Kỷ luật tích cực với con cái
   Chương 17: Thế giới bên ngoài: Đối phó với ảnh hưởng của công nghệ và văn hóa
 

Thật khó để tưởng tượng, nhưng đã có một thời gian dài trong quá khứ, khi mà ti-vi và máy tính còn chưa xuất hiện, các gia đình đã giải trí bằng những hoạt động như đọc sách, cùng nhau quây quần quanh chiếc đàn piano để hát, và kể những câu chuyện. Chính bản thân bạn vào lúc này có thể đang muốn ước cho mình có được những khoảng thời gian đơn giản hơn giống như thế, nhưng cho dù bạn có thích hay không, thời gian đó vẫn sẽ không quay lại. Ti-vi, máy tính, internet, máy nghe nhạc kỹ thuật số hay điện tử đang ở đây, và chắc chắn là những trang thiết bị mới có mặt ở ngay trong nhà bạn. Trong những năm đầu đời của con bạn, bạn phải quyết định về việc đặt những thiết bị công nghệ hiện đại này ở đâu trong nhà. (Trong chương này, "thời gian ngồi trước màn hình" là ám chỉ đến thời gian con bạn ngồi xem ti-vi, sử dụng máy tính, chơi điện tử và các thiết bị điện tử khác.)

Hãy xem xét những thống kê ở các nước phát triển sau:

Trung bình một gia đình có 2,75 ti-vi.

60% trẻ em có một chiếc ti-vi trong phòng ngủ (bao gồm 20% trẻ ở trong độ tuổi 2 và 7).

Trung bình trẻ em và những trẻ vị thành niên xem ti-vi nhiều hơn 21 giờ một tuần, nghĩa là gần bằng ¼ tổng thời gian thức của một đứa trẻ.

Xem ti-vi có thể ảnh hưởng đến mức độ tập trung chú ý của trẻ.

Mỗi năm những nhà quảng cáo tiêu hết xấp xỉ 15 tỷ đô-là dành cho sản phẩm của trẻ em.

Sử dụng ti-vi làm hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Xem ti-vi quá nhiều có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh béo phì; trẻ càng dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình ti-vi thì trẻ càng có ít thời gian để vận động, sử dụng trí tưởng tượng của mình, và học các kỹ năng sống và kỹ năng xã hội.

Cho trẻ xem những hành động bạo lực trên ti-vi sẽ gây ảnh hưởng đến những hành vi cư xử hiếu chiến ở tuổi trưởng thành cho cả nam và nữ.

Rất nhiều trẻ đã biết cách sử dụng điều khiển từ xa ti-vi trước 3 tuổi. Những trẻ ở độ tuổi mẫu giáo trên thế giới đều học cách sử dụng máy tính, thiết bị giải trí điện tử, máy nghe nhạc, và như bị thôi miên khi ngồi trước màn hình ti-vi để xem phim hoạt hình, băng video, hoặc là chơi trò chơi điện tử kỹ thuật số. Thậm chí ở nhiều gia đình, ti-vi là một phần trong lịch trình đi ngủ của trẻ; hầu như các bậc cha mẹ điều không nhận thức được rằng xem ti-vi trước khi đi ngủ có thể làm nhiễu loạn kết cấu ngủ của trẻ. Một số đứa trẻ còn ngủ ngay trên sàn trước màn hình ti-vi chứ không phải trên chính chiếc giường của mình.

Những nhà thiết kế phần mềm nhanh chóng phát triển những chương trình "thuộc về giáo dục" cho trẻ em còn rất nhỏ, thúc giục những bậc cha mẹ sớm bắt đầu dạy con biết cách sử dụng máy tính. Một nghiên cứu của một chuyên gia người Anh cho biết: trong 10 năm tính từ năm 1995 đến năm 2005, số giờ trẻ em xem các chương trình ti-vi đã tăng lên gấp 10 lần. Thông qua kết quả này, những bậc phụ huynh khôn ngoan sẽ cân nhắc, liệu những chương trình ti-vi có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với cuộc đời của một đứa trẻ - hoặc là liệu cái ảnh hưởng đó sẽ được chuyển qua với ti-vi và quảng cáo. Điều gì có thể giành được những sở thích tốt nhất của trẻ?

Những đứa trẻ tiêu dùng

Đặc điểm của các chương trình quảng cáo ti-vi dành cho trẻ em: đầu tiên là tấn công lên màn hình, sau đó xuất hiện cả trên những hộp đựng đồ ăn trưa, những con thú bông đáng yêu mà trẻ âu yếm, và những đồ chơi hay thực phẩm ăn uống (thường là đồ ăn nhanh, kẹo, hay đồ uống có đường), có mang hình ảnh của các chương trình mà trẻ yêu thích. Đường phân chia ranh giới giữa việc quảng cáo tiếp thị và chương trình giải trí cho trẻ là ở đâu? Thật không may là không có đường ranh giới nào. Các thương hiệu lớn mất nhiều chi phí để sản xuất ra một chương trình dành cho trẻ em, nhưng không giống như người lớn, trẻ không có những quyển sách để kiểm tra thông tin, một quảng cáo kéo dài 30 giây cũng không có ảnh hưởng nhiều trong tâm trí của trẻ giống như những chương trình ti-vi làm cho trẻ ngưỡng mộ. Tự bản thân chương trình dành cho trẻ trở thành sự quảng cáo - đó chính xác là điều đang diễn ra.

Quảng cáo tiếp thị cho trẻ là một quá trình có tính toán. Những trẻ em từ 1 đến 4 tuổi được nghiên cứu trong những nhóm trọng tâm để xác định những kiểu mẫu vui chơi của trẻ. Sau khi được cho xem một chương trình mẫu, họ quan sát trẻ để xác định loại vui chơi nào trẻ sẽ tham gia. Họ quan sát xem trẻ có muốn xem chương trình giống như vậy không? Sau đó có thể là một lợi ích phụ của trò chơi mặc quần áo được thực hiện. Trẻ có muốn chơi trò bố mẹ âu yếm con không? Sau đó có thể là một món đồ chơi bằng bông để giúp cho việc âu yếm.

Đây là những ví dụ khá tốt để miêu tả chủ nghĩa thương mại với mục đích nhắm vào trẻ em. Những ví dụ kém lành mạnh hơn liên quan đến thương mại thì không được coi là những nhu cầu của trẻ. Những thực phẩm chứa đầy đường, những món đồ chơi phân định giới tính hay những món đồ rập khuôn là những sản phẩm thúc đẩy chơi bạo lực. Những vấn đề về chủ nghĩa thương mại thì có liên quan đến việc dạy dỗ con cái và chăm sóc con, bởi vì chúng có ảnh hưởng đến điều mà trẻ học và những quyết định của trẻ. Sự phát triển của trẻ cũng bị ảnh hưởng về mặt thể chất (qua những đồ ăn nghèo dinh dưỡng, những trò chơi kém lành mạnh) và tâm lý (qua sự giới hạn của những sản phậm rập khuôn) và đến trí thông minh (mất đi những theo đuổi có tính sáng tạo, hoặc không còn có thời gian đọc sách hay được kể chuyện).

Có một cách tinh vi khác mà phương tiện truyền thông làm ảnh hưởng đến trẻ cũng giống như với người lớn. Quảng cáo thường tạo ra sự không thỏa mãn với những thứ họ không có. Liệu bạn có phải xử lý việc con nằng nặc đòi một món đồ chơi búp bê công chúa tại trung tâm buôn bán lớn, bắt phải dừng lại một cuộc cãi cọ vào bữa ăn sáng với món ngũ cốc, hay là bạn thấy chính mình đang phải tách 2 con ra khỏi một cuộc chiến trong phim hoạt hình đang được tái diễn trên sân chơi không. Tất cả những thông điệp của truyền thông và hình mẫu trên phim đều ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

Không phải ngẫu nhiên mà những nhà quảng cáo nhắm mục tiêu vào những đứa trẻ cho sản phẩm của họ. Trẻ em có thể không có nhiều tiền tiêu, nhưng tất nhiên những nhà quảng cáo biết những ai tiêu tiền - và những đứa trẻ thường có thể nài nỉ, sử dụng mánh khóe để bắt bố mẹ mua đồ chơi, hay đồ ăn nhẹ. Bên cạnh những bảo vệ khác bạn dành cho con, hãy xem xét việc trở thành người chủ động hơn, bằng cách để cho những nhà quảng cáo biết khi nào bạn đang phản đối họ quảng cáo tiếp thị sản phẩm cho trẻ. Tiếng nói của bạn quả thực có giá trị.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thế giới bên ngoài: Tivi – Bạn hay kẻ thù? (18/8)
 Thế giới bên ngoài: Nuôi dưỡng con cái tốt trong thế giới công nghệ (10/12)
 Chương 18: Khi con bạn cần những sự giúp đỡ đặc biệt (10/12)
 Những biệt hiệu: Đang tự hoàn thành những dự án (10/12)
 Những sự khác biệt vô hình (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i