Một khi bạn đã đưa ra quyết định, bạn vẫn có thể cảm thấy buồn và lo lắng, về việc để con bạn cho bất kỳ sự sắp xếp nào tại trung tâm chăm sóc trẻ. Một vài điều sau có thể giúp bạn.
Bước đầu tiên, bạn phải xác nhận đây là một lựa chọn cần thiết, cho cả bạn và con bạn. Khi một bậc cha mẹ có thể chấp nhận sự cần thiết của trung tâm chăm sóc trẻ trong cuộc sống gia đình, thì những mối lo khác bắt đầu trở nên đúng đắn.
Bước tiếp theo là bạn phải giải quyết những nghi vấn của bạn, về việc xử lý những vấn đề chi tiết của cuộc sống hàng ngày, khi trung tâm chăm sóc trẻ là một phần của lịch trình của gia đình: Bạn có thể xử lý việc đưa con đi tới trung tâm chăm sóc trẻ vào buổi sáng thế nào? Thời gian biểu ở nhà thay đổi thế nào, hoặc thay thế những điều gì khi phải xa con cả ngày? Còn về những người bạn của con thì sao? Con sẽ an toàn chứ? Con có được yêu thương và cảm nhận được tình yêu thương không? Rất nhiều câu hỏi thế này sẽ được giải quyết, một khi bạn cảm thấy tự tin rằng bạn đã lựa chọn một trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng.
Sự chia cách
Các bậc cha mẹ không chỉ cảm thấy buồn, mà còn cảm thấy có tội khi họ để con lại trung tâm chăm sóc trẻ. Rất nhiều đứa trẻ khóc vào buổi sáng ở trung tâm chăm sóc trẻ, và cũng khóc cả vào buổi tối khi cha mẹ đi chơi với bạn bè. Cha mẹ phản ứng thế nào với điều này. Mọi điều phải làm với khả năng của con là bằng lòng với trung tâm chăm sóc trẻ. Cha mẹ mặc dù buồn, nhưng hãy luôn tin tưởng rằng con sẽ được chăm sóc tốt và an toàn trong khi cha mẹ đi vắng. Điều này sẽ gửi sự tự tin sang con cái.
Mặt khác của sự chia cách là sự gắn kết. Trong khi bạn và con bạn tách rời nhau, ai sẽ gắn kết với con đây? Hãy dành thời gian để giúp con bắt đầu một mối quan hệ với giáo viên mới. Cả con bạn và bạn cần phải biết rằng con có thể thành thật với những người đang ở đó vì con, khi bạn không thể.
Hãy cung cấp cho con những cách thiết thực, để con cảm nhận được sự gắn kết với bạn và với thế giới quen thuộc với con hơn, bằng việc cho con một cái chăn ngủ trưa, hay một món đồ chơi con ưa thích lấy ở nhà. Hãy tạo nên những người bạn cùng chơi với những đứa trẻ khác trong lớp, để mở rộng và đẩy mạnh sự gắn kết con cảm nhận được với những người bạn mới. Con của bạn càng cảm nhận được nhiều sự gắn kết, thì bé sẽ càng trải qua khoảng thời gian xa bạn tốt hơn.
Ngày đi học
Những lịch trình hàng ngày của bạn sẽ bị ảnh hưởng và bị thay thế bởi lịch đi học của con, việc đi lại, và những thông tin chi tiết từ trung tâm chăm sóc trẻ của con. Một vài gia đình phải bao gồm cả thời gian chuẩn bị đồ ăn, nếu như họ mang đi toàn bộ, hoặc là một phần thức ăn cho con. Việc mặc quần áo, đi ra khỏi nhà, giải quyết thời gian ngủ trưa, thiết lập những thời gian biểu, theo kịp với những tình bạn mới nảy nở và hay thay đổi của con, là những vấn đề thông thường có thể nảy sinh với mọi gia đình.
Thậm chí một lối sống đang hoạt động hiệu quả và suôn sẻ nhất có thể bị trật đường ray, vì một tuần dài vật lộn với sự viêm nhiễm tai! Hãy nhớ rằng bây giờ và sau này, bất kỳ ai đều có một ngày tồi tệ, và ngày của bạn diễn ra suôn sẻ thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Những điều này bao gồm tâm trạng và điều kiện của cha mẹ, trẻ nhỏ và giáo viên; giao thông; và thậm chí là liệu đã có ai nhớ phải để sữa lại trong tủ lạnh vào tối hôm trước chưa. Với quá nhiều nguy cơ để thảm họa xảy ra như vậy, thì bạn hãy tạo ra một thói quen hàng ngày để làm cho sự việc diễn ra suôn sẻ.
Có thể là khó khi phải nhớ trong lúc đang tức giận, nhưng mặc dù cậu con trai Nick 2 tuổi đòi đi một chiếc tất màu tía với một chiếc tất màu vàng, và cậu con trai Denise 5 tuổi đánh rơi bình mật ong ra sàn, hãy dành chút thời gian để tự hào bởi thực tế rằng, Nick đã tự mình mặc lấy quần áo, và Denise đang giúp bạn làm bữa sáng, mà không cần bạn phải yêu cầu.
Luôn luôn có những điều không hoàn hảo, vì vậy, hãy sử dụng nguồn năng lượng của bạn để tập trung vào những thắng lợi nho nhỏ hàng ngày - cho dù đôi khi, chúng dường như là không tuyệt.
Những điều phiền nhiễu vào buổi sáng
Những lịch trình là yếu tố quyết định, đối với việc đi ra khỏi nhà vào buổi sáng một cách suôn sẻ. Chúng tôi đã thảo luận về những nhận thức khác của trẻ về thời gian, và tư duy "quá trình hơn thành quả" của trẻ (chương 3). Những tính khí này đôi khi chống lại một buổi sáng đang diễn ra suôn sẻ. Hãy nhớ rằng, trẻ nhỏ mau lớn nhờ có những lịch trình và khả năng có thể dự đoán trước. Thiết lập những lịch trình rõ ràng cho việc chăm sóc con, sẽ chứng minh được sự khác nhau giữa một buổi sáng yên bình và một buổi sáng tức giận.
Gia đình nhà Jasper có 4 người. Người cha phải đến nơi làm việc lúc 8h30, người mẹ bắt đầu làm việc lúc 9h; và hai cô con gái sinh đôi của họ là Ada và Amy phải được đưa tới trung tâm chăm sóc trẻ. Vì họ chỉ có một chiếc ô tô, nên gia đình Jasper cùng nhau đi làm bằng ô tô, và cả hai bố mẹ đều đưa hai cô con gái tới lớp mỗi sáng. Họ đã tìm thấy một số điều phù hợp với họ.
Mỗi tối hai chị em giúp lấy ra quần áo họ sẽ mặc vào ngày hôm sau. Lúc đầu, Amy đã không vui, bởi vì cô bé ghét phải cởi bộ áo ngủ ấm áp của cô bé ra trong những buổi sáng giá lạnh. Nhưng sau đó, Amy và mẹ đã nhất trí rằng, Amy có thể ngủ trong chiếc áo cô bé sẽ mặc vào buổi sáng. Cả hai bậc cha mẹ này sẽ gói đồ ăn trưa vào tối hôm trước, với "sự giúp đỡ" thường xuyên của hai con. Bất cứ bố hay mẹ gói đồ ăn trưa cũng đã giúp hai cô bé đảm bảo rằng tất cả áo khoác và giầy đều được sắp đúng vị trí và đặt ngay gần cửa, cốt để không có sự bối rối nào vào buổi sáng vì quên đồ. Lên kế hoạch và chuẩn bị từ tối hôm trước đã làm mất đi nhiều rắc rối vào buổi sáng; những lịch trình đã được thiết lập sẽ giữ cho mọi thứ diễn ra suôn sẻ.
Hai chị em sinh đôi biết rằng họ phải được mặc quần áo trước khi ăn sáng. Người bố và mẹ sẵn sàng giúp hai con cài những nút khó và buộc giầy, nhưng hai cô bé đã làm rất tốt việc mặc quần áo của mình vào mỗi sáng. Cả mẹ và bố đã bắt đầu dạy dỗ và khuyến khích hai con của họ tự mặc quần áo khi chúng được 2 tuổi. Amy thích rót sữa, và bố mẹ của cô bé đã để một bình sữa nhỏ cho cô bé có thể tự rót. Có một miếng vải thấm nước để ở bồn rửa để hai cô bé có thể tập lau khi có sữa tràn ra. Bố mẹ của Ada và Amy giao cho hai cô bé những việc nho nhỏ để giúp bố mẹ phục vụ bữa ăn vào mỗi sáng: sắp xếp khăn ăn, để muối và tiêu lên bàn, hòa nước hoa quả... Ada và Amy cảm thấy rất vui vì được tham gia cùng bố mẹ mỗi ngày. Trong khi hai chị em giúp bố hoặc mẹ dọn sạch những đồ ăn sáng, thì người kia đi lấy xe và chất đồ của cả nhà vào xe. Sau đó, cả gia đình thư giãn và mỉm cười khi ra khỏi nhà.
Điều này nghe giống như một câu chuyện cổ tích nhỉ? Vừa đúng vừa không đúng. Lập ra những lịch trình cẩn thận và đạt được một buổi sáng hài hòa là rất có khả năng. Đầu tiên, cha mẹ đã tranh luận với nhau về ai sẽ làm gì vào mỗi buổi sáng. Kết quả là khi thực hiện, thì họ đã hiểu rõ ràng về những mong muốn của nhau, và không còn phải mất nhiều năng lượng cho những tranh cãi vặt vãnh.
Sau đó, Ama và Ada sẽ thực hiện một số cuộc kiểm tra, để nhận thấy liệu bố mẹ của mình có thật sự mong muốn là chúng phải được mặc quần áo trước khi ăn sáng. Điều này nghĩa là, một hoặc 2 lần gì đó, Amy và Ada đã không có đủ thời gian để ăn sáng trước khi rời khỏi nhà vào buổi sáng.(Bố mẹ của chúng biết rằng chúng có thể không sao trong 1 hoặc 2 giờ, cho đến bữa ăn nhẹ buổi sáng tại trường.) Điều này cũng nghĩa là trong ít nhất một lần, một hoặc cả hai cô bé sinh đôi phải đến trường trong bộ đồ ngủ, với bố mẹ đang cầm túi đựng quần áo. Bố mẹ của Amy và Ada đã không cư xử tệ với con gái của họ; họ cho hai con cơ hội để trở thành người có trách nhiệm, theo cách tôn trọng con, bằng việc học hỏi từ những kết quả của những lựa chọn của chính họ. Điều này cũng có nghĩa là Ada và Amy đã sớm tin rằng, bố mẹ của chúng đã làm điều mà họ nói, và vì vậy cả hai cô bé đã rất ngoan ngoãn tham gia vào những lịch trình cho buổi sáng.
Thường thường kết quả đều là một lịch trình buổi sáng diễn ra hoàn toàn không có tranh cãi. Hãy chú ý đến từ thường thường. Buổi sáng không luôn luôn bắt đầu một cách suôn sẻ. Thỉnh thoảng người bố hoặc mẹ ngủ quá giấc, và đã bắt đầu một buổi sáng muộn, hoặc là tỏ ra cáu kỉnh vào buổi sáng. Lần khác, Amy chẳng chịu làm theo lịch trình để mặc quần áo. Nhưng họ đã học hỏi để cố gắng cải thiện tình hình, thay vì tìm kiếm sự hoàn hảo.
Không phải lúc nào lịch trình buổi sáng cũng diễn ra hoàn hảo. Với sự huấn luyện, việc lập kế hoạch chu đáo, sự tôn trọng đối với người khác cũng như với những quy định đã được nhất trí từ trước, thì những buổi sáng sẽ diễn ra suôn sẻ hơn nhiều, ít nhất là hầu hết khoảng thời gian buổi sáng sẽ diễn ra suôn sẻ!
Sự đến nơi
Cho dù có điều gì đã xảy ra trước khi bạn và con đi được tới trung tâm, thì khi bạn và con bạn có mặt ở trung tâm là tới nơi rồi. Làm một vài điều gì đó sẽ giúp cho cả bạn và con cảm thấy hạnh phúc hơn về ngày mới. Hãy đến đủ sớm để tạo nên việc trao con cho giáo viên suôn sẻ. Hãy dành chút thời gian để lướt quanh trung tâm cùng với con. Hãy tìm hiểu xem giáo viên lập kế hoạch gì cho ngày hôm đó. Hãy chuẩn bị cho con nếu như bạn tìm hiểu được rằng có một người mới thay thế; hãy gặp người mới đó, và đảm bảo chắc chắn bạn sẽ giới thiệu với con bất kỳ người mới nào mà con sẽ ở cùng ngày hôm đó.
Hãy chú ý đến bất kỳ thay đổi nào về môi trường. Nếu có một món đồ chơi mới hay một khung vẽ mới, hãy khám phá cùng con. Thỉnh thoảng, bạn có thể dành thời gian để đọc một câu chuyện, hay chơi một trò chơi với con, trước khi rời đi. Nếu như không có thời gian để làm điều đó, bạn hãy hỏi con rằng con sẽ chơi trò gì khi bạn rời đi. Điều này sẽ làm bạn và con cảm thấy được gắn kết với nhau hơn , và bạn và con có thể mường tượng con sẽ làm gì sau khi bạn rời đi.
Khi đã đến lúc phải rời đi, hãy rời đi nhanh chóng, nhưng đừng bao giờ biến mất. Hãy nói với con rằng bạn sẽ rời đi. Những giọt nước mắt có thể tuôn ra theo sau lời thông báo của bạn, nhưng nếu bạn thể hiện tôn trọng và thành thật với con, con bạn sẽ học được rằng con sẽ thành thật với bạn. Nếu như con bạn bám dính lấy bạn, hãy bế con nhẹ nhàng sang tay của giáo viên, cốt để con có thể cảm thấy thoải mái khi bạn rời đi. Điều này giúp tạo ra một nơi đặc biệt, để cho con đứng và vẫy chào tạm biệt cha mẹ khi rời đi.
Ngay cả khi cha mẹ rời đi theo cách tôn trọng và yêu thương, những đứa trẻ vẫn có thể khóc. Hãy nhớ rằng con bạn sẽ học được rằng, con sẽ thành thật với người lớn trong cuộc đời - và rằng con sẽ thành thật với chính mình. Điều này được xác nhận lại hàng ngày bằng thực tế rằng bạn quả thực sẽ quay trở lại đón con. Cuối cùng, những giọt nước mắt sẽ biến mất, lịch trình cho buổi sáng của cha mẹ và con sẽ diễn ra suôn sẻ, hạnh phúc. (Nếu như bạn cảm thấy cần thiết, hãy họi điện đến trung tâm vào giữa buổi sáng, để đảm bảo lại với chính mình rằng con đã không khóc nữa, và mọi việc đang diễn ra suôn sẻ. Sự yên tâm sẽ là tưởng thưởng xứng đáng cho bạn.)
Khởi hành/ thời gian đón con mỗi tối
Khi bạn đến đón con về, hãy dành thời gian cho một sự chào đón thân thiện và trở lại. Cả bạn và con sẽ bắt đầu một lịch trình mới trong ngày.
Khi Madelyn đến trung tâm để đón cô con gái 3 tuổi Brie của cô về nhà, cô thấy con gái đang chơi trò mặc quần áo. Madelyn ôm con gái Brie và bình phẩm ấn tượng về bộ tóc giả màu vàng, và chiếc ví có in hoa mà Brie đã chọn trang trí. Sau đó Madelyn bảo với con gái Brie rằng cô bé có thể chơi trò này khoảng 5 phút nữa.
Trong suốt thời gian đó, Madelyn tập hợp những chú ý trong ngày của Brie với cô giáo. Cô cũng đăng ký mang món thịt hầm cho bữa ăn tuần tới. Khi cô quay trở lại nơi con gái đang chơi trò mặc quần áo. Brie vẫn đang đội bộ tóc giả màu vàng; có lẽ cô bé sẽ có thể lại đội nó vào ngày mai. Sau đó cô nói với Brie rằng đến lúc phải về nhà rồi. Brie bĩu môi một chút những cũng mặc áo khoác vào và nắm lấy tay của mẹ. Họ cùng nhau tìm chiếc giày bị mất, và tay trong tay rời khỏi trung tâm.
Madelyn cảm thấy dễ chịu vì con gái cô cảm thấy quá vui ở trung tâm, đến nỗi mà không muốn rời đi. Bằng việc dành thời gian để gắn kết lại với con, và cho Brie thời gian để kết thúc trò chơi của mình. Madelyn đã tạo nên cuộc khởi hành không vội vã. Dù sao chăng nữa, Brie có thể làm nhặng xị lên vì cô bé đang chơi vui.
Giáo viên của trung tâm cũng góp phần làm cho cuộc khởi hành về nhà của Brie diễn ra suôn sẻ, bằng việc dành một nửa giờ trước khi ra về, để cho những đứa trẻ tìm lại mọi thứ mà chúng cần mang về nhà - như là áo khoác, hộp ăn trưa, các tác phẩm nghệ thuật, và những lưu ý dành cho bố mẹ về bữa ăn tới. Mặc dù với tất cả sự chuẩn bị này, thì một số đứa trẻ có thể vẫn không hợp tác như là Brie khi bố mẹ đến đón chúng.
Có một lý do hợp lý giải thích cho việc những đứa trẻ làm nhặng xị lên vào cuối ngày hôm đó. Một yếu tố quan trọng của trung tâm chăm sóc trẻ, là cả ngày những đứa trẻ phải đối mặt với một môi trường xã hội cao. Điều này nghĩa là trẻ gặp phải một số lượng căng thẳng và mệt mỏi nhất định. Khi trẻ biết được bố mẹ đến, việc làm nhặng xị lên có thể là cách trẻ đang nói với bạn, rằng bạn chính là người trẻ có thể tin tưởng để yêu thương và chấp nhận, dù là bất cứ điều gì trẻ thể hiện cho bạn thấy. Những mong muốn trẻ có thể được thỏa mãn trong sự ấm áp khi cha mẹ đón con về.
Một sự chuyển dịch trạng thái lớn trong ngày của trẻ sẽ diễn ra khi trẻ sắp rời trung tâm, và trẻ thực sự thích có được sự hỗ trợ nhẹ nhàng để đi qua sự chuyển dịch này. Dành thời gian cho trẻ và nhu cầu của trẻ, sẽ có lợi cho cả bạn và trẻ.
Sự giúp đỡ từ gia đình
Cho dù là bất cứ hình thức hay điều kiện của một gia đình nào, thì tất cả mọi người đều cần sự giúp đỡ từ lần này đến lần khác. Những bậc cha mẹ của những trẻ nhỏ cần những bậc cha mẹ khác để chia sẻ mối lo, những ý kiến và cả những câu chuyện. Những đứa trẻ cần cả những trẻ em khác và người lớn trong cuộc sống, để học hỏi về sự muôn màu của những con người sống trong thế giới của chúng.
Ngày nay, những lớp học dạy dỗ con cái, những cuốn sách như quyển này, và nhiều nguồn khác, cung cấp rất nhiều những công cụ dạy dỗ con cái. Nhiều cộng đồng thành lập các nhóm, để những bậc cha mẹ có thể cùng nhau tụ họp, chia sẻ các ý tưởng và cho con họ vui chơi. Thêm nữa, Internet đã mở ra một thế giới thông tin rộng lớn, bao gồm cả những diễn đàn về những cuộc trò chuyện, lời khuyên, và thậm chí là những cơ hội để hỏi chuyên gia những câu hỏi khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Các giáo viên trông trẻ cũng tiếp cận được một loạt các nguồn khác nhau. Điều xảy ra với những đứa trẻ trong mọi cấp độ là vấn đề đối với tất cả mọi người, thuộc mọi lứa tuổi và thành phần.
Vú em và những người trông trẻ
Câu hỏi: Tôi có một người trông trẻ tuyệt vời, người mà rất tốt với con gái 2 tuổi và con trai 4 tuổi của tôi. Điều lo ngại duy nhất của tôi đối với cô ấy, là cô ấy không thực hiện kỷ luật với chính đứa con 3 tuổi rưỡi của mình. Kết quả là con cô ấy là một kẻ bạo ngược, và đứa con 2 tuổi của tôi bắt đầu cư xử giống như con gái của người trông trẻ. Con cô ấy gào lên, đánh cô ấy, và nói với cô ấy là "không" hoặc là "im đi". Con gái tôi bắt đầu cư xử như vậy ở nhà, và cần ít nhất một tiếng đồng hồ để làm con tôi ổn định lại, với những quy định của chúng tôi. Tôi cũng không muốn hai con tôi trở thành những trẻ bạo ngược. Về tất cả các khía cạnh khác, người trông trẻ này là tuyệt vời. Tôi phải làm gì đây?
Trả lời: Con bạn không vô lý mà phát triển thói quen như vậy. Mặc dù bạn cảm thấy hài lòng với sự cư xử của người trông trẻ với các con bạn, nhưng chúng tôi nghi ngờ rằng cô ấy không lập nên những giới hạn hiệu quả. Cách cư xử của con gái bạn là một dấu hiệu đáng kể. Con gái của bạn có phải là lúc nào cũng cư xử như vậy? Có thể là con gái bạn đang lo lắng về việc chia sẻ sự quan tâm của bạn, và quá tận tụy sử dụng năng lượng của mình để cư xử sai, cốt để làm bạn luôn bận rộn với cô bé. Hãy nói đến những lo ngại của bạn; hãy hỏi người trông trẻ rằng cô ấy cảm thấy thế nào về cách cư xử của con cô ấy, và tìm xem có cách nào để giải quyết vấn đề của 2 người mà cả hai cùng có lợi. Nếu như điều này không giải quyết được vấn đề của bạn, thì bạn phải đưa ra quyết định về việc liệu có nên thay đổi sự sắp xếp về người trông trẻ không.
Lựa chọn một người trông trẻ hay một vú em đòi hỏi sự xem xét thật cẩn thận. Hãy luôn luôn kiểm tra những tài liệu liên quan, phỏng vấn những ứng viên (mà không có mặt những đứa trẻ), và tạo nên một cuộc thử nghiệm tại nơi mà bạn, người trông trẻ, và con bạn quen thuộc. Hãy thực hiện việc giao con cho người trông trẻ theo cách thức có tổ chức; cung cấp cho người trông trẻ những thông tin cần thiết trong trường hợp khẩn cấp, những thông tin về thuốc, hãy nhớ đưa ra khoản đền bù xứng đáng trong trường hợp hủy bỏ ở phút cuối.
Những ưu điểm của việc tuyển một người trông trẻ hoặc một vú em không bao gồm việc dẫn trẻ ra ngoài chơi. Những đứa trẻ thường ăn, ngủ, chơi, trong một môi trường quen thuộc và nhất quán. Thường sẽ cần nhiều sự linh hoạt hơn, nếu như những bậc cha mẹ phải làm việc theo lịch trình công việc đa dạng, hoặc là công việc có cả đi công tác. Mặt khác, một đứa trẻ ở nhà với một người vú em sẽ không mất đi nhiều cơ hội để phát triển những kỹ năng xã hội, nếu trẻ chơi thường xuyên với những người bạn gần đó, những người họ hàng, hoặc là tham gia vào một chương trình của trường mẫu giáo trong thời gian rảnh. Hầu hết những bậc cha mẹ lo lắng về việc trẻ bị lờ đi, và bị lợi dụng ở trung tâm chăm sóc. Những người vú em và người trông trẻ thì chỉ ở riêng với trẻ. Sự bảo vệ duy nhất luôn sẵn có là sự thận trọng, sự xem xét kỹ lưỡng, và một sự kiểm tra những tài liệu người trông trẻ đó đáng tin cậy.
Cho dù là bất cứ ai bạn chọn để chăm sóc con khi bạn đi vắng, thì cũng phải đảm bảo rằng bạn đã nói chuyện với người đó đủ để cảm thấy thoải mái - và hãy chắc chắn rằng người đó hiểu về triết lý nuôi dạy trẻ của bạn. Cùng nhau học một lớp nuôi dạy trẻ có thể rất có ích. Nếu như con bạn đủ lớn để giao tiếp dễ dàng với bạn, hãy kiểm tra những nhận thức của con thường xuyên, để đảm bảo rằng mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Và hãy luôn luôn lắng nghe trái tim của bạn; bản năng của bạn sẽ giúp bạn biết được khi nào cần thay đổi.
Ông bà và những người họ hàng khác
Rất nhiều trẻ em trải qua khoảng thời gian của chúng với ông bà và những người họ hàng khác, trong khi những cha mẹ chúng đi làm. Thực tế, hiện này có rất nhiều ông bà nuôi cháu, vì bố mẹ của chúng không thể làm thế. Được chăm sóc bởi những người họ hàng tạo cho trẻ những cơ hội để tạo ra những mối quan hệ họ hàng mạnh mẽ, và rất nhiều trẻ có những kỷ niệm vui trong thời gian ở với những thành viên khác trong gia đình mở rộng. Cũng có thể có nhiều vấn đề, những bất đồng, và những sự cãi cọ giữa những thế hệ.
Câu hỏi: Tôi có thể nuôi nấng đứa con 4 tuổi theo phương thức tốt thế nào đây, nếu như bà nội của nó cứ để nó đi ra ngoài với những điều xấu xa và làm hư nó? Con tôi ở với bà khi tôi đi làm ở một cơ quan gần nhà. Tôi cảm thấy giống như tôi luôn phải trở thành người tồi tệ vì bà nội sẽ không phạt nó. Thậm chí tôi sợ rằng con tôi yêu bà hơn cả yêu tôi. Tôi cần sự giúp đỡ.
Trả lời: Những sự không thống nhất về việc nuôi dạy con cái với ông bà, thông thường sẽ thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ và ông bà, hơn là về điều gì đang diễn ra trong mối quan hệ giữa trẻ và ông bà của chúng. Những xung đột như vậy có thể xuất phát từ nhu cầu của bạn, muốn chuyển thành mối quan hệ người lớn - người lớn với chính cha mẹ mình. Trong khi đó cha mẹ bạn thỉnh thoảng vẫn coi bạn như đứa con có đôi má phúng phính đáng yêu, mà chỉ mới hôm qua thôi họ đã nâng niu bạn - hoặc là vì vấn đề là con bạn chẳng học được gì trong nhiều năm từ thời thơ ấu.
Tình yêu không phải là một cuộc thi. Nó dường như có một chút giống như là, bạn và bố mẹ của bạn đang dùng con bạn như là một cách để chứng minh cho nhau thấy sự tốt hơn. Những đứa trẻ yêu bố mẹ của chúng. Chúng cũng yêu ông bà chúng. Yêu cả bố mẹ và ông bà mà không làm giảm bớt đi tình yêu của cả hai là điều hoàn toàn có thể.
Những đứa trẻ có thể học được cách cư xử thế nào là có thể chấp nhận được trong những hoàn cảnh khác nhau. Nếu như người bà để cho cháu mình trang trí bàn bếp với những viên kẹo dẻo, thì nó sẽ có thể nhớ rằng những viên kẹo dẻo cũng có một chức năng khác ở nhà. Tất nhiên con bạn có thể cố gắng nói chuyện với bạn về sự biến đổi này, trong khi đang khóc lóc giải thích lý do tại sao "bà để con làm thế." Hãy mỉm cười và nhắc nhở con rằng những quy định ở nhà khác với ở nhà ông bà.
Thật không may khi những triết lý về dạy con, những hi vọng, những quy định, và sự chịu đựng, có thể là không đủ. Nếu như những bậc cha mẹ nỗ lực cố gắng chân thành, để đạt được một mối quan hệ tốt đẹp với vợ hoặc chồng, hay những thành viên khác trong gia đình, thì những sự khác nhau có thể được giải quyết, nhưng sự sắp xếp việc chăm sóc trẻ khác nhau có thể là cần thiết.
"Điều gì xảy ra nếu như bạn có những hoài nghi?"
Bất cứ khi nào một người cha mẹ cảm thấy không thực sự thoải mái với người trông trẻ, có mối quan hệ họ hàng hay là không, thì tình huống đó phải được nêu ra. Sự hoài nghi về việc cư xử mang tính lợi dụng, thể hiện những điều kiện gây hại, những triết lý về việc nuôi dạy con khác nhau lớn, có liên quan đến kỷ luật, hay những lo ngại về việc con đang rơi vào một sự quan tâm giả tạo. Nếu như bạn tin rằng con bạn đang gặp phải nguy cơ đó, đừng ngần ngại, hãy chuyển con ra khỏi môi trường đó, và tìm một người chăm sóc trẻ mà bạn có thể tin tưởng và cảm thấy thoải mái.
Nếu như những mối lo ngại đó không đe dọa đến sự an toàn và sức khỏe của con, thì hãy cùng nhau làm việc để tìm ra giải pháp. Hãy nói ra những mối lo, những ý kiến của bạn, cả những mong muốn và những yêu cầu theo cách tôn trọng. Hãy lắng nghe mà không phán xét những ý kiến của người trông trẻ. Hãy cùng nhau làm việc để tìm ra giải pháp. Vì đối với bất kỳ một trung tâm chăm sóc trẻ nào, khi những người lớn cùng nhau làm việc thì những đứa trẻ sẽ có lợi.
Trong tất cả mọi khả năng, thì con bạn sẽ trải qua ít nhất một phần của những năm mẫu giáo quan trọng, trong sự chăm sóc của một ai đó ngoài cha mẹ - có thể là một vú em, một người họ hàng, hoặc một trung tâm chăm sóc trẻ. Bây giờ, bạn nên đầu tư thời gian và công sức để tạo ra những sắp xếp về việc chăm sóc con, mà phù hợp cho cả con và bạn. Điều này sẽ trả lại cho bạn nhiều khoảng thời gian yên bình, sự tận hưởng và học hỏi. Môi trường trung tâm chăm sóc trẻ và những giáo viên mà con ở cùng sẽ giúp hình thành nên tương lai của con - và tất cả chúng ta cùng chia sẻ tương lai đó.
Mamnon.com