Đôi khi tất cả khoảng thời gian ở độ tuổi mẫu giáo của trẻ đều được dành để tập luyện đi vệ sinh. Chúng tôi đã được nghe lời than phiền từ một loạt những bậc phụ huynh đang gặp khó khăn.
Họ đã thử mọi cách với đứa con 3 tuổi rưỡi của họ, và chẳng có điều gì hiệu quả cả, cậu bé vẫn làm ướt nhẹp quần vài lần một ngày. Sáu tháng sau chúng tôi lại nghe được tin phản hồi từ những bậc phụ huynh này, những người đã yên tâm rằng con của họ đã hoàn toàn sử dụng bồn cầu được. Họ đã viết cho chúng tôi rằng: "Thật là tuyệt vời, thời gian thật hiệu quả làm sao." Hãy kiên nhẫn! Con của bạn sẽ học được thôi.
Thực tế là một đứa trẻ sẽ sử dụng nhà vệ sinh khi nó sẵn sàng làm điều đó. Bạn có thể hò hét, van nài, hay đe dọa, nhưng hãy treo những cái bỉm lên. Mỗi một trẻ có một lịch trình của riêng chúng - và hãy giữ được hoàn toàn sự kiểm soát.
Bạn có thể tạo nên thành công cho việc huấn luyện đi vệ sinh cho con như thế nào?
Có 6 yếu tố quan trọng giúp cho các bậc phụ huynh tạo nên thành công cho giai đoạn phát triển rất quan trọng này của con: sự sẵn sàng về thể chất, giảm bớt việc đánh thức con dậy, hiểu biết về triển vọng của con bạn, suy nghĩ lô-gíc để ngăn các cuộc chiến quyền lực, mời con hợp tác, tháo gỡ bế tắc, thư giãn, và tận hưởng.
Sự sẵn sàng về thể chất
Rất nhiều trẻ em đã tự biết đi vệ sinh trước khi chúng đến độ tuổi đi học mẫu giáo. Cái thực tế này bổ sung thêm cho sự chán nản của nhiều bậc phụ huynh, mà những đứa con đang ở độ tuổi mẫu giáo của họ vẫn chưa học được bước đi quan trọng này, trong quá trình xã hội hóa. Sự trì hoãn này có thể là do những cuộc chiến quyền lực giữa trẻ và bố mẹ, hoặc có thể là trẻ vẫn chưa sẵn sàng về mặt thể chất, để tiếp nhận và đáp lại những tín hiệu của cơ thể. Trẻ cũng cần phải có một cái bàng quang đủ lớn, để cho phép trẻ đợi trong khoảng thời gian lâu như vậy trước khi đi tiểu, đặc biệt là dành cho việc kiểm soát vào ban đêm. Vấn đề đơn giản chỉ là một vài trẻ chưa phát triển khả năng kiểm soát bàng quang sớm như những trẻ khác.
Cô Bridget đã rất quen với độ kiểm soát bàng quang của 3 đứa con của cô. Kiến thức này giúp cho cô biết được rằng họ cần phải dừng xe nhanh cỡ nào khi những đứa trẻ đòi một nhà vệ sinh trong những chuyến đi dài. Đáp lại yêu cầu của đứa con Kenny 7 tuổi, Bridge sẽ nhắc chồng rằng, "chúng ta có thể tiếp tục lái xe được khoảng 20 phút." Khi bé Lori 3 tuổi đòi một nhà vệ sinh, thì Bridge sẽ nói, "ồ, chúng ta có khoảng 10 phút để tìm một chỗ dừng tốt." Tuy nhiên khi cậu bé Jacob 5 tuổi nói, "con phải đi vệ sinh!," Bridge sẽ nói, "lái xe vào lề đường ngay! Nếu như chúng ta không thể tìm thấy một cái bụi rậm, Jacob sẽ phải đi tiểu ngay bên lề đường."
Những nhân tố quan trọng và những thái độ, để chấm dứt những cuộc chiến về huấn luyện đi vệ sinh
- Sự sẵn sàng về thể chất
- Giảm bớt việc đánh thức con dậy
- Hiểu biết về triển vọng của con bạn
- Suy nghĩ lô-gíc để ngăn các cuộc chiến quyền lực
- Mời con hợp tác
- Tháo gỡ bế tắc, thư giãn, và tận hưởng
Giảm bớt việc đánh thức con dậy
Một nhân tố quan trọng khác trong việc huấn luyện con đi vệ sinh là giảm bớt lo lắng. Rất nhiều đứa trẻ vẫn còn làm ướt giường trong suốt những năm mẫu giáo, thậm chí còn qua cả tuổi mẫu giáo; đó cũng là những trẻ khó đánh thức dậy.
Thậm chí dù bạn có dùng khăn trải giường có những cái chuông báo động kêu lúc trẻ bắt đầu đi tè, thỉnh thoảng vẫn không đánh thức được những đứa trẻ này. Khi những ông bố bà mẹ đang cố gắng đưa những đứa con đang ngủ say sưa tới nhà vệ sinh, thì chúng giống như là những cái giẻ mềm nhũn không thể đứng hay ngồi. Đơn giản là chúng không thể thức dậy. Những đứa bé mà trong quá trình ngủ dễ đánh thức hơn, có thể làm nhặng xị lên và phàn nàn khi bị đánh thức trong đêm để đi tới nhà vệ sinh. Những cậu bé thì có thể vẫn tự đứng được, nhưng dường như là đang nửa ngủ nửa tỉnh. Còn những cô bé thì có thể ngồi trên bệ xí mà không bị ngã. Một vài đứa trẻ thì lại không thể thức nổi đủ để có thể đứng hay ngồi nữa.
Tất cả những đứa trẻ luôn luôn nên được đối xử với phẩm giá và sự tôn trọng, sử dụng hình phạt với những trẻ không có khả năng về thể chất để làm điều mà người lớn mong muốn, là điều đặc biệt gây chán nản. Hiểu biết về sự sẵn sàng của thể chất có thể giúp các bậc cha mẹ kiên nhẫn hơn.
Hiểu biết về triển vọng của con
Hãy tưởng tưởng một lúc rằng bạn đang là một đứa trẻ con rất nhỏ. Bạn biết rằng bố mẹ bạn đang rất háo hức muốn bạn học cách sử dụng bồn cầu, bạn đang là một "cậu bé to lớn", và đang mặc "chiếc quần dành cho cậu bé to lớn." Bỗng nhiên bạn cảm thấy cảm giác lạ, bạn đang bắt đầu nhận ra rằng bạn phải đi vệ sinh. Vì vậy, bạn lao về phía nhà vệ sinh, và đang nhận thức được rằng bạn đã chạy nước kiệu xuống hành lang, mà có lẽ là không có nhiều thời gian. Bạn biết rằng bạn phải kéo quần xuống, nhưng cái khóa quần bị mắc, và ngón tay của bạn thì quá nhỏ. Sau đó bạn liếc nhìn cái bồn cầu, mà nó thì lại trông quá cao thế. Có thể bạn đang nghĩ bạn cần gọi một sự trợ giúp. Nhưng đúng lúc bạn gọi mẹ, bố, hay giáo viên thì đã quá muộn rồi.
Chẳng có một đứa trẻ nào đang lo lắng lại cho rằng dễ dàng hơn khi chỉ cần được đóng bỉm! Hiểu về sự tự nhiên của cơ thể khiến con không thể kiềm chế được khi muốn đi vệ sinh, có thể giúp cho những bậc cha mẹ huấn luyện thành công giai đoạn này cho con. Hãy nhớ rằng huấn luyện việc đi vệ sinh là vấn đề quan trọng có tính sống còn đối với những người lớn đang đóng bỉm - những lại hiếm khi là vấn đề gì nhiều đối với một đứa trẻ. Cùng với việc ăn và ngủ, tạo ra một môi trường đi vệ sinh thân thiện với quần áo dễ cởi, và việc huấn luyện tốt bụng, là công việc của một người cha mẹ; còn quyết định khi nào (và ở đâu) để đi vệ sinh là công việc của con.
Suy nghĩ lô-gíc để ngăn các cuộc chiến quyền lực
Những bậc cha mẹ thường dựa vào sự suy nghĩ lô-gíc để nỗ lực giải quyết các vấn đề, nhưng những vấn đề như huấn luyện con sử dụng bồn cầu thì đôi khi dựa trên những cuộc chiến quyền lực phi lô-gíc. Những bậc cha mẹ càng cương quyết cho con đi vệ sinh ở trong nhà vệ sinh, thì trẻ càng cương quyết đi vệ sinh ở bất kỳ nơi nào khác - thường là ở ngay trong quần.
Hãy nhớ rằng con bạn vẫn đang phát triển khả năng tự làm lấy công việc, và có thể là đang có thái độ "con có thể làm được điều đó". Khi những bậc cha mẹ đang cố gắng kiểm soát những chức năng thuộc về cơ thể của con, thì họ thường gặp phải sự chống đối. Có thể là đứa trẻ này đang cho rằng (ở cấp độ tiềm thức) "thà đi bộ với cái quần bị ngâm nước tiểu, còn hơn là phải từ bỏ cảm giác có quyền lực."
Nói cách khác, khi những bậc cha mẹ muốn chiến thắng trong những cuộc chiến quyền lực, thì lựa chọn duy nhất cho con của họ là trở thành người thua cuộc. Và những đứa trẻ sẽ chiến đấu một cách bền bỉ để tránh trở thành người thua cuộc. Vì vậy mà những cuộc chiến quyền lực vẫn tiếp diễn. Vì những bậc cha mẹ là những người "chín chắn", nên nhiệm vụ của người lớn là phải kết thúc những cuộc chiến quyền lực, và tìm ra những biện pháp để mời trẻ hợp tác.
Câu hỏi: Tôi đang trong tình trạng vô phương kế. Tôi có một cậu con trai 4 tuổi. Sau một buổi chơi với người anh họ lớn tuổi hơn, cậu bé đã học được niềm vui của việc đi tiểu cầu vồng. Bây giờ thì con tôi đi tiểu ở mọi nơi: trên thảm, trong thùng rác, dưới cổng ... Dường như đó là một hành động của sự nổi loạn, và thường xảy ra sau khi tôi bảo con làm một điều gì đó mà con không muốn làm (như là mặc quần áo.) Tôi đã sử dụng thời gian tĩnh lặng, và lấy đi những đặc quyền (thời gian xem tivi, sử dụng máy tính, hoặc là món tráng miệng). Tôi phải thừa nhận rằng lần trước tôi đã phát đít con trong sự chán nản tột độ, sau khi tôi bắt con phải đi vệ sinh đúng chỗ. Tôi đã thử nói chuyện với con về vấn đề này, nhưng mọi việc chẳng đi đến đâu cả. Tôi đang thua trận rồi. Hãy giúp tôi!
Trả lời: một cơ hội tuyệt vời dành cho bạn, là phải tạo ra một vài sự thay đổi, để có thể chuyển hướng những cuộc chiến quyền lực thành quyền có ích. Những đứa trẻ 4 tuổi đang sẵn sàng sử dụng sức mạnh cá nhân của mình trong nhiều cách khác nhau để giúp đỡ gia đình. Khi những bậc cha mẹ sử dụng những biện pháp kiểm soát hay trừng phạt, thì những đứa trẻ sẽ sử dụng đến sức mạnh có tính phá hoại.
Khi bạn nói, "tôi đã thử nói chuyện với con," ý của bạn thật sự là, "chúng tôi đã ngồi xuống và tôi đã nói chuyện, nói, nói, và thuyết giảng, thuyết giảng." Có thể con của chúng tôi sai, nhưng khi một người lớn nói chuyện với trẻ nhỏ, thì "nói" thường có nghĩa là "kể" - và nói đi nói lại. Gợi ý đầu tiên của chúng tôi là bạn phải dừng việc kể lể với con, và bắt đầu hỏi những câu hỏi tò mò. Bạn có thể hỏi, "Điều gì đã xảy ra?", "Con cảm thấy thế nào về điều đã xảy ra?", "Điều này gây ra vấn đề cho con, và cho những người khác như thế nào?", "Con có ý tưởng nào để giải quyết vấn đề này không?" Rất quan trọng khi những câu hỏi này cần được hỏi với một giọng nói thân thiện và bình tĩnh, với sự ham hiểu biết chân thành về ý kiến của con (thay vì cố gắng thuyết phục con chia sẻ ý kiến của bạn). Bạn có thể phải đợi một lúc để tìm ra vấn đề của con, và sau đó mới nói chuyện với con, cốt để mà bạn không tỏ ra tức giận. Mời con thảo luận (tốt hơn là thuyết giảng) sẽ giúp con phát triển được kỹ năng tư duy. Kể lể làm con phải phòng thủ, hoặc thậm chí là gây nổi loạn hơn.
Một khả năng khác bạn có thể xem xét là để con cùng tham gia, bằng việc dạy con sử dụng sức mạnh của mình, để tham gia vào giải quyết tất cả các vấn đề trong cuộc sống, không chỉ là thói quen đi vệ sinh ở đâu. Điều này có thể thực hiện bằng nhiều cách:
Hỏi con rằng con cần phải làm gì trong một tình huống được đưa ra. Nếu như đó là vào buổi sáng, và đến giờ phải mặc quần áo, hãy hỏi con điều cần phải làm khi con kết thúc bữa ăn.
Cùng nhau làm việc để tạo ra những biểu đồ thời gian biểu. Bạn có thể sẽ cảm thấy ngạc nhiên, vì điều này tạo ra sự hợp tác tốt đến mức nào, thay vì gây ra sự nổi loạn.
Dừng việc sử dụng bất kỳ một hình thức trừng phạt nào, bao gồm cả việc dùng thời gian yên tĩnh có tính chất trừng phạt. Con của bạn sẽ cảm thấy có quyền lực tích cực, khi con được lựa chọn thời gian tĩnh lặng. Con bạn sẽ cảm thấy muốn nổi loạn khi bạn bắt con làm.
Bắt đầu sử dụng những cuộc họp gia đình thường xuyên, cốt để con bạn học được sự tôn trọng, và những kỹ năng giải quyết vấn đề. Nếu như con bạn có nhiều cơ hội để sử dụng sức mạnh của mình trong những cách có ích, thì con bạn càng không trở nên nổi loạn.
Hãy dạy con lau sạch bất kỳ đống bừa bãi nào mà con tạo ra. Hãy nói bằng một giọng nói tốt bụng và chắc chắn, "Con sẽ cần phải lau dọn chỗ đó. Con có muốn mẹ giúp hay con muốn tự mình làm nó?" Nếu như con chống cự lại, hãy nói, "Một cái ôm sẽ giúp con cảm thấy tốt hơn chứ? Mẹ biết là con sẽ muốn giải quyết vấn đề này khi con cảm thấy tốt hơn." (khi bạn làm điều này, hãy luôn luôn chắc chắn rằng bạn giúp con lau rửa sạch bằng xà bông và nước sau đó).
Tất cả những biện pháp trên mà chúng tôi gợi ý sẽ tạo nên những kết quả tích cực lâu dài. Hãy hỏi chính mình rằng, "tôi có muốn bắt con tôi phải trả giá cho điều mà con đã làm, hay là tôi muốn giúp con học hỏi để trưởng thành hơn trong tương lai?"
Hãy chắc chắn dạy con cách rửa tay sạch sẽ. Hãy có sẵn một cái ghế để con có thể đi tới chỗ bồn rửa, lấy được xà bông và một cái khăn để lau khô dễ dàng. Một trường mẫu giáo dạy những đứa trẻ hát bài hát này trong khi chúng rửa tay (khi hát lại 2 lần, thì bạn hát kéo dài khoảng 20 giây, khoảng thời gian này sẽ giúp tiêu diệt được những con vi khuẩn E.coli).
Rửa, rửa, rửa tay của con nào
Chúng ta cùng nhau rửa tay nào
Cọ, cọ, cọ sạch tay của con nào
Cho đến khi tay của con sáng và đẹp.
Mời con hợp tác
Hãy cắc chắn là, việc huấn luyện con sử dụng bồn cầu chỉ là: huấn luyện. Và có rất nhiều điều cha mẹ có thể làm để làm cho quá trình huấn luyện này dễ dàng hơn. Điều đầu tiên có liên quan đến thái độ của bạn. Biết được tính khí và những khả năng của con sẽ giúp bạn có những mong muốn hợp lý. Nếu như bạn thư giãn và thoải mái, thì con của bạn cũng có những cảm giác giống như vậy.
Áp lực để thành công sẽ chỉ làm cho cả hai cùng chán nản. Nếu như những sự cố xảy ra - hãy kiên trì. Nếu như con bạn tè dầm, hãy thay quần cho con. Nếu như con đủ lớn, hãy mua những loại quần dễ mặc để con có thể tự thay (điều này thường khuyến khích con có nhận thức hơn về những biểu hiện của cơ thể). Tuy nhiên, hãy chắc chắn bạn không bao giờ làm nhục con, hay làm con xấu hổ vì chưa học được việc đi vệ sinh. Chiếc quần khô chẳng đáng giá gì, so với lòng tự trọng bị hủy hoại.
Có thể giúp con học các bước nhỏ, để con dần thành thạo với việc sử dụng bồn cầu. Mặc cho con quần dễ dàng cởi hay kéo lên là một ý tưởng hay, cặp quần bằng dây chun co giãn là điều tuyệt vời. Nếu như thời tiết đủ ấm, hãy chỉ mặc cho con quần đùi, nó sẽ làm đơn giản quá trình đi vệ sinh.
Có những khoảng thời gian đi vệ sinh cố định có thể khuyến khích con phát triển thói quen sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên. Khi đi chơi (dù chỉ là một lúc thôi), cho con sử dụng nhà vệ sinh trước khi đi là lựa chọn khôn ngoan. (Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhanh chóng học được nhà vệ sinh của cửa hàng thực phẩm gần đây đặt ở đâu.)
Cô Ellen đã quyết định dẫn học sinh lớp cô đi một chuyến tới cánh đồng để hái quả việt quất. Họ đã cùng nhau đi ra ngoài trường và đến một cách đồng gần đó. Tuy nhiên, rắc rối sớm xảy đến. Cô Ellen đã quên không nhắc những đứa trẻ phải đi vệ sinh trước khi rời đi, và bây giờ lựa chọn duy nhất là đi vệ sinh bên ngoài. Cô Ellen đã phải mất hầu hết thời gian của chuyến đi tới cánh đồng để dẫn từng đứa trẻ một đi vệ sinh bên ngoài, và cô đã không bao giờ quên việc nhắc nhở những đứa trẻ trước khi đi ra ngoài nữa.
Những tã lót dễ kéo lên và siêu thấm luôn sẵn có cho trẻ 2 tuổi rưỡi, 3 tuổi, thậm chí 4, 5 tuổi. Thật không may, những chiếc tã siêu thấm thực tế có thể không khích lệ việc huấn luyện đi vệ sinh, bởi vì những đứa trẻ vẫn còn cảm thấy thoải mái và không bao giờ cảm thấy ướt.Có thể là khôn ngoan khi xem xét đến việc sử dụng những loại tã lót kém hiệu quả hơn, đặc biệt là những loại tã được thiết kế dành cho việc huấn luyện.
Tháo gỡ, thư giãn, và tận hưởng
Khi sự sẵn sàng và việc huấn luyện đã được tính toán, chuẩn bị tốt, thì đã đến lúc để thư giãn, và tự tin rằng việc huấn luyện trẻ đi vệ sinh sẽ đạt kết quả tốt đúng như lịch trình. Có lẽ lời khuyên tốt và đơn giản nhất là điều này: hãy thư giãn. Sử dụng nhà vệ sinh theo cách của chính trẻ là điều cực kỳ quan trọng để trẻ có thể làm. Khi trẻ sẵn sàng, trẻ sẽ làm điều này - và có thể là sớm hơn một chút.
Hãy đảm bảo chắc rằng thông điệp của tình yêu được chuyển đi
Có rất nhiều cách để gửi thông điệp tình yêu đến cho trẻ. Một trong những điều quan trọng nhất là cho trẻ sự thành thật. Việc ngủ, ăn, và đi vệ sinh có thể là những chiến trường, là nơi mà những bậc cha mẹ và những đứa trẻ áp đặt lên nhau. Hoặc là họ có được những cơ hội để chia sẻ sự tôn trọng, lòng tốt, và sự động viên. Thói quen ăn, ngủ, và đi vệ sinh lành mạnh là những món quà sẽ giúp con rất nhiều. Bạn có lẽ không thể bắt con làm, nhưng có rất nhiều thứ bạn có thể làm để tạo nên cho con một giai đoạn phát triển thành công.
Mamnon.com