mẹ đòi ăn trái cây. Chẳng có lời giải thích, thuyết phục, hay mệnh lệnh nào có thể làm cho Carly quay trở lại chơi ở sàn. Tại sao lại như vậy?

 

Alberto biết rằng đánh răng là một trong những công việc cần làm trước lúc đi ngủ. Cậu bé cũng biết rằng điều này cũng rất quan trọng với bố của cậu. Khi bố của Alberto bước đến với một bàn chải đã được phết kem đánh răng, Alberto khoanh tay, nhăn trán, và ngậm miệng thật chặt. Bố của Alberto đe dọa, van nài, và chải vào môi của Alberto, nhưng cậu bé vẫn ngậm miệng thật chặt. Tại sao?
Những đứa trẻ này đang cư xử sai trái? Ồ, tất nhiên chúng ta sẽ cảm thấy như vậy rồi. Hầu hết cha mẹ đều trải qua những lúc như thế này, và đã đấu tranh để tìm ra giải pháp. Trước khi bạn có thể giúp trẻ lựa chọn những hành vi khác, bạn phải hiểu được tại sao trẻ lại cư xử như vậy, và trẻ đang cố gắng thực hiện điều gì với hành vi của mình.

 

Hành vi cư xử thực tế là một thông điệp bị mã hóa. Thông điệp này thể hiện những sự tin tưởng ẩn đằng sau về chính trẻ và về cuộc sống. Khi trẻ cư xử sai trái, nghĩa là trẻ đang nói với bạn theo cách duy nhất mà trẻ biết, là trẻ đang cảm thấy chán nản, hoặc là trẻ không được quan tâm. Khi bạn học giải mã mật mã đó, bạn sẽ thấy rằng những ứng xử đáp lại của bạn (và cuối cùng là những hành vi cư xử của trẻ) sẽ thay đổi.
Có một truyện ngụ ngôn khuyên chúng ta đi bộ một dặm với đôi chân đi một đôi giày của một người, trước khi chúng ta kết tội, hay phê phán hành động của người sở hữu đôi giầy. Khi bạn bước vào trong thế giới của trẻ (đi bằng đôi giày nhỏ của con bạn), lúc đó bạn sẽ bắt đầu hiểu được ý nghĩa những hành vi của trẻ.

 

Những hành vi cư xử sai trái là gì??

 

Cha mẹ đôi khi coi bất kỳ một hành vi nào không đúng kiểu của trẻ đều là một hành vi cư xử sai trái. Chỉ cần bình tĩnh dành thời gian ngẫm nghĩ một chút, hãy đặt mình vào vị trí của trẻ; cố gắng bước vào thế giới của con bạn.

Bé Richard 4 tuổi ở nhà với mẹ. Bé đang bình phục từ bệnh thủy đậu. Mẹ đã phải nghỉ việc mấy ngày ở nhà để trông bé và cần thời gian để liên lạc điện thoại về công việc. Vào một buổi chiều, sau một cuộc nói chuyện điện thoại đặc biệt quan trọng và kéo dài khá lâu, người mẹ vào trong phòng của Richard, và nhận thấy cậu bé đang miệt mài dùng những cây bút đánh dấu nối các nốt thủy đậu. Cậu bé giàu trí tưởng tượng đã để ý đến những nốt thủy đậu của mình, và cậu nhớ đến quyển sách tô màu có nối từ nốt này đến nốt khác. Richard đã cởi bỏ quần áo, và đang rất bận rộn kẻ những dòng nối từ một nốt này đến nốt khác bằng những cái bút đánh dấu. Người cậu bé đã bị phủ lên đầy những dòng kẻ màu sáng, những dòng kẻ này kết nối với nhau từ những nốt thủy đậu đỏ của cậu.

 

Mẹ của Richard đủ khôn ngoan để nhận ra đây không phải là hành vi cử xử sai trái. Cậu bé không phải là đang cố gắng để gây chú ý, hay làm cho lộn xộn lên; mà cậu bé đang có óc sáng tạo tuyệt vời. Richard đã khám phá ra rằng cơ thể mình giống như là một bức vẽ lớn từ nốt này đến nốt kia, vì vậy, chỉ đơn giản là cậu đã nối những nốt đó lại với nhau! Mẹ cậu bé đã làm gì đây? Cô ấy để cho cảm giác hài hước xâm chiếm. Cô bước đến, lấy những bút đánh dấu có thể xóa được, và cùng với con hoàn thành nốt việc nối những nốt đó.

 

Chắc chắn rằng sẽ dễ làm hơn nhiều, nếu người mẹ la mắng hay làm cho Richard xấu hổ. Toàn bộ sự việc có thể bị kết thúc trong nước mắt và đau khổ. Nhưng thay vào đó, người mẹ đã dành chỗ cho những khoảnh khắc dễ thương, rất khó phai mờ trong thời thơ ấu của con. Khi chính bản thân Richard đã là một người cha, đang ngồi với con mình quanh bàn cùng bà nội, kể cho con nghe những kỷ niệm với bà nội, "Nhớ lại khi..." - Richard và mẹ, cả hai sẽ cùng cười, khi họ nhớ về những nốt thủy đậu của Richard! Và khi cùng cười vui, họ có thể tạo nên thêm khoảnh khắc vui vẻ và yêu thương mà họ đã cùng nhau chia sẻ nhiều năm trước.

 

Vào một buổi tối, khi người cha của bé Elsie 3 tuổi rưỡi đến đón cô bé từ trường mẫu giáo, anh ngay lập tức nhận ra rằng tóc của Elsie đã ngắn hơn rất nhiều ở phần trước trán so với hồi sáng. "Ai đã cắt tóc của Elsie ngày hôm nay vậy?" - người cha ngạc nhiên hỏi cô giáo của Elsie.
"Không ai cả, tự cô bé đã làm điều đó," - cô giáo đáp lại. "Elsie đang thực hành rất nhiều việc sử dụng kéo an toàn."

 

Elsie có cư xử sai trái? Khi người cha bước vào thế giới của Elsie, anh nhận ra rằng Elsie đang rất tích cực khám phá ra những điều tuyệt vời của việc dùng kéo. Ngày hôm nay, cô bé đã phát hiện ra rằng tóc có thể được cắt. Người cha có lẽ không thích kiểu tóc mới của con gái, và chắc chắn là anh sẽ giải thích với Elsie rằng anh sẽ thích hơn, nếu như cô bé không tự cắt tóc của mình (hay của người khác). Anh cũng có thể nói với cô con gái gan dạ của mình rằng : "Hãy cùng nhau tìm một vài thứ con có thể cắt." Người cha biết rằng thử nghiệm cắt tóc của Elsie là một kinh nghiệm đáng học hỏi. Tóc dĩ nhiên sẽ lại dài ra. Nhưng Elsie đã mắc một lỗi, và người cha đã bình tĩnh giúp cô bé học được kinh nghiệm từ đó.

 

Cả hai em bé này đều cư xử theo nhiều cách thích hợp cho phát triển - và khá sáng tạo. Nhưng thật dễ dàng nếu các bậc cha mẹ chuyển cả hai tình huống này thành hành vi cư xử sai trái.
Vì vậy bạn biết được bao nhiêu một hành vi là sai trái? Điều quan trong chính là sự chán nản. Trẻ cảm thấy chán nản về khả năng mà mình sở hữu có thể dẫn đến cư xử sai. Cả Richard và Elsie đều không chán nản; thay vào đó hai bé đang khám phá thế giới xung quanh mình (và cha mẹ hay giáo viên của các bé nên giám sát việc sử dụng bút đánh dấu và những cây kéo của chúng).

 

Hành vi cư xử của Richard có thể là hành vi cư xử sai nếu như cậu bé muốn mẹ chơi với cậu bé hơn là nói chuyện điện thoại. Hành vi này có thể xuất phát từ ý muốn gây sự chú ý, hay khẳng định quyền của mình, giống như là một cách sai lầm để cảm thấy quyền sở hữu. Như bạn đã đọc trong cuốn sách, một trong những nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu sở hữu, để cảm thấy mình có giá trị và quan trọng. Khi một đứa trẻ nghĩ rằng trẻ không có được sự sở hữu, trẻ sẽ cảm thấy chán nản. Và vì sự chán nản này, trẻ sẽ lựa chọn một mục tiêu gọi là "mục tiêu sai lầm của hành vi cư xử sai" (Rudolf Dreikurs, tác giả của cuốn Children: the Challenge (New York, 1991). Chúng được coi là những mục tiêu "sai lầm", vì trẻ tin tưởng một cách sai lầm rằng hành vi đó sẽ giúp trẻ lấy lại được cảm giác sở hữu. Bạn có thể thấy những hành vi cư xử sai trái khác nhau, khi bạn nhận ra rằng, một đứa trẻ đang cư xử sai chỉ đơn giản là đứa trẻ đó đang chán nản. Trẻ muốn được sở hữu, và có một ý tưởng sai lầm về làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Hành vi cư xử sai hay thông điệp bị mã hóa? (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Phá vỡ mật mã (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Thời gian đặc biệt (11/12)
 PHẦN IX: Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: (11/12)
 Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Xác định mục tiêu được quan tâm quá mức (11/12)
 Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Quyền lực bị mất hay là “mẹ không phải là bà chủ của con” (10/12)
 Sự trả đũa, hay “con sẽ làm cho bố cảm thấy tồi tệ giống như con vậy”! (10/12)
 Mục tiêu tỏ ra không có đủ năng lực:’ con từ bỏ” (10/12)
 Chương X: Những mục tiêu sai lầm ở trường Mầm Non (10/12)
 Những mục tiêu sai lầm ở trường Mầm Non: Những trận tranh giành quyền lực ở trường (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i