Kỷ luật tích cực với con cái
   "Con không thích!” - Trẻ mầm non và việc ăn uống: Thời gian biểu dành cho bữa ăn
 

Vâng, tất nhiên là ăn uống cũng cần thời gian biểu. Khoảng thời gian cùng ăn cơm trong các gia đình bận rộn thường trở thành những dịp sôi nổi, vội vàng, và căng thẳng, mà chẳng ai trong gia đình thật sự thích. Những bậc cha mẹ về nhà thì mệt mỏi sau một ngày dài làm việc; những đứa trẻ thì thường vừa đói và vừa cáu kỉnh. Một cốc sữa cho nhu cầu thiết yếu của con người cũng không có trên bàn ăn.

Những thời gian biểu cho bữa ăn có thể làm cho những bữa ăn của gia đình trở nên suôn sẻ hơn. Các yếu tố dành cho thời gian biểu thì đơn giản; đây là một số gợi ý giúp bạn tạo ra thời gian biểu cho chính gia đình bạn.

Hãy dành thời gian để thư giãn

Nếu như thời gian ăn bữa tối thường diễn ra vội vàng trong nhà bạn, vậy bạn hãy bắt đầu thời gian này khác đi.

Todd luôn luôn gói một bữa ăn trưa thật lớn cho con gái 4 tuổi Katie. Trong suốt thời gian Todd lái xe về nhà sau khi tan làm và đón con rời trường, bé Katie mở hộp đồ ăn trưa và tận hưởng bất cứ thứ gì còn lại từ bữa trưa. Khi họ về nhà, Katie không cảm thấy đói nhiều, và bố cô bé cũng không cảm thấy áp lực phải chuẩn bị bữa tối ngay.

Thay vào đó,họ thường dành thời gian để thư giãn cùng nhau và kể chuyện, trước khi người bố giải quyết việc chuẩn bị bữa tối.

Dành thời gian để thư giãn vào cuối ngày luôn luôn là việc đáng được đầu tư. Bạn có thể muốn dành vài phút để cuộn mình trên ghế sô-fa với con, gắn kết lại và chia sẻ những khoảnh khắc trong ngày. Tắm bằng nước ấm có thể làm bạn tươi vui trở lại để bắt đầu buổi tối, hoặc là bạn có thể dành thời gian đi dạo hoặc chơi một vài game nhỏ cùng nhau. Những miếng hoa quả hay một túi đồ ăn nhẹ có thể làm thỏa mãn cơn đói cho cả nhà để thoải mái hơn. Bạn có thể sẽ nói rằng, "nhưng tôi không có thời gian, đơn giản là tôi có quá nhiều việc phải làm!" Chẳng liên quan đến việc cuộc sống của bạn bận rộn thế nào, việc dành thời gian để thư giãn và lại bước vào thế giới của gia đình sẽ giúp bạn xóa đi những vất vả mệt nhọc, và những đòi hỏi quan tâm thái quá của trẻ, mà những điều này thường làm mất nhiều thời gian hơn.

Chuẩn bị bữa ăn cùng nhau

Chẳng có gì thắng được một đứa trẻ kén chọn món ăn, trừ việc để bé giúp đỡ bạn lên kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn. Và hầu hết những bậc cha mẹ thường không nhận ra rằng những người giúp đỡ nhỏ bé tuyệt vời này luôn làm đúng khi ở bên cạnh người lớn. Lấy một cái tạp dề lớn, kéo một cái ghế đẩy tới cái bồn rửa và để trẻ vẩy sạch nước rau diếp cho món salad tối nay. Thậm chí một đứa bé 2 tuổi có thể dùng bàn chải để cọ sạch bụi bẩn trên rau, và trẻ 3 tuổi có thể sắp xếp những đồ bằng bạc và khăn ăn lên bàn ăn.

Anh Parker, một giáo viên mẫu giáo đã mời một nhóm những đứa trẻ giúp mình chuẩn bị một món ăn làm từ rau cải xoăn và dứa. Bây giờ, hầu hết người lớn sẽ co rúm lại trước sự kết hợp hương vị đặc biệt này, nhưng tất cả những đứa trẻ mà đã giúp rửa và vẩy sạch nước khỏi rau cải xoăn, và đã tham gia vào việc chuẩn bị món ăn, đã không chỉ nếm món kết hợp này mà con tuyên bố rằng nó ngon và sẽ ăn thêm nữa. Sau đó anh Parker cho món kết hợp đó vào một cái khay, và mang nó ra chia sẻ cho những đứa trẻ ở phòng học khác. Hãy đoán xem điều gì xảy ra? Không có một trẻ nào trong số chúng thử ăn món này nhiều như những đứa trẻ giúp cùng làm món ăn.Khó để tìm ra một bằng chứng thuyết phục hơn về giá trị của việc làm cho trẻ có liên quan trong việc chuẩn bị thức ăn.

Cho trẻ một cơ hội để đóng góp sức mình là khuyến khích sự phát triển khả năng tự làm lấy công việc của trẻ, dạy cho trẻ những kỹ năng sống, làm cho trẻ nhìn thấy chính mình đang là những thành viên có đóng góp cho gia đình, hay cho cộng đồng, và tạo nên cảm giác có quyền sở hữu.

Tạo ra những khoảng khắc ở bên nhau

Bữa ăn trưa tại trung tâm chăm sóc trẻ em Round Tree là khoảng thời gian đặc biệt - những đứa trẻ ở đó cùng tham gia quanh bàn ăn, một đứa trẻ được mời chia sẻ điều gì đó mà cô bé cảm thấy vui, và sau đó họ thực hiện việc bắt chéo tay sang bên phải bắt đầu từ tay của cô bé đó, việc bắt chéo này tạo thành vòng tròn trước khi những đứa trẻ ăn. Ezra đến từ một gia đình người Do Thái truyền thống, và trước mỗi bữa ăn ở nhà của cậu bé, cậu thường đọc lên những lời cầu nguyện bằng tiếng Do Thái đặc biệt. Trong gia đình của Jenny, mỗi người đều đứng ở vị trí của họ tại bàn ăn, và khi tất cả mọi người có mặt đông đủ, họ cùng nhau hát lên những lời cầu nguyện. Ở nhà của Maia, cả gia đình đều suy ngẫm trong yên lặng một vài phút trước khi bắt đầu bữa ăn.

Trong những gia đình bận rộn , những bữa ăn thường được ăn nhanh - mọi người đều có một nơi nào đó cần đi, và những khoảnh khắc cùng nhau nói chuyện và ở bên nhau, có thể bị mất đi nếu chúng ta không gìn giữ chúng cẩn thận. Những nghi lễ - dù có thuộc tâm linh hay không - có thể là những cách tuyệt vời để lưu giữ cảm giác về gia đình, dạy cho con biết giá trị của nó, đồng thời tạo ra những khoảng thời gian yêu thương, đầm ấm với con. Trung tâm nghiên cứu quốc gia về Nghiện và Lạm dụng thuốc thuộc trường Đại học Columbia đã cho rằng thời gian ăn tối của gia đình có kết nối với những vấn đề thay đổi như vậy, như là giảm nguy cơ nghiện rượu hay lạm dụng thuốc, giảm tỷ lệ tự tử, và khả năng học tập ở trường được cải thiện. Những điều này là những lý do hấp dẫn để tạo nên thời gian cho những bữa ăn gia đình - và tạo nên những bữa ăn thoải mái bên gia đình.

Dành thời gian để xum họp quanh bàn ăn tạo nên những cơ hội vô giá cho sự gắn kết, và sự gần gũi với nhau trong gia đình - những khoảng thời gian tạo nên những kỷ niệm tô đẹp cho tâm hồn, đáng nhớ như khi chúng ta ăn bánh mỳ được nướng ở nhà của bà. Đồ ăn là để ăn (không phải để ép ăn), và không bao giờ nên trở thành nhiên liệu cho sự hận thù trong gia đình.

Lập nên những quy định cho việc kết thúc bữa ăn

Người lớn có nên bắt trẻ ngồi yên lặng cho đến khi mọi người ăn hết bữa ăn. Hoặc là trẻ có nên được phép rời bàn ăn để chơi yên tĩnh? Không có câu trả lời nào là hoàn toàn "đúng", những có thể là khôn ngoan khi quyết định vấn đề đó trước khi làm, còn hơn là tranh cãi nhau cho tới khi món cháo khoai tây đã nguội.

Thậm chí trẻ nhỏ có thể được tham gia vào trong một vài việc nhỏ của việc dọn dẹp sau bữa ăn. Nếu như con của bạn có thể tự đi vững vàng, thì bé có thể tự dọn dẹp đĩa của mình, tự vét hết thức ăn thừa, hoặc là để đồ dùng cho bữa ăn vào trong máy rửa bát. Rất nhiều trung tâm chăm sóc trẻ có sắp xếp những cái chậu nhỏ để bỏ thức ăn còn thừa vào, và đưa ra một số thùng khác nhau để trẻ có thể phân loại đĩa, dao kéo, tách. Một vài trung tâm còn tiến bộ hơn, cho phép trẻ lần lượt mang những đồ ăn thừa đổ vào thùng giác phân hủy, hoặc là đồ chứa làm thành phân trộn bón cây của trung tâm, do vậy điều này tạo thêm một cấp độ mới cho việc học hỏi, vì những đứa trẻ biết đánh giá cao mối quan hệ giữa thức ăn và môi trường

Sự dị ứng với thức ăn, những dược phẩm, và những chế độ ăn uống đặc biệt

Chúng tôi nhận thấy rằng tranh cãi với trẻ về ăn uống sẽ làm trẻ phải sử dụng đến dược phẩm hoặc là làm trẻ tránh xa những món ăn, điều này tạo ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Thật buồn cười rằng điều mà những đứa trẻ đang sẵn lòng chịu đựng là tránh xa việc bị kiểm soát. Chúng tôi luôn nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng cực kỳ quan trọng khi để trẻ tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề, cốt để mà trẻ phát triển được những kỹ năng tư duy, và những kỹ năng giải quyết vấn đề - và quan trọng không kém là để trẻ cảm thấy có quyền và có khả năng. Dưới đây là một số gợi ý:

- Tránh thuyết giảng. Thay vào đó, hãy để trẻ tự khám phá bằng việc hỏi những câu hỏi "cái gì," "tại sao," và "như thế nào": "Điều gì xảy ra khi con không uống thuốc (hoặc là khi con ăn món ăn đó)? "Con cảm thấy như thế nào khi việc đó xảy ra?" "Con có ý tưởng nào để giải quyết vấn đề này không?" (Điều này sẽ không hiệu quả nếu những đứa trẻ có cảm giác một chút hơi hướng thuyết giảng, thay vì tính ham hiểu thật sự của bạn về những suy nghĩ và khả năng của chúng, để học hỏi và giải quyết vấn đề.)

- Để trẻ cùng tham gia vào việc tạo nên một lịch trình sử dụng dược phẩm. Hãy cùng nhau quyết định về một khoảng thời gian trong ngày phù hợp nhất với cả hai. Cùng nhau làm việc để tạo ra một cột nhắc nhở, và cả những cách thức nhắc nhở (ví dụ như hàng ngày một cái đồng hồ báo thức luôn đổ chuông vào đúng một thời điểm.)

- Hãy dẫn trẻ tới thư viện để tìm hiểu về những dị ứng với thức ăn - và chính xác là điều gì sẽ xảy ra với cơ thể. (Hãy đảm bảo chắc chắn mục tiêu của bạn là giáo dục, đừng lo ngại.)

- Hãy quyết định điều bạn sẽ làm. Điều này nghĩa là bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm nhắc nhở con hàng ngày vào thời gian sử dụng thuốc, hoặc là bạn sẽ không can thiệp vào việc sử dụng dược phẩm của con, bởi vì bạn có niềm tin vào con, để con tự giải quyết vấn đề, hoặc là để con học hỏi từ những lỗi lầm. (Nếu như vấn đề đó đang đe dọa đến cuộc sống, hãy lựa chọn phương pháp trước, thực hiện chúng mà không có những lời thuyết giảng, hoặc thể hiện sự quan tâm thái quá.)

- Hãy thừa nhận rằng bạn không thể lúc nào cũng ở bên cạnh, để giám sát chế độ ăn hay uống thuốc của con. Trong những phương pháp thích hợp cho độ tuổi (kết hợp với sự giám sát tốt bụng và kiên trì), hãy để trẻ chịu trách nhiệm cho việc đo đếm, hòa trộn, và ghi nhớ. Hãy nhớ rằng sự tự tin và khả năng đến từ thực hành.

Những đứa trẻ thừa cân

Ngày càng có nhiều trẻ em đang trở nên béo phì, với những nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng đối với sức khỏe lâu dài của trẻ. Những hạt giống của vấn đề này đang được gieo lên rất sớm. Cũng có những nguyên nhân về gen. Khi mà sự thừa cân là do gen di truyền, thì cực kỳ quan trọng để giúp trẻ cảm thấy chấp nhận chỉ là vì chúng là như vậy rồi - và cùng làm việc với trẻ để tìm cách vượt qua khó khăn của cuộc sống.

Béo phì có thể tạo ra một vòng quay rất xấu, khi những đứa trẻ cũng cảm thấy thiếu lòng tự trọng. Thiếu lòng tự trọng có thể gây ra phản ứng thái quá tạo nên thêm tình trạng trống rỗng. Trẻ sẽ làm tốt hơn khi trẻ cảm thấy tốt hơn.

Hãy cho trẻ nhiều tình yêu thương và sự động viên vô điều kiện, bằng việc nói rõ với trẻ rằng bạn tin tưởng vào việc giải quyết khó khăn trước thực tế đang thừa cân của trẻ. Hãy ủng hộ trẻ, không phải là kiểm soát. Rất nhiều gợi ý đã được đưa ra để tránh những cuộc chiến sức mạnh trong việc sử dụng thuốc và những dị ứng thức ăn, chúng cũng rất hiệu quả cho những trẻ bị thừa cân.

Tất nhiên, việc làm gương là rất quan trọng. Đừng có cho rằng trẻ phải làm một việc nào đó mà trẻ đã không thấy chúng ta làm. Hãy quan tâm đến những vấn đề về cân nặng của chính bạn nữa (bạn và trẻ có thể cùng nhau suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết cho vấn đề). Cả hai có thể cùng nhau chuẩn bị những món ăn tốt cho sức khỏe, và tránh cho những thức ăn không tốt vào trong danh sách đi chợ.

Tập thể dục

Ở đây chúng tôi xin nhắc lại lần nữa rằng: hãy tắt ti-vi. Chúng tôi đã đưa ra nhiều lý do để bạn có thể thấy được rằng xem quá nhiều ti-vi sẽ không tốt cho sự phát triển của não, tất nhiên bạn cũng biết rằng xem ti-vi quá nhiều cũng không tốt cho tất cả những bộ phận khác của cơ thể.

Trẻ cần sự hướng dẫn của bạn. Dễ dàng hơn nhiều để tận hưởng không khí yên tĩnh và thanh bình trong khi trẻ xem ti-vi, nhưng sẽ là tốt hơn cho sức khỏe của cả bạn và trẻ nếu cùng đi dạo và chơi bóng. Hãy xem xét việc dạy trẻ một số trò chơi giải trí để mọi người cùng chơi trước giờ xem ti-vi. Hãy làm cho hoạt động trong nhà trở nên hài hòa.

Hãy chọn ra những nơi cho phép chạy hay tung những quả bóng mềm, như là một đường hành lang dài hay một phòng chơi trang bị những đồ đạc nhỏ (và không thể vỡ). Hãy cố gắng tạo ra một căn phòng có thể vận động đa dạng, khuyến khích một khu vực chơi năng động (được giám sát).
Hãy đi dạo, việc này vừa vui vừa rèn luyện, đặc biệt là nếu con chó hay lợn bụng phệ của gia đình cũng cần tập thể dục. Một lần mỗi tuần, hãy kết thúc một ngày bận rộn bằng một buổi đi bơi tối cùng cả nhà. Hãy tận dụng kỹ thuật trong phương pháp này, bằng việc thuê những bằng ghi hình về bài tập thể dục cho gia đình hay cho trẻ, và sử dụng chúng để cả nhà cùng tập thể dục cùng nhau. Chơi nhạc và nhảy quanh ngôi nhà, hoặc là có một cái rổ những quả chuông, trống lục lạc, và những vật gây tiếng ồn khác để làm thành âm nhạc của chính các bạn. Hãy tận hưởng niềm vui,và tất cả mọi người sẽ đều thu được nhiều lợi ích.

Ti-vi, quảng cáo, và sự béo phì

Viện Dược phẩm Quốc gia Hoa Kỳ gần đây đã đưa ra một tóm tắt của 120 nghiên cứu về trẻ em và thị trường thực phẩm. Viện này phát hiện ra rằng quảng cáo trải khắp các chương trình ti-vi mang tính thương mại cho trẻ em, và nó đang bị bão hòa với toàn những đồ ăn cho quá nhiều chất béo, muối, hay đường, với giá trị dinh dưỡng hầu như không có. Quảng cáo loại này ảnh hưởng nặng nề đến những trẻ dưới 12 tuổi, khiến chúng thường quấy rầy cha mẹ bắt họ mua những đồ ăn đó. Viện cũng phát hiện ra những em bé dưới 4 tuổi không thể phân biệt được giữa một quảng cáo hay một chương trình giải trí, và không hiểu được những quảng cáo là có mục đích bán các sản phẩm.

Bản tóm tắt của viện cũng lưu ý rằng những công ty của Mỹ đã chi khoảng 10 tỷ đô la quảng cáo trong năm 2004 cho thị trường đồ ăn, thức uống dành cho trẻ em. Những nghiên cứu như vậy đã làm cho Hiệp hội Tâm lý Mỹ vào năm 2004 đã kết luận rằng quảng cáo dành cho trẻ dưới 8 tuổi là khai thác chúng và phải bị hạn chế - bằng cả pháp luật nếu cần thiết.

Chúc ngon miệng

Hãy nhớ rằng để trẻ được liên quan, khuyến khích trẻ thành thật và tôn trọng lẫn nhau, đưa ra những mong muốn thực tế, sẽ làm tiêu tan đi đáng kể cuộc chiến khi cho trẻ ăn, và có thể tạo ra những bữa ăn tuyệt vời cùng nhau mà cả gia đình đều mong đợi. Cho dù những thức ăn ở trên bàn của bạn có hấp dẫn thế nào, thì điều quan trọng là con của bạn phải lựa chọn ra để ăn chúng. Hãy luôn luôn ghi nhớ rằng: bạn không thể bắt trẻ ăn món trẻ không thích!

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chương XIV: Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Câu chuyện dài kỳ về kỹ năng vệ sinh (18/8)
 Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Tầm quan trọng của việc kiên nhẫn (18/8)
 Chương XV: Lựa chọn (và chung sống cùng) những cơ sở chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm Non (18/8)
 Sống với quyết định bạn đã chọn về trung tâm chăm sóc trẻ (18/8)
 Chương XVI: Những buổi họp với trẻ Mầm Non (18/8)
 Những lời khuyên đặc biệt giúp cho việc họp lớp hiệu quả (18/8)
 Chương 17: Thế giới bên ngoài: Đối phó với ảnh hưởng của công nghệ và văn hóa (18/8)
 Thế giới bên ngoài: Tivi – Bạn hay kẻ thù? (18/8)
 Thế giới bên ngoài: Nuôi dưỡng con cái tốt trong thế giới công nghệ (10/12)
 Chương 18: Khi con bạn cần những sự giúp đỡ đặc biệt (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i