Hãy luôn nhận thức rằng việc bạn dạy con một cách tích cực những phẩm giá và kỹ năng bạn muốn con đạt được là điều hết sức cần thiết. Hãy giới hạn thời gian con xem ti-vi; hãy hỏi con nhìn thấy gì đang diễn ra khi xem một chương trình ti-vi, và thảo luận với con liệu những hành động trong chương trình đó có thích hợp không. Đồng thời bạn hãy khuyến khích con hỏi về những điều con nhìn thấy.
Dưới đây là một vài cách gợi ý để quản lý thời gian xem ti-vi và sử dụng các thiết bị công nghệ với trẻ nhỏ:
Giám sát thói quen của chính bạn
Thật là khó khi phải giới hạn thời gian con xem ti-vi, chơi điện tử, và sử dụng máy tính, khi mà bạn chưa bao giờ tắt chúng đi. Thực tế, hầu hết các mối quan hệ của người lớn với nhau sẽ được cải thiện hơn, nếu như các màn hình đó được tắt đi thường xuyên hơn. Bạn hãy chắc chắn không bật ti-vi lên trong suốt những bữa ăn, và các cuộc chuyện trò của gia đình. (Có thể cân nhắc việc ghi âm lại những bản tin, cốt để cho những người lớn có thể xem các sự kiện nóng sau khi con của họ đi ngủ.) Nếu như bạn phụ thuộc vào máy tính để làm việc ở nhà, thì hãy cố gắng làm nhiều nhất công việc có thể trong suốt thời gian con đang ở nơi nào khác. Bạn là một hình mẫu rất quan trọng với con; hãy chắc chắn bạn làm gương thực hành những giá trị tính cách và kỹ năng mà bạn muốn con học hỏi.
Hãy để cho những chiếc ti-vi, trò chơi điện tử, và máy tính chỉ có ở trong những khu vực chung của ngôi nhà
Chúng ta có thể nghĩ chẳng có lý do gì cho một đứa trẻ nhỏ hơn 8 tuổi có một chiếc ti-vi trong phòng riêng - nhưng chúng ta cũng biết rất nhiều trẻ hầu như có cả đầu DVD và máy tính. Con bạn vẫn chưa có khả năng để lựa chọn những thiết bị xem của chính mình - cho dù con bạn biết sử dụng điều khiển từ xa tốt thế nào. Hãy chắc chắn rằng tất cả các màn hình được đặt ở nơi bạn có thể dễ dàng xem cùng với con. Sự giám sát là cần thiết, đặc biệt là ở độ tuổi này, bởi vì thời gian ngồi trước màn hình có tính gây nghiện. Một chiếc ti-vi đặt ở trong phòng của một đứa trẻ là khuyến khích sự cô lập, thay vì sự kết nối. Khi bạn kếp hợp sự nghiện với sự cô lập, thì bạn có một đứa bé đang phát triển những thói quen của tình trạng cuộc sống tê liệt, thay vì phải là sự tận hưởng cuộc sống. Khi ti-vi được đặt trong phòng chung (như là phòng khách), thì các thành viên trong gia đình có cơ hội để tranh luận về xem cái gì, và khi nào xem.
Hãy giới hạn thời gian ngồi trước màn hình của con
Có một bằng chứng đang ngày càng tăng thêm tính thuyết phục, rằng thời gian ngồi trước màn hình trước khi trẻ được 8 tuổi có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của não. (Hiệp hội nhi khoa Mỹ cho rằng trẻ em dưới 2 tuổi hoàn toàn không nên xem ti-vi.) Bạn có thể lựa chọn để cho phép con xem một chương trình ưa thích, nhưng hiện nay có quá nhiều trẻ trải qua nhiều giờ ngồi trước màn hình. Hãy nhớ rằng con bạn cần có những hoạt động vui chơi tích cực, những cuộc trò chuyện với bạn, những điều để tìm hiểu và khám phá, hơn là những chương trình "giáo dục" trên ti-vi. Tất cả sự phát triển về thể chất, tinh thần, và trí óc, cần hoạt động và thực hành với những người khác; nhân tố quan trọng nhất trong phát triển lành mạnh là sự kết nối với bố mẹ và người chăm sóc trẻ. Những đứa trẻ cảm thấy được gắn kết với những người quan trọng trong cuộc sống, thì sẽ giảm bớt những hành vi cư xử sai trái nghiêm trọng. (Chúng tôi nói "nghiêm trọng" bởi vì quá nhiều hành vi cư xử sai trái đang phát triển nhanh chóng, như là một phần của quá trình cá tính hóa trong những ranh giới khám phá và thử nghiệm.)
Quản lý việc con xem ti-vi, chơi điện tử, và sử dụng các thiết bị công nghệ khác
Kiểm soát những thói quen của chính bạn
Chỉ để ti-vi, trò chơi điện tử và máy tính ở khu vực chung của ngôi nhà, nơi mà mọi người có thể thấy chúng
Giới hạn thời gian con ngồi trước màn hình
Hãy xem và chơi cùng con
Tích cực dạy dỗ con những giá trị bạn tin tưởng
Dành thời gian xây dựng một mối quan hệ bền vững với con
Hãy xem và chơi cùng con
Không có cách nào tốt hơn để quản lý nội dung của các chương trình và băng hình con xem, bằng việc xem và chơi cùng con. Hãy mời con nói cho bạn biết trò chơi điện tử con ưa thích nhất; hãy ngồi cùng con để xem bộ phim hoạt hình ưa thích của con. Bạn có thể hỏi những câu hỏi thể hiện sự ham hiểu biết, để học hỏi thêm và tham gia cùng con trong việc thực hành các kỹ năng tư duy. Sự ham hiểu biết là một công cụ dạy dỗ con cái rất tuyệt vời, và có thể giúp bạn hiểu được điều mà làm con say mê. Bạn cũng sẽ biết được chương trình nào là không phù hợp với con - và bạn cần kiên quyết tắt nó đi.
Hãy tích cực dạy con những giá trị bạn tin tưởng
Khi những bậc cha mẹ không dạy con, thì môi trường văn hóa ở đó sẽ dạy. Người ta nói rằng thiên nhiên không bao giờ chấp nhận sự vô nghĩa, những giá trị và những quan niệm của nền văn hóa bao la sẽ chạy vào bất kỳ một nơi trống rỗng nào, nơi mà bạn để con bạn tự giáo dục. Hãy chắc chắn rằng bạn tìm ra những cơ hội để dạy con biết về sự tôn trọng, niềm đam mê, sự hợp tác, và tốt bụng. (Những trải nghiệm ban đầu là bước chuẩn bị cho bộ não con để làm chủ tương lai.) Khi những hành vi và thái độ không phù hợp diễn ra trong chương trình bạn đang xem cùng con, hãy sử dụng những hành vi và thái độ lúc đó để dạy con học một cách làm tốt hơn. ("Con sẽ nói gì với cậu bé đó?" "Con sẽ cảm thấy thế nào nếu điều đó xảy ra với con?") Khi tất cả những điều khác bạn làm đều không có tác dụng với con, hãy rút phích cắm ra và tìm một điều gì đó tốt hơn để làm, dũng cảm rút phích cắm có thể là một điểm tốt để bắt đầu. Có một gia đình đã mua chỉ một chiếc ti-vi nhỏ, và nó được che phủ bằng một tấm nhiễu. Gia đình đó chỉ mang nó ra để xem những chương trình đặc biệt đã được sắp xếp. Và bạn hoàn toàn có thể làm như thế.
Dành thời gian xây dựng một mối quan hệ bền vững với con
Có quá nhiều điều cần phải làm với những đứa trẻ. Con bạn khao khát muốn có sự gắn kết thực sự với bạn; khi con có nó, con sẽ có thể ít đi tìm kiếm hơn những sự khích thích và sự đồng hành ở bất cứ nơi nào. (và như đã được đề cập ở trên, con sẽ có thể ít cư xử sai trái hơn.) Khi con bạn trưởng thành, những người bạn của con và nên văn hóa sẽ trở thành ngày càng quan trọng. Hãy chắc chắc mỗi ngày dành thời gian cùng con để gắn kết với con và khám phá thế giới bạn và con cùng chia sẻ.
Về máy tính thì sao?
Rất nhiều người khẳng định và đã viết về tầm quan trọng của việc biết sử dụng máy tính. Trong một thế giới luôn thay đổi nhanh chóng, hầu hết các gia đình đang khuyến khích con sớm có sở thích về toán, khoa học, và công nghệ, cốt để theo kịp được với toàn thế giới. Tuy nhiên, không cần thiết phải cho con bắt đầu sử dụng máy tính từ quá sớm; chẳng có một ai trong số các nhà phát triển máy tính lớn lên trong thời đại máy tính, nhưng tất cả chúng ta đều đã học để sử dụng, và tận hưởng chúng.
Lựa chọn không phải là giữa sự nhịn không sử dụng hoàn toàn hoặc là nghiện sử dụng tức thời; thay vào đó hãy xem xét việc tạo ra một sự cân bằng xuyên suốt. Nếu như con bạn thực sự thích các chương trình máy tính đơn giản, mà những chương trình này giúp con xác định các màu sắc, những từ ngữ, hình dạng, và các con số, thì dành chút thời gian ngồi máy tính cả bây giờ lẫn sau này là hoàn toàn ổn. (Hãy chắc chắn bạn luôn theo dõi và kịp thời sử dụng những khẩu lệnh, hoặc nếu không thì hãy tự bảo vệ những dữ liệu và tập tin quan trọng của bạn.) Tuy nhiên, hãy nhớ rằng con bạn sẽ có thể được sử dụng những chiếc máy tính ở nhà những người bạn của chúng, những trung tâm chăm sóc trẻ, thậm chí là ở trường. Bạn nên sớm bắt đầu dạy con việc sử dụng máy tính thích hợp để học các kỹ năng. Việc học hỏi xuất phát từ rất nhiều hình thức trong những năm đầu đời này, và việc sử dụng được máy tính thực sự sẽ được yêu cầu cho đến khi con bắt đầu đi học tiểu học. Đừng có thúc đẩy con sử dụng máy tính, mà hãy tiết tục giới hạn thời gian con ngồi trước máy tính. Sẽ có rất nhiều thời gian trong những năm tiếp theo để con học cách sử dụng thành thạo bàn phím và chuột.
Điều mà trẻ nghe (hoặc một ngày nào đó sẽ không nghe thấy)
Một ảnh hưởng khác của thiết bị truyền thông mà hiếm được thảo luận là nguy cơ tiềm tàng của việc phá hủy khả năng nghe của trẻ. Ngày nay, rất nhiều các công nghệ bao gồm nhiều chủng loại tay nghe, những thiết bị này phát ra những âm thanh ở mức độ đê-xi-ben cao, và bởi vì chúng được đặt ở quá gần với màng nhĩ nhạy cảm của tai, vì vậy sự phá hủy tai lâu dài, và việc mất đi khả năng nghe trong tương lai là một nguy cơ thực sự.
Sẽ thật khôn ngoan khi cấm những đứa trẻ sử dụng những thiết bị nghe có thể mang đi (và cũng như là kiểm soát việc con sử dụng tai nghe với những đứa trẻ lớn tuổi hơn). Con bạn sẽ có thể lắng nghe bạn tốt hơn - và vì tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc sống sau này của bé.
Hãy quyết định điều bạn sẽ làm
Hãy tốt bụng, kiên trì và làm gương
Ti-vi, máy tính, và những thiết bị công nghệ khác trong cuộc sống hiện đại đang ngày càng hiện ra rõ ràng, khi con bạn lớn lên và chuyển đến thế giới bên ngoài đó. Những năm đầu đời này là một cơ hội tốt để bạn thực hành những kỹ năng bạn sẽ cần, khi con phải kiểm tra những giới hạn của con và những trải nghiệm với thế giới xung quanh. Những công cụ kỷ luật tích cực sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh, tốt bụng, và kiên trì, khi bạn quyết định làm thế nào để giải quyết được những vấn đề phức tạp trong gia đình. Tự giáo dục chính bản thân mình với những vấn đề đó, sau đó quyết định điều gì bạn sẽ làm. Hãy dạy con biết những giá trị và kỹ năng; hãy nói không khi cần thiết. Sau đó hãy làm gương bằng phẩm giá của chính bạn, bằng sự tôn trọng với chính bản thân bạn và với con. Dù muốn hay không, bạn và con bạn phải học hỏi để sống trong một thế giới ngày càng phức tạp và có nhiều thử thách. Bây giờ, những bài học mà bạn dạy con sẽ xây dựng nên nền tảng vững chắc, cho những năm tháng tốt đẹp trong cuộc sống sau này của bé.
Mamnon.com