Kỷ luật tích cực với con cái
   Những sự khác biệt vô hình
 

Hãy xem xét kỹ hơn nữa trường hợp những đứa trẻ bị mắc chứng ADD. Bởi vì những đứa trẻ mắc chứng ADD thường bốc đồng và khó ngồi yên, cách cư xử của chúng bị gắn biệt hiệu điển hình là "hành vi cư xử sai trái" (đặc biệt là ở trung tâm chăm sóc trẻ) và những người khác nhanh chóng đưa ra những phương pháp chữa trị gồm có cả thuốc men. Những bậc cha mẹ thường sẽ tự kết tội mình là thực hiện việc nuôi dạy con cái không hiệu quả; họ cũng cảm thấy có tội và tin rằng họ không biết làm cha mẹ. Có lẽ khó khăn nhất là họ đang sống với đứa con mà họ rõ ràng là rất yêu thương, nhưng với đứa con bé bỏng này, họ đã phải đấu tranh trong một thời gian quá dài.

Khi chẩn đoán chính xác chứng bệnh ADD thì có thể đó là một bước chữa lành đáng kể cho cả cha mẹ và con. Điều đó nghĩa là con họ không phải là có tính phá hoại hay ngang ngạnh. Những hành vi cư xử khó chịu có thể được hiểu như là một triệu chứng để vượt qua, hơn là một loạt những hành động xấu có ý thức. Một đứa trẻ mắc chứng ADD không phải là một kẻ gây rối, thậm chí ngay cả khi hành vi của trẻ có gây nên rắc rối.

Hãy tưởng tượng bạn là một đứa trẻ nhỏ, và đôi khi vì nhiều lý do bạn không hiểu, bạn trở lên buồn khủng khiếp, bạn bắt đầu gào thét và đấm đá. Sự mất kiểm soát của bạn sẽ không gây sợ hãi chứ? Cha mẹ của bạn có thể nghĩ rằng bạn tức giận là vì bạn không thể có một món đồ chơi bạn muốn, hoặc là bạn không muốn tắt tivi khi bạn bị bảo phải làm thế, hoặc là bạn đã nghĩ rằng giáo viên đã la mắng bạn một cách không công bằng. Họ cũng có thể ám chỉ bạn đã sai ở một vài điểm hoặc là "tồi tệ". Không khó để hiểu một đứa trẻ tại sao lại bắt đầu nghĩ chính mình là "tồi tệ". Sự thực là sợ hãi. Đứa trẻ đó hầu như không có khả năng kiểm soát hành vi của mình bất chấp hoàn cảnh nào. (Hãy nhớ rằng tất cả những đứa trẻ đấu tranh để xác định và quản lý cảm xúc của mình; những kỳ vọng của người lớn thường là không có thực.)

Học để hiểu được những khó khăn mà một đứa trẻ phải đối mặt không có nghĩa là bạn nên bỏ qua những hành vi cư xử sai trái. Thực tế, việc có được những kỳ vọng rõ ràng và hợp lý, làm theo bằng sự tốt bụng và kiên trì là điều rất cần thiết. Những bậc cha mẹ và giáo viên có thể học để đáp lại theo nhiều cách tích cực mà không làm trẻ tự nghĩ mình là một "đứa bé tồi." Cần khẳng định một lần nữa, rằng tất cả những đứa trẻ luôn luôn cần sự gắn kết và động viên, bất chấp chúng có những nhu cầu đặc biệt gì hay trong hoàn cảnh nào.

"Tránh xa hành vi cư xử sai trái"

Dee có 2 con gái. Con gái nhỏ là Mikayla 6 tuổi và được chẩn đoán là mắc chứng ADD. Sheila là con gái lớn, 9 tuổi và không mắc chứng ADD. Trước khi họ đi mua sắm, Dee dành thời gian để đưa ra những mong muốn của cô với 2 con gái. Cô nhận thấy điều này đặc biệt giúp ích cho Mikayla. Cô bé gặp khó khăn trong việc chuyển trạng thái (một đặc điểm chung của những trẻ mắc ADD - và những trẻ có tính khí "chậm thích nghi"). Họ cũng thảo luận về những hành vi cư xử thích hợp và cái họ sẽ mua.

Vào một buổi chiều muộn, Dee làm theo lịch trình mua sắm thông thường với hai cô con gái. Mikayla vẫn nhớ thỏa thuận của họ, rằng đây không phải là ngày họ sẽ có những que kem ốc quế, và cô bé tự hào nhắc nhở với mẹ về thực tế này. Tuy nhiên, tại một cửa hiệu, Mikayla nhìn thấy một đứa bé đang rất hạnh phúc liếm láp một que kem ốc quế. Trong đầu của Mikayla, việc nhìn thấy một đứa bé khác đang có một que kem nghĩa là tự cô bé muốn có một que. Một cơn giận sớm bùng phát. Điều gì xảy ra với thỏa thuận của Mikayla là ngày hôm nay sẽ không có kem?

Hành vi cư xử sai trái hay nhu cầu đặc biệt?

Câu hỏi: Con gái tôi hiện nay 4 tuổi, cô bé đang gặp một vấn đề trong việc mặc quần áo. Con tôi phàn nàn rằng quần áo của con làm "đau" con. Mất 15 phút để đi tất, hết cởi ra rồi đi vào, thường là xảy ra một cơn tức giận, bởi vì con tôi nói rằng chúng làm đau bé. Điều tương tự diễn ra với việc mặc quần áo trong. Tôi đã cố gắng mua tất cả mọi loại quần áo trong và tất, cũng như là cho phép con đi đến cửa tiệm và cho con tự lựa chọn vào buổi sáng. Con tôi bảo tôi cắt hết những cái mép lộ ra của quần áo vì những cái mép đó làm đau con. Tôi đã thử giúp con mặc quần áo, tôi lờ đi khi con tháo tất ra, nhưng liệu có thể làm gì khác nữa?

Trả lời: Một số trẻ đấu tranh với cách mà cơ thể của chúng đang thực hiện những thông tin về cảm giác. Trong khi những phàn nàn của con gái bạn dường như là tầm thường, hoặc là theo như bạn nghĩ là như vậy, nhưng chúng có thể là có thật; có thể cô bé thực sự cảm thấy những cái tất làm đau cô bé. Có một chứng bệnh được biết đến là rối loạn thống nhất cảm giác có thể đang ảnh hưởng đến con bạn. Mặc dù không có một sự thống nhất nào đối với những biểu hiện cụ thể của sự chẩn đoán này; nhưng có những sự chữa trị có thể giúp con bạn. Hãy nhờ tư vấn từ một chuyên gia, hoặc là một bác sỹ nhi khoa chuyên về thần kinh để có thêm thông tin. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ có ích trên mạng.

Quan trọng nhất là hãy chấp nhận con bạn thực sự quả thực cảm thấy đau, và hãy chống lại sự cám dỗ muốn tham gia vào cuộc chiến quyền lực với con. Coi hành vi cư xử của con là một vấn đề về nuôi dạy con cái sẽ không giúp ích gì; hãy chấp nhận những phàn nàn của con và tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ bé.

Sự bốc đồng về tính cách của chứng bệnh thiếu chú ý dịch chuyển hầu hết "những mong muốn" ngay lập tức thành "những nhu cầu", nhưng quan trọng là phải nhớ rằng điều này là phù hợp cho phát triển đối với trẻ mẫu giáo. Đây là một vấn đề của cấp độ. Tất cả những đứa trẻ đều cư xử bốc đồng nhiều lần và hầu hết đều thể hiện những đặc điểm mang triệu chứng ADD. Nhưng được cho là mắc ADD khi những đặc điểm này thể hiện một cách liên tục, đứa trẻ không thể kiểm soát, và không có nguyên nhân tâm lý nào (Helping your hyperactive/ADD Child của tác giá John Taylor, tái bản lần 2, NXB Prima, 1997).

Dee dừng việc mua sắm lại và hỏi Mikayla rằng, liệu cô bé có thể tự mình kiểm soát được bản thân không, hay là họ nên rời khỏi cửa hiệu. Cơn nổi giận vẫn tiếp tục, vì vậy người mẹ và hai con gái đi khỏi cửa tiệm, và Mikayla thì đang đánh và la hét. Cơn giận nổi lên trong xe; khi họ về nhà, Mikayla chạy vào phòng và đóng sầm cửa. Lúc này Dee đang đấu tranh để giữ bình tĩnh. Cô tức giận, chán nản, và kiệt sức. Sheila bị tổn thương và thất vọng và đang nghĩ rằng "tôi đã chẳng làm gì để làm hỏng buổi đi mua sắm cả. Tại sao tôi phải bị lỡ mất chuyến đi chơi đó?" Thật khó để không nghĩ về cô em gái với những suy nghĩ này, khi cô em gái đã cư xử như vậy.

Điểm quan trọng cần chú ý là Dee không làm hư hỏng cả hai cô con gái. Cô không đáp lại những hành vi cư xử không hợp lý bằng việc bỏ đi những thỏa thuận đã đưa ra. Chẳng có gì sai với cách nuôi dạy con cái của cô.

Một vài bậc cha mẹ có thể nói rằng: "Ồ, nếu như con tôi hành động như vậy ở nơi công cộng, tôi chắc chắn sẽ để cho con tôi biết tôi đã cảm thấy thế nào về điều đó. Người mẹ đó nên phát vào mông con gái, và không mua kem cho con gái trong một tháng!" Nhưng hãy thử suy nghĩ một chút xem. Mikayla đã "tránh xa được" hành vi cư xử sai trái chưa? Sự trừng phạt và sự làm nhục con có giúp được cô bé thay đổi được hành vi trong tương lai không? Mikayla có muốn mất kiểm soát không? Cô bé có ý định cư cử sai không?

Có lẽ là rất khó đối với mẹ của Mikayla. Cô đang trải qua những cảm giác lẫn lộn của sự tức giận, tội lỗi, đổ lỗi, và phải giữ cảm giác này trong tâm trí. Nhưng Mikayla có lẽ trong tiềm thức không muốn coi thường mẹ. Cô bé biết mẹ làm theo những thỏa thuận đó. Xử lý một cách hiệu quả những hành vi của Mikayla nghĩa là xác nhận nhu cầu đặc biệt của cô bé.

Dee có thể làm gì? Khi cô và Mikayla bình tĩnh lại, họ có thể thảo luận điều đã xảy ra trong cửa hiệu. Họ cũng có thể thảo luận các cách Mikayla có thể giúp chị gái cảm thấy vui hơn. Có lẽ Mikayla có thể đề nghị làm một trong số những công việc của Sheila hoặc là chơi một trò chơi với chị. Sheila cũng có những nhu cầu mà không nên bị lờ đi.

Mikayla hầu như là luôn luôn cảm thấy tồi tệ khi cô bé mất kiểm soát về hành vi của mình; cô bé có thể cảm thấy sự bực tức và thất vọng của mẹ, và thật khó để cho người mẹ chịu đựng điều đó. Có lẽ điều quan trọng nhất mà Dee và con gái có thể làm bây giờ là phải thực hiện những cách giúp Mikayla đối mặt với những cảm xúc mất kiểm soát đó. ADD là một điều gì đó mà họ có thể cùng nhau thừa nhận và đối mặt; họ có thể lựa chọn là một gia đình, một người yêu thương và giúp đỡ người khác.

Dễ dàng để cho Mikayla cảm thấy cô bé là "tồi tệ" hoặc là "khó khăn" và bởi vì mẹ của cô bé là con người, nên đôi khi cô sẽ mắc lỗi và nói hoặc là làm nhữgn điều mà sau này cảm thấy hối tiếc. Nhưng như chúng ta đã thấy trước đó, những lỗi lầm không phải là tai họa. Và hành vi của Mikayla có thể là không sớm thay đổi. Đối mặt với sự thực, học những kỹ năng giải quyết, và tìm giúp đỡ sẽ giúp cho cả mẹ và con vượt qua những lúc khó khăn.

Nỗi thật vọng hay là tự hào

Việc nhận ra con không phù hợp với mong muốn của bạn đến như là một cú đánh vào cảm xúc. Nhưng một khi những người lớn cảm thấy sợ hãi về những biệt hiệu và sự phủ nhận của chính họ, họ có thể kéo căng rộng hơn đường chân trời, để khó thấy hơn những năng khiếu tuyệt vời mà con họ sở hữu. Chắc chắn là cần có thời gian và sự quyết đoán, nhưng bạn có thể học để thực hiện những điều hiệu quả, giúp cho những đòi hỏi giúp đỡ đặc biệt của con bạn. Những người mắc bệnh hen xuyễn và đái đường đã tham gia vào thế vận hội Olympic, và trở thành những vận động viên chuyên nghiệp; Temple Grandin, mắc chứng tự kỷ đã tạo ra được ánh sáng mới cho chứng bệnh tự kỷ và trở thành người nổi tiếng khi thiết kế ra những hệ thống quản lý động vật mới; và Thomas Edison bị cho là mắc chứng bệnh ADD. Thế giới này sẽ như thế nào nếu không có sự phát minh về điện của ông?

Về sự chữa trị thì sao?

Robert đã đấu tranh với con trai Charles đến mức tuyệt vọng. Khi Charles 5 tuổi, giáo viên của cậu bé nghi ngờ cậu bé có những đặc điểm thể hiện chứng bệnh ADD. Robert đã rất sợ hãi và rất khó chịu bởi cái gợi ý này. Anh đã đăng ký học các lớp nuôi dạy con cái, mua về một đống sách và làm điều tốt nhất là trở thành người cha tốt hơn.

Nhưng những vấn đề của Charles vẫn tiếp diễn. Đến khi lên 7 tuổi, cậu bé gặp những rắc rối về bài tập ở trường và về quan hệ bạn bè, và những khó khăn của cậu bé đang ảnh hưởng đến cả nhà. Mọi người dường như là căng thẳng và bức xúc; những tranh cãi diễn ra thường xuyên. Cuối cùng người cha quyết định đã đến lúc tìm kiếm sự giúp đỡ.

Lúc này, bác sĩ của Charles đã có chuẩn đoán rõ ràng về chứng ADD. Sau nhiều tháng tư vấn và thử rất nhiều phương pháp, Robert nhất trí thử điều trị thuốc. Trong một tuần, hành vi của Charles đã được cải thiện nhiều. Thật khó để cho Robert tin rằng những viên thuốc nhỏ bé đó lại có tác dụng như vậy với hành vi của con - và công bằng mà nói thì thật khó để thừa nhận con trai anh có thể cần loại giúp đỡ này. Nhưng bất cứ khi nào Charles quên uống thuốc, qua một vài tháng sau đó, hành vi cư xử của con cậu bé xấu hơn một cách nghiêm trọng. Robert bắt đầu nhìn con trai khác đi và chấp nhận đứa con trai thú vị. Charles cũng đang thay đổi, và cuối cùng có thể là chính mình, không còn là một đứa bé tuyệt vọng luôn đấu tranh với những ảnh hưởng của chứng ADD trong cuộc sống hàng ngày.

Chữa trị bằng thuốc có thể là một phần của phương pháp yêu thương và thấu hiểu để giúp một đứa trẻ mắc chứng ADD. Tuy nhiên, thậm chí chúng tôi là 3 tác giả đều có những ý kiến khác nhau liên qua đến thuốc. Điều này chỉ là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm nghiên cứu của bạn và quyết định cho bản thân rằng điều gì là tốt nhất cho bạn và con bạn.

Nói lại một lần nữa rằng hãy lắng nghe sự khôn ngoan từ bên trong; hãy tin vào kiến thức của bạn và tình yêu thương dành cho con. Hãy chắc chắn con hiểu được ADD là gì và điều đó không có nghĩa là con đang ốm hoặc là tồi tệ. Hãy sẵn lòng thay đổi điều không phù hợp cho gia đình. Hãy xây dựng một nhóm gia đình, bạn bè có khả năng giúp đỡ và những chuyên gia là những người có thể cho bạn bà con sự giúp đỡ bạn cần. Và hãy học tất cả để bạn có thể động viên con, sử dụng phương pháp kỷ luật tốt bụng, bền bỉ và những công cụ Kỷ luật Tích cực khác. Tự tin vào những kỹ năng nuôi dạy con cái của bạn sẽ giúp bạn và con rất nhiều.

Tầm quan trọng của việc tự chăm sóc

Cuối cùng thì hầu hết những đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt sẽ phải rời khỏi ngôi nhà và lao vào cuộc sống như những người trưởng thành độc lập. Chỉ khi bạn dạy con lập bảng biểu và làm những công việc phù hợp với độ tuổi thì lúc ấy bạn mới có thể cho phép con hiểu chính cơ thể mình và học để nuôi bản thân.

Marcus khi sinh ra đã mắc chứng rối loạn trao đổi chất. Bệnh này đòi hỏi cậu bé phải duy trì một chế độ ăn uống đặc biệt. Khi Marcus là một đứa bé chập chững bước đi thì ăn một bữa tối đặc biệt là dễ dàng, nhưng khi cậu bé lớn hơn và đi học mẫu giáo, cậu bé bắt đầu muốn ăn loại thức ăn mà các bạn của cậu thích. Thật không may là món pizza, bánh kẹp thịt, và những loại thức ăn thông thường khác lại gây ra nguy cơ nghiêm trọng đối với Marcus. Cha mẹ của Marcus là Darrel và Kemah trở thành người bảo vệ quá mức và kiểm soát cậu bé. Hàng ngày họ gói đồ ăn trưa cho con trai và đưa ra những bài thuyết giảng đáng sợ và chắc nịch về điều sẽ xảy ra nếu như cậu bé ăn không đúng đồ ăn. Các giáo viên ở trường của Marcus lo lắng cậu bé sẽ ăn một số món bị cấm khi họ chăm sóc cậu bé và quan sát mọi động thái của cậu bé như là những con diều hâu lo lắng.

Giống như hầu hết những đứa trẻ mẫu giáo, Marcus chọn vấn đề là hầu hết mọi chuyện đều đẩy cha mẹ vào trạng thái thể hiện quyền lực cá nhân. Cậu bé bắt đầu trao đổi đồ ăn trưa với các bạn ở trường. Các học sinh khác thấy đồ ăn đặc biệt của Marcus rất hấp dẫn, trong khi Marcus thì vui sướng ăn "giống như là một đứa trẻ bình thường". Tuy nhiên, khi Marcus phải có cuộc kiểm tra thử máu định kỳ thì trò lừa dối đã bị phát hiện.

Chuyên gia y khoa và nhà dinh dưỡng đã ngồi xuống nói chuyện với cha mẹ của Marcus - những người đang cảm thấy sợ hãi, và họ đưa ra một số ý kiến. Họ gợi ý rằng cha mẹ của Marcus nên để cậu bé tự chăm sóc cơ thể đặc biệt của mình, hơn là cố gắng kiểm soát hoặc là làm Marcus sợ hãi. Vì vậy Kemah và Darrel bắt đầu tập trung vào việc dạy Marcus biết về sự rối loạn của cậu. Họ đã mua một bộ dụng cụ cân đo nhỏ và dạy Marcus đong đếm và hòa trộn thức ăn đặc biệt của cậu bé - và tất nhiên với sự giám sát cẩn thận. Họ để cho cậu bé biết rằng họ hiểu về sự tò mò của con về những loại đồ ăn khác, và sự phản ứng lại của cơ thể về chứng rối loạn làm cho cậu bé khác đi, và đòi hỏi những cuộc kiểm tra máu thường xuyên; họ cũng dành thời gian đặc biệt ở bên cạnh con, để cùng con có những sự gắn kết hơn nữa với nhau.

Quan trọng nhất là Kemah và Darrel đã nhận ra rằng một ngày nào đó Marcus sẽ cần phải tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Họ cung cấp cho con những thông tin phù hợp, dạy con những kỹ năng, có giám sát mà không thuyết giảng, và nhấn mạnh niềm tin của họ vào khả năng ở con trai để đưa ra quyết định khôn ngoan. Trong khi những lỗi lầm liên quan đến thức ăn vẫn xảy ra hết lần này đến lần khác, nhưng những cuộc chiến sức mạnh đã không còn, và Marcus bắt đầu tập trung vào chơi môn thể thao trượt ván với những người bạn thân, hơn là lén lút trao đổi thức ăn.

Không bao giờ được để cho những đứa trẻ tự uống thuốc mà không có sự giám sát. Nhưng chúng có thể học để nhận ra những tín hiệu mà cơ thể và cảm xúc của chúng gửi cho chúng. Thậm chí những đứa trẻ nhỏ mắc bệnh hen xuyễn hoặc là những bệnh khác có thể nhận thức được những nhu cầu của cơ thể và chấp nhận sự chữa trị đặc biệt, và giúp tự duy trì sức khỏe của chúng. Khi những bậc cha mẹ cho phép con cái cùng tham gia và chịu trách nhiệm (tất nhiên là theo những cách phù hợp với độ tuổi), thì họ không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe của con trong tương lai, mà còn xây dựng cho con sự tự tin và cảm giác về năng lực của bản thân.

Tìm kiếm điều tích cực

Cho dù là những khó khăn về thể chất, hành vi hay tinh thần nào mà bạn và con bạn đang phải đối mặt, thì việc tập trung vào sự thiếu thốn này cũng sẽ chẳng giúp ích được gì. Hãy tìm sự giúp đỡ cho chính bản thân mình ,chăm sóc cho chính những nhu cầu của bạn, và chấp nhận, học hỏi từ lỗi lầm của bạn. Tự giáo dục mình, giáo dục con cái, và trao đổi thông tin với giáo viên về những đặc điểm ảnh hưởng đến con, rèn luyện cả tính hài hước và niềm hi vọng đối với những cuộc chiến hàng ngày, và giúp đỡ bất kỳ đứa con nào đang cần được giúp đỡ. Tóm lại, hãy cố gắng để khám phá và dạy con đạt được những phẩm chất làm con đặc biệt, duy nhất và tuyệt vời. Những phẩm chất đó luôn luôn ở đó - bạn chỉ phải quan sát và phát hiện ra chúng.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i