Kỷ luật tích cực với con cái
   Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Này, nhìn tớ này!” – phô trương tài năng
 

Một vài đứa trẻ dường như được thừa hưởng “gien con công”. Chúng thể hiện tính khí này thông qua việc khoe khoang các món đồ của chúng, cách tốt nhất để tạo cảm giác thành công với người khác.

Câu hỏi: Đứa con trai 4 tuổi của tôi dường như là hoàn toàn quên đi mọi thứ chúng tôi đã dạy nó khi nó ở cùng với những người bạn cùng lứa khác. Nó quá kích động khi ở cùng bạn, nó cố gắng phô diễn bằng việc cố ý làm những hành vi sai trái trước sự có mặt của các bạn. Nó làm thinh với tất cả mọi người lớn, và chỉ dừng những hành động cư xử ngốc nghếch khi cùng tôi quát nạt thật to. Chúng tôi có thể làm gì đây để dừng lại hành vi cư xử này?

Trả lời: Con trai của bạn đang ngày càng trở nên quan tâm đến việc tiếp xúc với bạn bè, hơn là chú ý đến những người lớn, điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của bé. Hiểu được thực tế này sẽ giúp bạn quyết định được cần phải làm thế nào để đáp lại những hành vi cư xử ngốc nghếch của con bạn

Hãy dừng việc quát mắng to tiếng để có được một khởi đầu tốt. Khi bạn muốn có sự chú ý của con bạn, hãy giữ con ở bên cạnh một cách nhẹ nhàng và tốt bụng, cúi xuống vừa với tầm quan sát của con, và tạo nên sự tiếp xúc bằng mắt. Hãy giải thích vấn đề, nói điều bạn muốn con bạn làm, và điều bạn sẽ làm. Nói cách khác, hãy giải thích rằng việc la hét trong nhà phải được dừng lại. Nếu như còn tiếp diễn, bạn sẽ đưa trẻ về nhà. (Nếu như trẻ không sẵn lòng rời đi, bạn có thể đi sang một phòng khác với trẻ, nơi mà trẻ có thể tự bình tĩnh lại trước khi quay lại tiếp tục trò chơi.) Kế hoạch này chỉ thực hiện được nếu như bạn có thể nói với trẻ bằng sự tôn trọng và riêng tư. Trẻ sẽ không cố tiếp tục cư xử sai nữa nếu như bạn làm theo điều đó.

“Con phù hợp ở vị trí nào?” – Tầm quan trọng của thứ tự sinh trong gia đình

Gia đình chính là phòng thí nghiệm đầu tiên, nơi trẻ có thể thực hành những kỹ năng xã hội – và anh chị em ruột là những người có mặt trong phòng thí nghiệm đó. Vị trí của trẻ trong gia đình là một nhân tố quan trọng trong cách trẻ tiếp xúc với các mối quan hệ trong gia đình, và với thế giới rộng lớn hơn bên ngoài gia đình.

Trong những năm mẫu giáo, trẻ đưa ra rất nhiều quyết định về chính mình và những người khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của trẻ. Trẻ đang tự hỏi chính mình, “Con phải làm gì để tìm ra quyền sở hữu của con, và tầm quan trọng của con trong gia đình – và với cả những người bạn của con nữa? Con có dễ thương và đáng yêu hay không, hay là con ít đáng yêu? Con có đủ tốt hay không, hay là con phải tiếp tục chăm chỉ hơn – hay là con phải từ bỏ đây?” Trẻ mẫu giáo sẽ mang những câu trả lời cho những câu hỏi đó vào trong thế giới xung quanh, và chúng sẽ thực hành điều chúng đang học khi chúng khám phá các mối quan hệ xã hội.

Những trân chiến của anh chị em ruột

Những anh chị em ruột là một điều may mắn hay là một tai ương đối với trẻ? Thỉnh thoảng, hầu hết trẻ con đều phân vân điều đó. Anh chị em ruột mãi mãi là anh chị em ruột; hầu hết trong số chúng sẽ sống lâu hơn những bậc cha mẹ; và những đứa trẻ thường học được những bài học đầu tiên của mình về tình bạn thông qua những mối quan hệ với anh chị em ruột.

Thật là ấm lòng khi nhìn thấy cậu con trai Timmy 18 tháng tuổi chạy đến chỗ người chị 4 tuổi và nói, “Em yêu chị!” Nhưng cũng thật không ấm lòng khi thấy Timmy dứt tóc của chị Beth, khi cô bé đang cô gắng cứu lấy quyển sách ưa thích nhất khỏi đôi tay đang giữ chặt lấy của cậu em. Khi trẻ từ 3 đến 6 tuổi, những cuộc chiến của anh chị em ruột là kết quả của những kỹ năng xã hội chưa chín chắn, những cách cư xử sai trái để tìm một vị trí trong gia đình, và những phản ứng của những người lớn có liên quan,

Dạy dỗ các kỹ năng xã hội là rất quan trọng đối với những người anh chị em ruột, đặc biệt bởi vì khía cạnh đang chia sẻ tình yêu và sự quan tâm duy nhất của một người bố/ mẹ dẫn đến những xung đột. (Hãy chú ý rằng cuộc chiến của anh chị em không giống như sự ganh đua của anh chị em ruột. Sự ganh đua giữa anh chị em ruột là những quyết định mà mỗi trẻ tạo ra dựa trên thứ bậc sinh và vai trò trong gia đình của đứa trẻ đó – và có thể là một cơ sở bị ẩn đi đối với những cuộc chiến giữa anh chị em ruột.)

Sẽ là có ích khi những bậc cha mẹ học cách quan sát cuộc chiến giữa anh chị em thường là vì cái gì. Thỉnh thoảng trẻ đánh nhau vì chúng đang theo dõi mối quan hệ của chúng với nhau. Những bậc cha mẹ có thể không đóng vai trò là người cứu giúp bằng cách rời khỏi phòng. Hãy đến một nơi nào khác trong một lúc để không phải đóng vai khán giả.

Nếu như cấp độ ồn ào và tình trạng lộn xộn là quá lớn để có thể lờ đi, hãy cho con bạn một cái ôm ấm áp, bạn có thể nghĩ rằng, “Cái gì cơ, trao giải thưởng cho chúng vì sự đánh nhau à?” Không phải vậy. Nếu như trẻ đang tranh giành vì sự quan tâm của bạn, hãy cố tỏ ra ngạc nhiên, Trong khi ôm chúng, hãy nói “Mẹ cá là cả hai con đang muốn được mẹ quan tâm. Lần tới, hãy nói cho mẹ biết bằng lời chứ đừng làm đau nhau.” Cư xử theo cách ngạc nhiên có thể làm trẻ chú ý hơn đến những lời bạn nói – và đó luôn luôn là cảm giác tuyệt vời khi được ôm ấp.

Vì cả 2 đứa trẻ đều có liên quan, hãy cư xử với chúng theo cùng một cách. Hãy để chúng có một khoảng thời gian tĩnh lặng để dịu bớt cảm xúc. Đừng cố gắng là quan tòa hay phân xử; đừng quan tâm gì đến chuyện đi trinh thám khi bạn đang nuôi một đứa trẻ mẫu giáo. Khi các con của bạn sẵn sàng hòa hợp, chúng sẽ không tranh giành nhau nữa. Bạn đã chuyển thông điệp từ “Ai được yêu hơn?” thành “Làm đau nhau thì không tốt rồi.”

 

Một bậc cha mẹ có con cái đang tranh cãi nhau có thể sử dụng một trong số 3 cách sau đây

-          Hãy bỏ đi. Bạn có thể lựa chọn việc rời khỏi chỗ 2 đứa trẻ đang tranh cãi nhau. Thật là tuyệt vời khi bao nhiêu đứa trẻ dừng việc tranh giành nhau khi chúng mất đi khán giả. Đừng quá ngạc nhiên nếu như chúng đi theo bạn. Đó là lý do tại sao Rudolf Dreikurs gợi ý rằng nhà tắm là một phòng quan trọng trong căn nhà – thỉnh thoảng nó là phòng duy nhất có một cái khóa chốt cửa. Nếu như các con bạn đập thình thịch vào cửa, bạn có thể muốn nhảy vào vòi nước hoặc nhét khăn giấy vào tai trong khi đọc một cuốn tiểu thuyết hay. Nếu như bạn làm những phương pháp này, sẽ là một ý hay để nói cho con bạn biết rằng đây là điều bạn sẽ làm khi chúng đánh nhau.) Sau đó bạn có thể sẽ nói chuyện với các con về chuyện đánh nhau, và giải quyết vấn đề này trong một buổi họp gia đình.

-          Hãy chịu đựng. Đây là một việc khó bởi vì nó có nghĩa là vẫn ở nguyên trong phòng, mà không nhảy ra căn ngăn cuộc chiến hay sửa chữa vấn đề. Khi trẻ đang đánh nhau trong xe ô tô, chịu đựng điều đó nghĩa là tấp xe vào lề đường và đọc một lúc, nói với bọn trẻ rằng “Mẹ sẽ lái xe ngay sau khi các con sẵn sàng ngừng cuộc chiến.” Điều khó là giữ cho miệng của bạn không hét lên cho đến khi chúng nói chúng sẵn sàng.

-          Kết thúc cuộc chiến. Nếu như mọi thứ dường như đang trở nên quá nóng, và bạn lo lắng về sự an toàn của bọn trẻ, bạn có thể để cả hai đứa trẻ dịu bớt lại cảm xúc ở nơi nào đó, hoặc là chúng có thể đi ra ngoài để tiếp tục trận chiến nếu như chúng muốn. Hoặc là chúng có thể “kết thúc trận chiến”, một lựa chọn mà chúng đưa ra ở bất kỳ thời điểm nào.

Kỹ năng xã hội chia sẻ

Chia sẻ không phải là điều dễ dàng. Hầu hết chúng ta biết rằng người lớn cũng hay đấu tranh với khái niệm này, và đối với những trẻ mẫu giáo thì chia sẻ là một thử thách đang diễn ra trong sự phát triển các kỹ năng xã hội. Khi mà chúng ta lưu ý đến nó, thì chia sẻ cũng bị ảnh hưởng bởi các thái độ về văn hóa và xã hội. Ở các nền văn hóa phương Tây, hầu như chẳng ai muốn có những thay đổi để đón chào một người em mới, hoặc là sẵn lòng không chơi thứ đồ chơi mình thích nhất nữa. Những kỹ năng này bị ảnh hưởng ngang bằng nhau bởi những thái độ “của tôi” và giá trị cao được đặt ở chủ nghĩa cá nhân. Những mong muốn thường tăng lên trong suốt những năm cuối mẫu giáo. Những đứa trẻ mẫu giáo lớn đang bắt đầu cho rằng chúng không phải là trung tâm của vũ trụ, và ý tưởng này hoàn toàn không được chào đón.

Rất nhiều người lớn không có nhiều sự kiên nhẫn với những trẻ mà chưa lĩnh hội được kỹ năng chia sẻ, và trong nhiều nền văn hóa thì sự ích kỷ như vậy sẽ không thể nghĩ tới. Dù vậy, việc học để chia sẻ đang là một quá trình phát triển, và đang diễn ra mà cần có sự huấn luyện kỹ năng, nhiều sự thực hành, và rất nhiều kiên nhẫn từ người lớn.

Câu hỏi: Con trai 3 tuổi của tôi hay gây phiền toái ở trường, tranh giành nhau với những đứa trẻ khác. Con trai tôi không đánh chúng nhưng nó không chịu chia sẻ đồ chơi. Nó không nghe theo giáo viên. Một ngày thì có vẻ ổn, nhưng ngày tiếp theo thì nó không chịu cho bất kỳ đứa trẻ nào đến gần những thứ đồ chơi “của nó”. Tôi phải làm thế nào để con tôi hiểu được rằng điều mà nó đang làm là hành vi không thể chấp nhận được?

Trả lời: Dường như là bạn đang có một cậu con trai rất bình thường. Những đứa trẻ 3 tuổi chỉ đang học cách làm thế nào để chia sẻ, và chia sẻ là một kỹ năng khó để có thể làm chủ. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy không vui khi chúng ta không lấy được cái chúng ta muốn.

Một đứa trẻ cần có sự hướng dẫn kiên trì và rõ ràng, và trẻ cần được dạy dỗ hơn là thuyết giảng hay trừng phạt. Hãy nhớ rằng, trẻ vẫn chưa biết làm thế nào để đàm phán, thỏa hiệp hay tranh luận các vấn đề với người khác. Khi trẻ tranh nhau một món đồ chơi, người lớn thường bỏ đồ chơi ra khỏi cả hai đứa trẻ. Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng có nhiều bậc cha mẹ và giáo viên có thể giúp trẻ lĩnh hội được kỹ năng quan trọng này.

            Trẻ cần phải học sử dụng lời nói để hỏi xin thứ mà trẻ cần. Những người lớn có thể tách hai đứa trẻ ra sau một cuộc tranh chấp. Khi trẻ bình tĩnh lại, hãy cố luyện tập cho chúng việc làm thế nào để hỏi xin một món đồ chơi đề chơi. Ví dụ, một đứa trẻ có thể hỏi, “Tớ có thể chơi những hình khối này được không?” Một câu đáp lại với yêu cầu của người bạn cùng lớp có thể là, “Tớ vẫn chưa chơi chúng xong.” Sau đó bạn có thể dạy trẻ những kỹ năng đàm phán, “Bạn có chơi với chúng trong 5 phút nữa không?” hoặc là “Bạn có muốn cùng chơi với tớ không?” Sự đào tạo như vậy là rất quan trọng để trẻ có thể học được kỹ năng chia sẻ.

 

Nhiều khả năng hơn để tạo nên hòa bình

-          Mời trẻ đưa vấn để này vào cuộc họp lớp/ gia đình.

-          Sau một thời gian làm dịu bớt cảm xúc, hãy hỏi trẻ những câu hỏi tò mò (những câu hỏi thường bắt đầu bằng “cái gì”, “tại sao”, “như thế nào”) để giúp trẻ khám phá ra điều gì đã xảy ra, chúng cảm thấy thế nào về điều đó, và chúng học được gì từ đó, và bây giờ chúng có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào.

-          Hãy dạy cho trẻ biết sử dụng lời nói. Điều này có nghĩa là người lớn sẽ hành đông như những người huấn luyện – không phải là người thuyết giảng, hay là trọng tài.

 

Cãi nhau

Bạn đã bao giờ xem một cuộc vật lộn, cào cắn, hay đánh nhau của những chú chó con? Có thể bạn sẽ đứng cười những chú chó con ấy, và nhìn thấy hành vi hiếu chiến của chúng như là điều bình thường và thậm chí là dễ thương. Tuy nhiên, khi trẻ tranh cãi hay đánh nhau, những bậc cha mẹ thường ít vui thích hơn. Nhưng việc thử nghiệm những ranh giới và sự không nhất trí với nhau, là điều bình thường đối với những đứa trẻ, cũng giống như với những chú chó con vậy.

Khi trẻ ở giữa độ tuổi 3 tuổi rưỡi và 6 tuổi, việc cãi vã có thể là có ích để biết liệu nó có giúp được trẻ có được cảm giác tốt hơn. Có thể đặt vấn đề đó vào trong cuộc họp gia đình, đây không phải như là sự trừng phạt mà là một cơ hội để trẻ làm dịu bớt cảm xúc và bình tĩnh lại. Sau đó bạn có thể hỏi trẻ để khám phá những cảm xúc của chúng, và chỉ rõ ra cho trẻ thấy những cảm xúc đó là gì, và để trẻ đưa ra những phương pháp giải quyết vấn đề đó cho lần sau. Chẳng có ích gì khi người lớn mất bình tĩnh, đổ lỗi hay trừng phạt, thuyết giảng, hay là để trẻ tự nhảy vào cuộc xung đột.

Dạy những đứa con những kỹ năng xã hội với cùng một sự quan tâm sẽ làm cho chúng có thể chơi được với nhau một cách hòa thuận – ít nhất là hầu hết thời gian. Khi trẻ học hỏi qua những tấm gương tốt và được đào tạo, trẻ có thể làm theo khá tốt những con người đó trong thế giới xung quanh chúng.

Khi anh Conners nhìn thấy 2 đứa trẻ 5 tuổi đang vật lộn với nhau ở trường, anh đã phát hiện ra một cách rất sáng tạo để giải quyết cuộc đánh nhau giữa 2 đứa trẻ. Anh chộp lấy ngay một cái micro đồ chơi, chạy đến chỗ 2 cậu bé và nói, “Xin lỗi, tôi là một phóng viên cho bản tin lúc 6h. Mỗi người trong số các bạn có sẵn lòng dành 30 giây, để nói cho khán giả đang lắng nghe tất cả cuộc đánh nhau này là về cái gì không? Anh để mirco tới gần một cậu bé, và nói cậu bé hãy nhìn vào chiếc camera tưởng tượng.

Cậu bé đã lấy tinh thần của trò chơi và bắt đầu kể câu chuyện của cậu. Khi 30 giây trôi qua, anh Conners đã chuyển cái mirco sang cậu bé tiếp theo. Khi 30 giây nữa kết thúc, anh nhìn vào chiếc camera tưởng tượng và nói, “Ồ, thưa khán giả, hãy quay trở lại vào ngày mai để khám phá xem những cậu bé này giải quyết vấn đề của họ như thế nào.”

Sau đó anh Conners quay về phía 2 cậu bé và nói, “Hai bạn có sẵn lòng quay trở lại sau để kể cho khán giả của chúng ta về việc 2 bạn giải quyết vấn đề này như thế nào không? Với nụ cười toe toét trên khuôn mặt của 2 cậu bé, cả hai cậu đã nhất trí và cùng nhau chạy đi để thực hiện một giải pháp – điều này sau đó đã được phỏng vấn với chiếc camera tưởng tượng. Anh Conners đã biến một cuộc tranh cãi thành một cơ hội để trẻ học những kỹ năng xã hội.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Xác nhận và nói rõ những cảm xúc (10/12)
 Chương XII. Trẻ mầm non và giờ ngủ: Chấm dứt trận chiến giờ ngủ (10/12)
 Trẻ Mầm Non và giờ ngủ: Thực hành thời gian biểu (10/12)
 Chương XIII: "Con không thích!” - Trẻ mầm non và việc ăn uống (10/12)
 "Con không thích!” - Trẻ mầm non và việc ăn uống: Thời gian biểu dành cho bữa ăn (10/12)
 Chương XIV: Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Câu chuyện dài kỳ về kỹ năng vệ sinh (18/8)
 Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Tầm quan trọng của việc kiên nhẫn (18/8)
 Chương XV: Lựa chọn (và chung sống cùng) những cơ sở chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm Non (18/8)
 Sống với quyết định bạn đã chọn về trung tâm chăm sóc trẻ (18/8)
 Chương XVI: Những buổi họp với trẻ Mầm Non (18/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i