Không có hai đứa trẻ nào hoàn toàn giống nhau. Tất cả trẻ nhỏ đều đồng thời có cả quyền lợi và nghĩa vụ riêng, và tất cả trẻ em đôi khi cũng cần được động viên hay giúp đỡ đặc biệt. Nhưng một vài trẻ ở tuổi mẫu giáo còn có những nhu cầu vượt xa sự nuôi dạy hàng ngày. Trẻ được sinh ra với những sự khác nhau về thể chất, tinh thần, hay nhận thức. Cha mẹ và giáo viên của trẻ phải học hỏi để có thể dành cho trẻ một kỷ luật tốt bụng và bền bỉ, sự gắn kết, sự động viên, và cả sự giúp đỡ đặc biệt đối với những nhu cầu duy nhất của riêng trẻ.
Có những đứa trẻ mà dường như là cuộc sống của chúng khó khăn hơn so với những trẻ khác. Chúng đánh nhau ở trường; chúng gặp vấn đề trong việc kết bạn; chúng dường như không thể có được những kỹ năng cơ bản. Một vài trẻ không bao giờ chịu ngừng vận động và đấu tranh để kết nối với người lớn và những người bạn; còn một số trẻ khác thì dường như là chẳng thích thú với thứ gì. Những đứa trẻ này có lẽ cần nhiều hơn không chỉ là những kỹ năng nuôi dạy tốt. Chứng bệnh thiếu chú ý (ADD) với tính hiếu động thái quá và không có tính hiếu động thái quá, hội chứng dị tật bẩm sinh do rượu hoặc thuốc lá, chứng bệnh tự kỷ, chứng rối loạn thống nhất cảm giác, rối loạn trao đổi chất, chứng khó phối hợp động tác, và những chứng bệnh ảnh hưởng đến phát triển khác đang nằm trong số những bệnh của trẻ em mà các trường mẫu giáo, các gia đình và giáo viên có thể bắt gặp. Bạn có thể làm như thế nào khi con bạn cần được giúp đỡ đặc biệt?
Kiểm tra kỹ lưỡng hơn
Đối với một số gia đình, những năm mẫu giáo của một đứa trẻ có thể tạo ra gánh nặng từ sự căng thẳng và lo lắng.
Lisa sẽ không bao giờ quên những chuyến đi nửa đêm tới bệnh viện đáng sợ đó, khi khuôn mặt nhỏ bé của đứa con Sandy nổi lên sắc xanh. Hội chứng Asthma đã đe dọa sẽ lấy cắp Sandy khỏi Lisa trong suốt thời kỳ bé còn ẵm ngửa và lúc chập chững biết đi. Bây giờ, khi ngồi xem cô con gái 4 tuổi đang rượt đuổi quanh sân, và thình lình ngã xụp xuống trong một đống bụi, Lisa phải học cách để giúp cô bé tự khám phá và lớn lên, trong khi cô vẫn tiếp tục quan tâm đến sức khỏe của con.
Carol và Brad đang chịu khổ sở về chứng nói lắp của con trai họ. Cho dù rất nhiều người khuyên họ lờ đi cái ngôn ngữ như bị tra tấn của con trai Jesse, nhưng cả hai bậc làm cha làm mẹ này vẫn cảm thấy cần phải hành động bảo vệ quyết liệt khi những người lớn và những đứa trẻ khác nghe cậu bé đang cố gắng để nói điều gì đó. Nỗi đau của họ không chỉ làm cho Jesse cảm thấy lo lắng hơn. Nói theo một cách khác, vấn đề của cậu bé có phải là do lỗi của họ?
Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhanh chóng đổ lỗi cho chính mình khi con họ gặp phải những vấn đề lặp đi lặp lại. Những nhu cầu đặc biệt liên quan đến cách cư xử hay phát triển sẽ tạo ra lo lắng, cảm giác có tội, và sự lộn xộn trong gia đình, và có thể đòi hỏi sự chữa trị tốn kém về cả tiền bạc lẫn thời gian. Cảm giác tội lỗi sẽ không giúp được cho bạn và con bạn. Những thông tin và sự giúp đỡ đúng đắn sẽ giúp bạn để cho cảm giác tội lỗi biến mất, và thay vào đó là hành động có lợi. Tất nhiên, bước đầu tiên nên là một sự đánh giá về thể chất hoặc thần kinh của bác sĩ chuyên khoa về lĩnh vực bạn quan tâm.
Nếu như chính cách hành xử của con gây rắc rối cho bạn, thì thường tốt nhất là phải bắt đầu tại ngay lúc khởi đầu có con. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những thông tin đã được đưa ra trong cuốn sách này. Hãy xem xét tuổi và mức độ phát triển của con. Hãy đánh giá cách nuôi dạy con cái và những mong muốn của chính bạn dành cho con. Hãy xem xét tính khí của con, những nhu cầu đặc biệt, và khả năng của con. Đồng thời hãy xem xét đến khả năng có thể có những thông điệp đã bị mã hóa trong cách hành xử của con. Sẽ là khôn ngoan khi viết ra những quan sát của bạn để chia sẻ chúng với các chuyên gia. Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ tìm ra những biểu hiện để hiểu hành vi của con, ở một chỗ nào đó trong những thông tin được ghi ra này. Nhưng nếu bạn đã xem xét cẩn thận những thông tin này, và bạn nhận thấy rằng dường như con bạn cần có được sự giúp đỡ nhiều hơn nữa, thì bạn cần có thêm thời gian để quan sát kỹ hơn.
Sự thực của những nhu cầu đặc biệt
Carlo là một cậu bé khó khăn ngay từ khi bắt đầu. Cậu bé không bao giờ chịu ngừng vận động, phản ứng lại thái quá với mọi tiếng ồn, và gặp vấn đề về chăm sóc, vì mọi thứ đều làm rối trí cậu bé. Richard 4 tuổi thì lao qua tất các phòng học của trường, và dường như là bị giật mình bởi âm thanh của tiếng chuột nhảy trong lồng, ngay cả khi cậu bé đang ngồi tô màu quanh phòng. Cassie thì không thể ngồi yên hay chú ý điều gì quá 5 phút, cho dù cô bé có cố gắng đến mức nào.
Những đứa trẻ này có lẽ không phải là đang có hành vi cư xử sai; chúng có thể đang đấu tranh với những điều mà cực kỳ khó khăn đối với chúng. Những triệu chứng được biết đến là chứng bệnh thiếu chú ý, với tính hiếu động thái quá (ADD) hoặc không có tính hiếu động thái quá, là một loạt những hành vi cư xử lâu dài kinh niên. Nó không xuất hiện suốt đêm, cũng không giới hạn đối với trẻ nhỏ.
Dù vậy, hãy cẩn thận trong việc cố gắng chẩn đoán bệnh của chính con bạn. Theo như một vài ước tính của các chuyên gia, 5% đến 10% dân số có thể mắc ADD, nhưng những triệu chứng như là khó khăn trong việc ngồi yên và chú ý, hoặc là hành động bốc đồng thì không phải là những bằng chứng có tính kết luận. (Hãy nhớ rằng tất cả những tính cách này đơn giản có thể là những biểu hiện của những tính khí khác nhau và sự phát triển bình thường; thực tế rất nhiều chuyên gia y khoa sẽ không chẩn đoán một biểu hiện là bệnh ADD cho đến khi đứa trẻ đó ít nhất ở độ tuổi học tiểu học.) ADD (hoặc là sợ hãi về nó) thường mang nhiều bậc cha mẹ đang tuyệt vọng đến các văn phòng tư vấn, đến những lớp nuôi dạy con cái và đến những cánh tay sẽ chữa kỳ diệu căn bệnh của con, và nói chung là người ta thừa nhận ADD bị chẩn đoán quá mức. Rất nhiều trẻ đang bị điều trị bởi vì chúng không thể ngồi yên ở một độ tuổi khi chúng không được dạy ngồi yên. Thỉnh thoảng, những bậc cha mẹ và giáo viên gây ra những cuộc chiến quyền lực, bằng việc yêu cầu và kiểm soát trẻ quá mức. Họ không đưa ra những lựa chọn hoặc là để cho trẻ cùng giải quyết vấn đề. Thường thường những đứa trẻ sẽ bình tĩnh khi cha mẹ và giáo viên có phương pháp kỷ luật và những kỳ vọng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Tất nhiên có rất nhiều trẻ mắc chứng ADD thực sự. Một đứa trẻ có bất cứ nhu cầu đặc biệt gì, thì hiểu biết về những yêu cầu đó là thực và không phải là kết quả của sự nuôi dạy nghèo nàn, thiếu thốn sự dạy bảo, hoặc là một hành vi cư xử sai sẽ mang đến nhiều giải tỏa. Xác định liệu nhu cầu của trẻ có phải là quá trình đang chọn lọc, mà bắt đầu với việc xem xét tất cả những sự đa dạng đã được nêu ra trong suốt quyển sách này. Sự thực là thậm chí nếu như một đứa trẻ đã được chẩn đoán thì tất cả những công cụ kỷ luật tích cực và các kỹ năng sẽ giúp đỡ trẻ rất nhiều, hãy thêm vào bất kỳ những sự giúp đỡ đặc biệt nào mà trẻ muốn.
Tất cả những đứa trẻ cho dù có những nhu cầu đặc biệt hay không, thì đều cần cảm thấy được cảm giác về quyền sở hữu, sự chấp nhận vô điều kiện, và sẽ có lợi từ việc dạy dỗ, sự động viên và hiểu biết của cha mẹ. Tất cả có thể được giúp đỡ để phát huy được khả năng tiềm ẩn đầy đủ nhất, và trở thành những con người hạnh phúc. Những bậc cha mẹ mà có những trẻ gặp phải bất kỳ chứng bệnh kinh niên nào thì đều trải qua cảm giác chán nản, buồn khổ, cũng như là lo lắng. Họ cũng cần phải phát triển những kỹ năng liên quan đến chuyên ngành. Biết rằng bạn không cô đơn sẽ tạo nên những điều kỳ diệu, và hãy tìm những thông tin để tìm kiếm sự giúp đỡ và trợ giúp.
Con tôi ổn chứ?
Các bác sĩ nhi khoa đã học được rằng các bậc làm cha mẹ thường là người phán đoán tốt nhất về sự phát triển của con. Bởi vì sự can thiệp sớm sẽ là cần thiết trong việc điều trị những nhiều bệnh thuộc phát triển của trẻ, bản năng và những lo ngại của bạn về con luôn luôn là đáng chú ý. Mắc phải chứng tự kỷ hoặc là những rối loạn liên quan đến tự kỷ đang tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, và cứ 500 trẻ được sinh ra sẽ có 1 trẻ mắc phải chứng bệnh này. Trong khi một bác sĩ cần được đào tạo thì mới có thể chẩn đoán được chứng tự kỷ, thì bạn có thể tra cứu để lấy ý kiến của một chuyên gia nếu bạn trả lời không với phần lớn các câu hỏi sau đây:
Con bạn có nhận ra và đáp lại những khuôn mặt quen thuộc không?
Con bạn có sử dụng ngón tay để chỉ hoặc cho bạn thấy một điều gì đó không?
Con bạn có quay đầu về phía bạn khi bạn gọi tên không?
Con bạn có bắt chước những hành động, cử chỉ điệu bộ, và những biểu hiện nét mặt của bạn không?
Con bạn có tiếp xúc mắt với bạn không?
Con bạn có hứng thú với những đứa trẻ, những người và vật thể khác không?
Con bạn có đáp lại nụ cười, sự âu yếm, và những cử chỉ của bạn không?
Con bạn có cố gắng thu hút sự chú ý của bạn đối với những hoạt động của con không?
Con bạn có đang tiếp thu ngôn ngữ và học để giao tiếp với bạn không?
Những điều khác phải chú ý bao gồm sự bối rối, việc mất nhiều thời gian để bắt đầu ở một nơi, và sự thất thường có tính quy luật. Tất nhiên những triệu chứng thì không chắc chắn chỉ rõ một vấn đề; nhưng những can thiệp sớm là cần thiết đối với những chứng bệnh thuộc phát triển. Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn không phát triển đúng quy luật thì đừng ngần ngại hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa.
Mamnon.com