Kỷ luật tích cực với con cái
   Sự trả đũa, hay “con sẽ làm cho bố cảm thấy tồi tệ giống như con vậy”!
 

Đó là khoảng thời gian lúc đi ngủ, và người cha đang giúp cho bé Alice 3 tuổi chuẩn bị sẵn sàng đi ngủ. Người cha nói đã đến giờ con phải mặc bộ đồ ngủ của con rồi, nhưng Alice vẫn đang vui chơi với những quả bong bóng trong bồn rửa mặt, và cô bé không muốn dừng lại. Alice làm đổ một cốc nước ra sàn đúng lúc người cha đang trở nên mất kiên nhẫn. Người cha ngay lập tức nổi giận vì nghĩ rằng Alice cố ý làm đổ nước ra sàn. Người cha bế Alice lên và phát vào mông cô bé. Alice bắt đầu khóc, và người cha đã phải vật lộn để mặc bộ đồ ngủ cho cô bé, trong khi cô bé vừa vung tay chân loạn xạ và đấu tranh lại.

 

Khi cuối cùng Alice đã được mặc xong bộ đồ ngủ, người cha gắt gỏng cầm quyển sách lên, để kể một câu chuyện lúc đi ngủ. Môi dưới của Alice chìa ra, cô bé bĩu môi nói "Con ghét quyển sách đó, và con không muốn bố đọc nó cho con. Con muốn mẹ cơ!" Một cú đánh thật là đau! Người cha cảm thấy thật tồi tệ; đứa con gái của chính anh không yêu anh. Anh đang bị tổn thương và mất lòng tin.

Alice có thể đang nói rằng, "Bố đã làm tổn thương con, vì vậy con sẽ làm tổn thương bố" - theo cách riêng mà cô bé biết. Đây là mục tiêu thứ 3 trong số 4 mục tiêu sai lầm: trả đũa.

Xác định mục tiêu trả đũa

Bố của Alice đã bị sốc, rằng Alice cố ý đổ nước ra sàn. Anh đã cố hết sức mình để cho Alice đi ngủ trong khi vợ anh đi làm về muộn, và bây giờ, trên tất cả mọi thứ, anh cảm thấy đau lòng. Anh tiếc là đã phát vào mông Alice. Anh đã không muốn làm điều đó, nhưng anh đã không biết làm gì khác để phản ứng lại hành vi của cô bé.

Điều đầu tiên, Alice có cố tình đổ nước ra sàn không? Trẻ làm đổ rất nhiều thứ. Việc điều khiển các cơ của chúng vẫn đang phát triển. Nếu như người cha hiểu được bản chất phát triển trong việc làm đổ nước của Alice, anh có lẽ đã hiểu rằng đơn giản Alice có một tai nạn, hay là mắc một lỗi; anh có lẽ đã giúp cô bé lấy một miếng bọt biển thấm nước để lau dọn vũng nước bẩn đó đi. Cùng nhau làm việc để lau sạch chỗ nước tràn có thể làm cho Alice quên đi sự vui chơi, và dễ dàng mặc bộ đồ ngủ vào.

Thậm chí nếu như Alice cố tình làm đổ nước ra sàn, thì việc phát vào mông cô bé không thể giúp được gì cho vấn đề. Hành động phát vào mông dạy cho trẻ rằng lẽ phải thuộc về kẻ mạnh. Điều này có thể tạo ra rất nhiều phản ứng, và hầu hết những phản ứng đó đều không như mong đợi. Trong trường hợp này, hành động phát vào mông gây ra sự trả đũa. Cả Alice và cha đều cảm thấy bị tổn thương.
Bất cứ khi nào người lớn cảm thấy đau lòng bởi một hành vi của một đứa trẻ, thì rất có thể là đứa trẻ đó cũng đang cảm thấy đau lòng. Khi bạn kiểm tra những cảm xúc và phản ứng của cha và cả sự đáp lại của Alice, bạn có thể nhìn thấy những dấu hiệu của mục tiêu trả đũa. Khi bạn tưởng tượng về đứa trẻ có mục tiêu trả đũa, bạn thấy một chiếc mũ bóng chày màu đen quay trở ra sau. Ở đằng sau có viết lời cầu xin là: "Hãy giúp con, con đang bị tổn thương; hãy hiểu cho những cảm xúc của con!"

Sự động viên cho những đứa trẻ đang muốn tìm kiếm sự trả đũa

-          Xử lý những cảm xúc đau lòng

-          Xin lỗi nếu như bạn gây ra nỗi đau này

-          Lắng nghe những cảm xúc của trẻ

-          Đảm bảo chắc chắn thông điệp của tình yêu thương được gửi đi

-          Hãy sửa chữa, không viện lý do

Đáp lại thông điệp bị mã hóa

Khi người lớn có thể bắt đầu nhìn thấy một đứa trẻ bị tổn thương, họ sẽ cảm thấy thôi thúc để đáp lại đứa trẻ đó theo cách khác đi. Thay vì nhượng bộ theo cách mong muốn, trả đũa, hay trừng phạt, người lớn có thể lựa chọn cách đưa ra sự quan tâm và giúp đỡ. Nếu như một đứa trẻ đang cảm thấy tổn thương, thì có ý nghĩa gì, khi làm cho đứa trẻ đó cảm thấy tồi tệ hơn nữa?

Xử lý những cảm xúc đau lòng

Đầu tiên, người cha có thể hướng tới điểm mấu chốt của vấn đề bằng cách xử lý những cảm xúc đau lòng của Alice. Người cha có thể nói: "Bây giờ trông con như là đang cảm thấy rất đau lòng. Bố cá là điều đó cũng làm đau lòng bố, cũng như khi bố phát vào mông con." Bước vào trong thế giới của cô bé, và thấu hiểu những cảm xúc của bé, là đang công nhận sự hợp lý của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy được thấu hiểu, có quyền sở hữu và quan trọng.

Xin lỗi nếu như bạn gây ra nỗi đau này

Cha của Alice thật sự rất yêu con gái, và anh ngay lập tức thấy hối hận vì đã phát mông cô bé. Thái độ của anh sẽ làm cho Alice thay đổi niềm tin của mình, khi anh chịu trách nhiệm cho chính hành vi của mình bằng việc xin lỗi. Người cha có thể nói với Alice rằng cha đã sai khi cha phát vào mông con. Người cha có thể đảm bảo lần nữa với Alice rằng đó là sai lầm đối với những ai làm tổn thương nhau, thậm chí cả khi họ đang tức giận hay đang bị tổn thương.

Đáp lại niềm tin đằng sau hành vi của một đứa trẻ (thay vì đáp lại chính hành vi ấy, bằng sự trừng phạt hay những lời thuyết giảng), sẽ đòi hỏi bạn phải từ bỏ địa vị "cao quý" của mình, và phải kiểm soát được trẻ.

Bạn cũng phải khẳng định với chính bản thân mình, rằng sự dạy dỗ và động viên là những đáp lại hiệu quả hơn trừng phạt. Tạo nên sự thay đổi này - đặc biệt nếu như bạn được nuôi dưỡng với những tư tưởng lạc hậu - sẽ mất thời gian. Hãy kiên nhẫn với chính bản thân mình, công nhận lỗi lầm của mình, và luôn sẵn lòng học hỏi từ những lỗi lầm đó.

Nếu như bạn chưa bao giờ phải trải qua việc xin lỗi một đứa trẻ, hãy nén lại sự kiêu hãnh của bạn, hãy thừa nhận rằng người lớn không phải lúc nào cũng đúng, và hãy xin lỗi ở lần tiếp theo bạn mắc lỗi với trẻ.

Trẻ rất nhanh chóng chấp nhận tha thứ, và bạn có thể phát hiện ra rằng những cái ôm, và tiếp đến là những lời xin lỗi, sẽ mang cả hai đến gần nhau hơn.

Lắng nghe những cảm xúc của trẻ

Người cha có thể dành chút thời gian để quan sát kỹ lưỡng con gái bé nhỏ của mình. Anh có thể chú ý thấy môi của Alice đang chìa ra, cằm đang run lên, và những giọt nước mắt bắt đầu lấp đầy trong mắt. Người cha có thể hỏi Alice - với sự quan tâm chân thành - cô bé đang cảm thấy thế nào. Nếu như cô bé quá nhỏ để nói rõ ràng những cảm xúc của mình, anh có thể hỏi cô bé rằng liệu cô bé có nghĩ rằng cha không yêu cô bé không. Alice có thể đáp lại với một ngôn ngữ có lời (hoặc không lời). Điều này để cho người cha biết rằng anh đã hiểu chính xác. Điều đầu tiên anh có lẽ hỏi là Alice tại sao lại té nước lên sàn. Cô bé có thể giải thích - "nó bị đổ", hoặc "đó là một tai nạn." Hầu hết tình trạng đang tức giận của người cha sẽ bị tan chảy đi, khi nghe được câu trả lời như vậy. Khi người cha và Alice có một cuộc nói chuyện giống như thế này, thì họ đang phát triển tính thành thật.

Khi một đứa trẻ đang cảm thấy bị tổn thương, thì rất khó khăn để cho trẻ có thể dịu đi những cảm xúc của mình, rồi đi đến giải quyết vấn đề. Bởi vậy, điều quan trọng cần thực hiện đầu tiên là chỉ ra được những cảm xúc đó.

Đảm bảo chắc chắn thông điệp tình yêu được gửi đi

Người cha có một cơ hội để nói với Alice rằng anh yêu cô bé nhiều đến mức nào, và cô bé quan trọng như thế nào đối với anh. Khi một đứa trẻ đang cảm thấy tổn thương, thì cái thông điệp này có thể làm được rất nhiều để chữa lành vết thương. Người cha cũng có thể chia sẻ với cô bé rằng anh đã cảm thấy thế nào. Khi người cha có thể lắng nghe và tôn trọng những cảm xúc của cô bé, sau đó cũng giải thích những cảm xúc của mình, thì cả hai người sẽ học được rất nhiều điều về nhau. Sự kết nối tình yêu giữa hai cha con được hàn gắn lại.

Nếu như người cha thử làm những ý tưởng mới này, anh sẽ chỉ thấy chính bản thân mình càng xích lại gần hơn với con gái, khi họ cùng nhau đọc một câu chuyện lúc đi ngủ. Thậm chí một sự trải nghiệm đau lòng có thể được chữa lành, khi thông điệp của tình yêu và sự quan tâm được gửi đi.

Hãy sửa chữa, không viện lý do

Dù Alice có cố tình đổ nước ra sàn hay không, một khi người cha và Alice xử lý được những cảm xúc của mình, họ sẽ cần phải dọn dẹp đống bừa bộn đó. Người cha có thể đề nghị giúp đỡ cô bé lau sạch đống nước, hay đưa cho cô bé một cái giẻ lau sàn hoặc một miếng bọt biển thấm nước, để cô bé có thể tự làm điều đó. Nếu như Alice khóc, và lại đáp lại bằng những cảm xúc đau lòng, người cha có thể biến tình huống này thành một cơ hội để dạy cô bé bằng lòng tốt và sự bền bỉ (còn hơn là tiếp tục vòng quay trả đũa,) tiếp tục giúp cô bé lau dọn vũng nước, và sau đó không nói một lời nào về lịch trình thời gian ngủ của cô bé.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mục tiêu tỏ ra không có đủ năng lực:’ con từ bỏ” (10/12)
 Chương X: Những mục tiêu sai lầm ở trường Mầm Non (10/12)
 Những mục tiêu sai lầm ở trường Mầm Non: Những trận tranh giành quyền lực ở trường (10/12)
 Chương XI. Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Cậu không được đến sinh nhật tớ đâu!” (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Những nạn nhân và những kẻ hay bắt nạt (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Này, nhìn tớ này!” – phô trương tài năng (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Xác nhận và nói rõ những cảm xúc (10/12)
 Chương XII. Trẻ mầm non và giờ ngủ: Chấm dứt trận chiến giờ ngủ (10/12)
 Trẻ Mầm Non và giờ ngủ: Thực hành thời gian biểu (10/12)
 Chương XIII: "Con không thích!” - Trẻ mầm non và việc ăn uống (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i