Kỷ luật tích cực với con cái
   Chương XIV: Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Câu chuyện dài kỳ về kỹ năng vệ sinh
 

Tiếp tục câu chuyện dạy trẻ đi vệ sinh

Bạn có thể đang nghĩ rằng, "Đợi chút nào! Đến 3 tuổi rồi mà trẻ vẫn chưa được dạy đi vệ sinh sao?" Ồ, không nhất thiết như vậy đâu. Thói quen tắm rửa và vệ sinh vẫn còn là những vấn đề nhận được nhiều quan tâm đối với những đứa trẻ và bố mẹ của chúng khi trẻ hơn 3 tuổi - hay thậm chí 4 tuổi.

Hãy thư giãn

Con của bạn vẫn đang đóng bỉm, và ngày càng có nhiều trẻ con hàng xóm không còn phải đóng bỉm nữa. Bạn nên làm gì?


Bạn có nên để con bạn tiếp tục giữ thói quen này vì con là như vậy không? Bạn có nên tránh gây ra những cuộc chiến quyền lực không? Bạn có nên cùng con tham gia vào việc giải quyết vấn đề để tìm ra điều gì phù hợp với con - và làm thế nào để dọn sạch những đống bừa bộn khi con mắc lỗi? Hay là bạn cảm thấy ngượng ngùng, hay bạn muốn cạnh tranh với hàng xóm, và cố gắng bắt con làm điều mà bạn cho rằng con phải làm?

Nếu như câu trả lời là có ở cuối mỗi câu hỏi trên đây, có thể bạn đang tham gia vào một cuộc chiến quyền lực. Xem lại phần những cuộc chiến quyền lực ở những chương trước có thể có ích cho bạn đấy. Vệ sinh cá nhân là một trong số các công việc có lẽ là "bướng bỉnh nhất" mà một đứa trẻ sẽ chứng minh cho bạn thấy rằng "mẹ không thể bắt con làm."

Câu hỏi: Tôi có một cậu con trai bây giờ đang cần được huấn luyện không mang bỉm nữa. Hai tháng trước bé tròn 3 tuổi. Bé không thích dùng bồn cầu. Bé cũng chẳng tỏ ra có dấu hiệu khi nào bé cần đi vệ sinh, nhưng bé sẽ nói với tôi khi nào phải thay bỉm. Tôi cảm thấy rất chán nản. Hãy làm ơn cho tôi một vài lời khuyên!

Trả lời: Chúng tôi có thể nghe thấy sự tuyệt vọng của bạn. Thật là khó để thay bỉm cho những đứa trẻ đang trưởng thành hơn. Những đứa trẻ phát triển theo những lịch trình của riêng chúng, mà việc đi vệ sinh có liên quan đến những lịch trình đó. Sự trì hoãn việc tự đi vệ sinh của con bạn đang bị thổi phồng quá đáng bởi sự chán nản của bạn. Cuối cùng cậu bé sẽ làm được thôi, nhưng sẽ cần nhiều sự kiên nhẫn của bạn hơn nữa, Chúng tôi biết bạn hoàn toàn có thừa.

Có lẽ thật khó khi phải cố gắng không nhấn mạnh đến vấn đề này. Con trai của bạn có thể đọc được những ngôn ngữ không lời của bạn, và biết rằng thói quen tự đi vệ sinh của cậu bé là rất quan trọng với bạn - điều này gây ra một cuộc chiến quyền lực. Trong khi đó, vào thời điểm cậu bé cần phải thay đổi, hãy chỉ cho cậu những cách mà cậu có thể vượt qua được tình huống khó khăn này. Cậu bé có thể tự tắm rửa và lau khô người, giúp lau sạch nước dính quanh bồn cầu, và sau đó tự rửa tay. Ngay lúc đó, hãy khen con, và tán dương những việc khác trong cuộc sống con đã làm được. Hãy nhấn mạnh sự tin tưởng của bạn, rằng một ngày nào đó con bạn sẽ sử dụng được bồn cầu. Cậu bé cũng cần cả sự động viên nữa.

Bạn sẽ thấy ngạc nhiên sao thời gian trôi đi thật nhanh vậy, khi bạn bỏ đi tâm trạng của mình đối với vấn đề con đang tập sử dụng bồn cầu. Việc bỏ đi tâm trạng này của bạn sẽ làm mất đi những cuộc chiến quyền lực, và thực sự đẩy nhanh tiến độ học sử dụng bồn cầu của con. Trẻ con sẽ cảm thấy thích thú hơn nhiều trong việc tập sử dụng bồn cầu, khi được phép làm theo thời gian biểu của chính chúng - và khi chẳng có gì để chống lại. Một phần lớn của việc bỏ đi tâm trạng không thoải mái và thư giãn, là phải biết rằng một loạt các vấn đề có thể gây ra thất bại tạm thời.

Những thất bại: "HỤP!"

Khi một đứa trẻ đang trải nghiệm những điều mới mẻ - một ngôi trường mới, một ngôi nhà mới, hay là một người em ruột mới - thì thất bại trong tập sử dụng bồn cầu là quá bình thường. Một môi trường mới hay một hoạt động kích thích đặc biệt, có thể làm một đứa trẻ không chú ý đến những biểu hiện của cơ thể; những sự kiện lớn của cuộc đời khác như là chết, ly dị, ốm, hay đi du lịch cũng có thể tác động đến việc đi vệ sinh. Tất cả những sự kiện này đại diện cho những điều chỉnh chính trong cuộc đời một đứa trẻ, và những vấn đề về vệ sinh thường xếp sau để ưu tiên giải quyết thay đổi.

Thái độ của bạn với vai trò là một người cha/mẹ, một người giáo viên sẽ làm thay đổi tất cả các vấn đề trong cách con bạn giải quyết nhiệm vụ khó khăn này. Hãy thử tưởng tượng xem, một đứa trẻ sẽ cảm thấy lẫn lộn và chán nản thế nào, khi nó không chỉ mất kiểm soát với cơ thể mình, mà còn phải đối mặt với sự tức giận, cũng như thất vọng của cha mẹ.

Thời gian nào là tốt nhất?

Một nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện Nhi của Philadelphia đã chỉ ra rằng: trẻ em dễ dàng có được những kỹ năng đi vệ sinh, khi cha mẹ chúng lựa chọn đúng thời điểm để bắt đầu dạy dỗ. Khi trẻ bắt đầu tập đi vệ sinh trước 27 tháng tuổi, thì quá trình này sẽ mất một năm hoặc hơn; khi trẻ bắt đầu tập luyện ở độ tuổi giữa 27 tháng tuổi và 36 tháng tuổi, thì quá trình này sẽ mất từ 5 đến 10 tháng. Theo như nghiên cứu này, thời gian tốt nhất để dạy trẻ đi vệ sinh là khi một đứa trẻ sắp đến sinh nhật 3 tuổi. Mất khoảng 5 tháng để dạy sử dụng bồn cầu cho một đứa trẻ, khi nó bắt đầu luyện tập ở độ tuổi 33 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi.

Khi được mời làm phù dâu trong đám cưới của dì, cô bé Tara lúc đó mới 4 tuổi. Cô bé đã mặc một một chiếc áo dài trắng đáng yêu, đã được may rất đặc biệt cho chính cô bé, kết hợp với khăn che mắt bằng ren, và một chiếc vòng đeo cổ bằng ngọc trai xinh xắn. Mọi người mỉm cười và gật đầu với cô bé, khi cô bé bước xuống lối đi giữa hai hàng ghế đang trải đầy cánh hoa hồng, và Tara đã đỏ bừng mặt với sự chú ý và náo nhiệt này.

Sự đón nhận của mọi người quả là tuyệt vời, và Tara đã cảm thấy xúc động bởi sự hân hoan xung quanh cô bé. Cô bé đã bò xuống dưới một cái bàn, và lắng nghe những người lớn đang nói chuyện. Khi cô bé nhận thức được một điều gì đó mà cô bé đã lơ đi cả buổi chiều, trước khi cô bé có thể đứng lên, điều đó đã xảy ra: cô bé đã đi đại tiện, và làm bẩn mất cái váy dài trắng đáng yêu.

Khi mẹ của Tara phát hiện ra bé, cô đã rất kinh hoàng. Cô đã kể chuyện cho những người dì và bà của cô bé: "Tôi không thể tưởng tượng nổi cái gì ở trong Tara nữa, con bé không bao giờ được làm điều này thêm lần nào nữa." Quay sang cô con gái đang khóc, cô nói với giọng đầy trách móc: "Con nên cảm thấy xấu hổ với chính mình đi!" Tara đã được thay bộ quần áo cũ, và suốt cả ngày phải trốn gặp mọi người.

Khi trẻ con gặp phải những rắc rối trong việc đi vệ sinh, điều tệ nhất chúng ta có thể làm là trở thành một người khán giả không tán thành. Mẹ của Tara có thể lặng lẽ đưa cô bé ra ngoài, giúp cô bé thay đồ, và giải thích với con gái rằng đôi khi sự kích động làm chúng ta quên làm những thứ chúng ta cần làm.



Thật là khôn ngoan khi mang theo một bộ quần áo thay thế, trong giai đoạn con đang học sử dụng bồn cầu. Kiên nhẫn và cho con tình yêu thương, sự chấp nhận vô điều kiện, chính là một điều hữu ích vô hạn. Một khi bạn biết tính toán dựa vào đồng hồ cá nhân của con, cho con những bộ quần áo phù hợp, và những đồ dùng bé có thể sử dụng, thì đã đến lúc thư giãn, tổ chức ăn mừng cho thành công, và đồng cảm với những thất vọng của con.

Chứng táo bón

Kiểm soát việc đi đại tiện là một vấn đề khác, khi một người cha/mẹ muốn đẩy nhanh thời gian huấn luyện, nó có thể gây ra những sự rắc rối. Một vài đứa trẻ sẽ không chủ động thải ra được phân của chúng, đôi khi điều này sẽ gây hại cho cơ thể.

Bà của Quentin đã nói rất nhiều về vấn đề tập luyện sử dụng bồn cầu, hầu hết điều này là nói với mẹ của cậu bé Quentin. "Tất cả các con của mẹ đều được tập luyện sử dụng bồn cầu lúc 2 tuổi." Bà nói một cách không tán thành, và liếc về phía cậu bé Quentin 3 tuổi, trong khi người mẹ đang thay bỉm cho cậu.

Vì vậy mà mẹ của Quentin đã lao vào một cuộc chiến huấn luyện hoàn toàn. Quentin được cho vào trong nhà vệ sinh vài lần mỗi ngày, trong khi mẹ ngồi xuống gần đó, và thúc giục cậu bé. Quentin đã lớn lên với tâm trạng thù ghét cái nhà vệ sinh đó, và mẹ của cậu bé cũng vậy. Cô đã động viên, đe dọa, và cả la mắng; nhưng con trai cô đã đáp lại bằng việc không tạo ra kết quả như mong muốn - bất cứ ở đâu hay bất cứ khi nào. Thậm chí, Quentin đã sớm đánh mất đi khả năng đáp lại những biểu hiện của cơ thể, và không còn nói cho ai biết khi nào cậu bé cần đi đại tiện.

Một ngày, trong cuộc khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ khám cho Quentin đã thông báo cho cậu và người mẹ một tin là: đường ruột của cậu bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng, với phân bị tắc nhiều trong ruột. Rất nhiều dầu y tế và hàng chục lần bơm thụt ruột đã được làm để chữa bệnh, và cả mẹ và con trai đã phải rơi nhiều nước mắt - điều mà có lẽ không bao giờ cần phải xảy ra.

Chẳng bao giờ là có ích khi ép con làm những việc liên quan tới đi vệ sinh. Nếu như con của bạn chống đối, đầu tiên hãy tìm ra nguyên nhân tự nhiên, hay môi trường. Con của bạn có ăn chất sơ để làm cho việc đi đại tiện được bình thường hay phân mềm hơn không? Nếu không, hãy chuyển sang dùng các loại hoa quả có chứa sơ ví dụ như đào hay hoa mơ ướp mật. Một thìa đầy nước quả mận trộn với những loại thức ăn khác có thể giúp con bạn. Hãy cho con ăn quả kiwi hàng ngày, và phân của con bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng. Những đứa trẻ có thể sẽ không ăn ngũ cốc như là nho khô nghiền, hay là những loại thức ăn có chứa hàm lượng chất sơ cao, trừ khi những món này được nướng trong bánh nướng xốp. Hãy cho con ăn ít những sản phẩm từ sữa hay nước táo hơn, những thứ này có khả năng gây táo bón.
Những hãy thật cẩn thận: đừng gây ra thêm một cuộc chiến quyền lực mới, khi cố gắng ép con ăn những loại thức ăn đó nhé! Hãy đưa những món đó ra như một sự lựa chọn, luôn luôn để sẵn những món đó, và đừng ép trẻ ăn.

Cũng có thể là con bạn đang trải qua một sự căng thẳng quá mức. Những thay đổi lớn trong cuộc sống có ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong gia đình. Một người mẹ đang quan tâm quá mức đến căn bệnh ở giai đoạn cuối của chính cha mình, thì không thể tạo nên được sự gắn kết giữa cuộc chiến mà cô phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng này, với những rắc rối về vấn đề đi vệ sinh mà con trai cô đang trải qua. Mặc dù là cậu con trai đã được huấn luyện sử dụng bồn cầu thành thạo, nhưng cậu bé lại bắt đầu gặp phải những rắc rối hàng ngày trong việc đi vệ sinh. Khi khủng hoảng gia đình tự nó trôi đi, thì những vấn đề của cậu con trai cũng biến mất.

Còn về những mong muốn đặt vào một đứa trẻ thì sao?

Gia đình nhà Mackey chiều theo tất cả mọi quyết định của đứa con 4 tuổi của họ. Họ hỏi cô con gái: "Chúng ta nên ăn tối ở đâu nhỉ?, "Bố và mẹ có nên đi chơi tối nay không?", "Con có muốn đi tới trường sáng nay không?" Một loạt những câu hỏi đó cứ diễn ra và lặp lại. Cô bé này đã phải chịu chứng táo bón nghiêm trọng, vì cô bé cảm thấy bị lấn át bởi tất cả những quyết định đều đặt lên vai cô bé. Cha mẹ của cô lo lắng rằng đưa ra những giới hạn sẽ hạn chế cô bé quá nhiều. Họ đã đi quá xa đến một định hướng khác, làm cho cô bé phải trải qua tình trạng kiệt quệ vô cùng lớn.



Đẩy một đứa trẻ vào tình trạng phải làm quá nhiều công việc, bằng việc đăng ký cho con một loạt những lớp học dài vô tận, có thể gây cho con căng thẳng. Cũng tương tự như vậy, hi vọng vào sự hoàn hảo sẽ làm con cảm thấy lo lắng.

Mặc dù một vài đứa trẻ thể hiện sự thích thú của mình trong việc học hỏi những kỹ năng mới ngay từ ban đầu, nhưng ép con phải làm như vậy thì sẽ gây ra sự mất mát về tinh thần. Một trong những biểu hiện cụ thể nhất mà trẻ thể hiện khi bị căng thẳng kéo dài, là những rắc rối trong việc tập luyện đi vệ sinh.

Cuối cùng, những hành động kiểm soát đóng vai trò quan trọng, trong vấn đề duy trì tình trạng phân. Hãy tránh những cuộc chiến quyền lực, trao quyền cho con trong những cách tích cực, và khuyến khích sự hợp tác, sẽ làm cho việc xử lý những rắc rối của việc đi đại tiện cũng hiệu quả như giải quyết những vấn đề khác trong cuộc sống gia đình.

Những khó khăn khác

Trẻ con mắc phải những vấn đề khác như tăng động giảm chú ý, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, thường có tỷ lệ phần trăm cao kết hợp với những vấn đề về kiểm soát đường ruột. Những điều kiện về thể chất hay sinh học cũng có thể ảnh hưởng đến việc đi vệ sinh. Dưới đây là một vài lời khuyên có thể giúp ích cho bạn.

Một đứa trẻ đang gặp khó khăn trong việc đi đại tiện có thể được thư giãn và bớt căng thẳng, nếu như đứa bé thổi bong bóng trong khi đang ngồi trong nhà vệ sinh. Thật khó để vừa rặn vừa thổi cùng một lúc nhỉ! Thổi một chiếc kèn acmônica sẽ tạo ra lợi ích tương tự.

Một vài đứa trẻ cần sự dạy bảo dần dần để làm chủ vấn đề. Khi bạn chú ý thấy con bạn đang muốn đi vệ sinh, hãy đưa con tới nhà vệ sinh. Điều này có thể tạo ra một sự kết hợp thoải mái và tích cực.

Nếu như con bạn lo lắng về chính cái nhà vệ sinh, hoặc là sợ hãi bởi tiếng ồn của âm thanh nước chảy, hay sợ ngã xuống, thì hãy tìm cơ hội để nói chuyện nhẹ nhàng với con về những nỗi sợ hãi của con. Hãy ở bên con, đợi cho đến hết tiếng chảy ở trong bồn cầu sau khi con đi vệ sinh, và giúp con thấy được rằng cơ thể của con to hơn cái lỗ của bồn cầu (hoặc là hãy cho con bạn một cái ghế ngồi bệ xí, nếu như điều đó giúp con cảm thấy an toàn hơn). Bằng việc điều chỉnh những cảm xúc của con, bạn có thể làm thúc đẩy và cải thiện được việc tập luyện đi vệ sinh, mà không gây ra những cuộc chiến quyền lực, hay làm con cảm thấy xấu hổ và chán nản. Việc đi vệ sinh có thể là khó hơn đối với một số trẻ để có thể học được. Thật đơn giản, hãy biết rằng con của bạn không phải là người duy nhất trải qua những khó khăn như vậy, nó có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề rắc rối này.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Tầm quan trọng của việc kiên nhẫn (18/8)
 Chương XV: Lựa chọn (và chung sống cùng) những cơ sở chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm Non (18/8)
 Sống với quyết định bạn đã chọn về trung tâm chăm sóc trẻ (18/8)
 Chương XVI: Những buổi họp với trẻ Mầm Non (18/8)
 Những lời khuyên đặc biệt giúp cho việc họp lớp hiệu quả (18/8)
 Chương 17: Thế giới bên ngoài: Đối phó với ảnh hưởng của công nghệ và văn hóa (18/8)
 Thế giới bên ngoài: Tivi – Bạn hay kẻ thù? (18/8)
 Thế giới bên ngoài: Nuôi dưỡng con cái tốt trong thế giới công nghệ (10/12)
 Chương 18: Khi con bạn cần những sự giúp đỡ đặc biệt (10/12)
 Những biệt hiệu: Đang tự hoàn thành những dự án (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i