Kỷ luật tích cực với con cái
   Chương XI. Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Cậu không được đến sinh nhật tớ đâu!”
 

"Cậu sẽ làm bạn với tớ chứ?" Mỗi giáo viên tiểu học đều thường hay nghe thấy lời yêu cầu này. Nó có thể dẫn đến một sự lôi kéo mạnh mẽ trong thâm tâm - hoặc là sự tức giận, giống như là một sự đánh cược để có sự quan tâm quá mức. Thực tế, nhu cầu kết bạn và những kỹ năng xã hội là một phần trong sự phát triển bình thường và hợp lý của trẻ.

Những năm ở độ tuổi mẫu giáo thường được cho là có sự phát triển đáng ngạc nhiên, và sự phát triển đó có thể được ghi dấu bởi sự phát triển của những mối quan hệ bạn bè. Sự lĩnh hội các kỹ năng xã hội diễn ra trong các giai đoạn có thể dự đoán được, và điều này sẽ diễn ra mà ít gây ra các vấn đề hơn nhiều, khi những người lớn hiểu được những khả năng đang phát triển trong từng giai đoạn của một đứa trẻ. Những người lớn đang chăm sóc trẻ có thể dành cho trẻ sự dạy dỗ, kiên nhẫn, và động viên trong suốt thời kỳ phát triển các kỹ năng xã hội. Một khoảng thời gian đôi khi xảy ra liên tiếp các vấn đề, với những khuôn mặt chảy đầy nước mắt, những thứ đồ chơi bị ném đi, hay những cuộc chiến ganh đua ác liệt.

 

Tình bạn nghĩa là gì với những đứa trẻ?

Khi trẻ lên 2 hoặc là nhỏ hơn, chúng thật sự không có những người bạn, mặc dù chúng có thể nhận thấy chính mình đang ở cùng với nhiều bạn trong lớp ở trung tâm chăm sóc trẻ em, những đứa trẻ có bố mẹ quen với gia đình, hay những đứa trẻ hàng xóm chơi chung trong khi những người lớn đang nói chuyện. Giữa độ tuổi 2 và 3, trẻ bắt đầu giao tiếp với những người bạn cùng lứa nhằm mục đính học hỏi và khám phá, điều này cũng bao gồm cả việc đánh bạn, giật lấy đồ chơi, thậm chí là ném cát - những yếu tố không hiệu quả để hình thành tình bạn. Chúng có thể cùng tham gia vào một trò chơi - chơi theo từng cá nhân rồi tiếp theo đến đứa trẻ khác.

Khi trẻ 3 tuổi, tình bạn bắt đầu nảy nở; chúng thường xuyên được gây dựng bởi người lớn và có thể chỉ là lướt qua, nhưng những hạt giống cho tình bạn thật sự đang được gieo lên, một vài đứa trẻ bắt đầu xây dựng lên những gắn kết thật sự với bạn bè. Đến tuổi thứ 4, trẻ sẽ bắt đầu xây dựng những tình bạn lâu bền hơn, thường là với 2 hoặc 3 bạn cùng lớp thân thiết.

 

Việc học đối với trẻ mẫu giáo thường liên quan đến những cặp trái ngược - chúng học một kỹ năng và kỹ năng ngược lại cùng lúc đó. Về trường hợp của tình bạn, điều này nghĩa là sự nảy nở về sự gắn kết tình bạn cũng sẽ mang đến mặt tiêu cực - mặt loại trừ. Không có một tuyên bố vĩ đại nào về tình bạn từ một đứa trẻ mẫu giáo hơn là tuyên bố "Bạn có thể đến dự bữa tiệc sinh nhật của tớ." Cô bé đang nói, "Tớ thích bạn cùng chia sẻ ngày quan trọng nhất trong thế giới của tớ: ngày kỷ niệm của tớ." Không may là những đứa trẻ mẫu giáo cũng học được rằng bỏ rơi một đứa trẻ khác sẽ tạo ra cảm giác có quyền lực, và cũng tạo ra cơ hội cho sự trả thù.

Cô bé Jenna 4 tuổi rưỡi. Đó là tháng sáu và sinh nhật của cô bé chưa diễn ra cho đến tháng 12. Mặc dù vậy, hầu như không ngày nào Jenna không mời một ai đó ở trường mẫu giáo đến dự tiệc sinh nhật của cô bé. Khi một bậc phụ huynh đi vào trong lớp để nói chuyện về việc nhập học của con gái, ngay lúc đó Jenna đi tới chỗ bạn gái mới và nói rằng, "Mình sắp 5 tuổi rồi. Bạn có thể đến dự tiệc sinh nhật của mình!" Tuy nhiên, chỉ một lát sau, khi bạn của Jenna là Ilsa không chia sẻ với cô bé những chiếc khăn quàng đẹp, Jenna chìa môi ra và tuyên bố với một giọng phán quyết, "Bạn không thể đến dự bữa tiệc sinh nhật của tớ được đâu." Ilsa lo sợ trước lời đe dọa như vậy, và nhanh chóng đưa cho Jenna một trong số những chiếc khăn quàng cổ.

Những lời mời dự tiệc sinh nhật (hay những lời đe dọa rút lại lời mời) là một công cụ giao tiếp xã hội từ rất sớm. Chúng thể hiện một lời mời của tình bạn - và đồng thời ngược lại, sự không chấp nhận người bạn đó. Bởi vì những đứa trẻ ở tuổi này chưa có kỹ năng về việc xác định, và nói chúng cảm thấy thế nào, nên sự đe dọa về tiệc sinh nhật hay những thứ khác giống như là để phục vụ cho 2 mục đích. Mục đích thứ nhất là cách để trẻ thể hiện rằng, "Tôi đang tức giận, đau khổ hay buồn bã vì 1 lý do nào đó." Mục đích thứ hai, giống như là một công cụ để bắt bạn khác phải làm theo lệnh: "Nếu như bạn không để tôi chơi cái đu đó, bạn sẽ không thể đến dự tiệc sinh nhật của tôi." Khi trẻ lĩnh hội được những kỹ năng về cảm xúc và xã hội, trẻ sẽ học giao tiếp trong nhiều cách có tính hợp tác hơn.

 

Đến lúc 5 tuổi, trẻ phát triển tình bạn bền vững hơn. Giai đoạn phát triển tình bạn này trùng với giai đoạn phát triển cảm xúc mạnh mẽ. Và khi những khía cạnh phát triển này trùng nhau, thì trí thông minh có thể bộc lộ. Đến 5 tuổi, trẻ có thể chỉ tập trung vào chơi với một người bạn cùng lớp, tạo nên mối quan hệ thân thiết hoặc chúng sẽ hình thành nên một vòng những người bạn thân.
Sergio và Kenneth là những người bạn thân thiết nhất của nhau. Mỗi đứa đều ngóng chờ đứa kia đến trung tâm vào buổi sáng. Chúng chào nhau bằng cách lăn quanh sàn như đánh trận giả, và chúng nhanh chóng chạy ra để bắt đầu làm một tòa tháp Lego mới. Chúng muốn ngồi cạnh nhau trong thời gian họp nhóm, và thỉnh thoảng giáo viên của chúng phải nhắc nhở rằng nếu chúng không thể cùng nhau ngồi yên tĩnh, chúng sẽ phải tách nhau ra. Sergio và Kenneth luôn bên nhau suốt cả ngày; tình bạn của chúng là một tình bạn ban đầu tuyệt vời và quan trọng.

Một vấn đề quan trọng liên quan đến việc khi nào 3 đứa trẻ là bạn của nhau, và khi nào một đứa bị bỏ lại. Cha mẹ của Lauren nghe thấy nỗi đau khổ trong giọng nói của cô bé, khi cô bé nói với họ rằng bạn Erin và Mary đang bơi cùng nhau; việc đang bị bỏ rơi đối với trẻ là rất đau khổ. (Thường thường là vào ngày tiếp theo, những cảm xúc đau khổ đó sẽ được giải quyết và tình bạn đó lại tiếp tục phát triển.) Sự loại bỏ có thể là một công cụ xã hội gây đau lòng, và do đó, những năm mẫu giáo này đòi hỏi người lớn phải nêu gương, và huấn luyện trẻ sử dụng những kỹ năng giải quyết vấn đề, cho trẻ thực nghiệm những tình huống khác nhau, để khuyến khích trẻ giao tiếp xã hội lành mạnh. Thật thú vị là giới tính cũng có ảnh hưởng đến những tương tác xã hội. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng những bé gái có thể tận dụng nhiều mối quan hệ hơn, và sự loại bỏ giống như hình thức của kẻ gây sự, trong khi bé trai có thể là thiên về đánh nhau, tranh cãi - và nhanh chóng kết bạn hơn.

Hal, Allan và Shelley cũng là những người bạn thân. Chúng chơi đuổi bắt nhau trong sân trường, và là một đội không thể tách rời. Shelly là người lãnh đạo trong nhóm 3 người này; cô bé thường xuyên là người duy nhất chọn trò chơi để chơi, và đưa ra các luật lệ. Người giáo viên khôn ngoan biết rằng nếu như anh ấy muốn làm cho 3 đứa trẻ thú vị này chuyển sang chơi trò khác, thì người duy nhất phải thuyết phục là Shelley.

Những tình bạn đặc biệt hình thành nên những nền tảng quan trọng trong rất nhiều mối quan hệ của cuộc sống, và tạo ra cho trẻ một cách để trải qua những vai trò khác nhau. Ví dụ, bởi vì bây giờ Allan lựa chọn làm theo sự lãnh đạo của Shelley, không có nghĩa là cậu bé sẽ không bao giờ trở thành một người lãnh đạo. Đó chỉ là một trong số những vai trò mà cậu đang thử nghiệm.

Muốn có các kỹ năng xã hội thì cần phải qua thực hành, và sẽ có rất nhiều lời phàn nàn, và những khuôn mặt đầy nước mắt. Nếu như người lớn không chỉ quá tập trung vào làm tốt vai trò của người cứu giúp, mà còn tập trung vào nuôi dưỡng những đứa trẻ khỏe mạnh, làm cho chúng cảm thấy có ảnh hưởng và có năng lực, thì họ đang giúp trẻ đạt được các kỹ năng xã hội mà chúng cần, để có được cảm giác về quyền sở hữu trong thế giới của những mối quan hệ.

Thời gian chơi, một nơi dành cho xã hội hóa

Sự vui chơi của những đứa trẻ thật sự là một phòng thí nghiệm, nơi mà cuộc nghiên cứu chuyên sâu về những vai trò và các mối quan hệ đang diễn ra. Vui chơi là một hoạt động sẽ hình thành nên nền tảng của những mối quan hệ bạn bè trong tương lai - chắc chắn nó không phải là vô nghĩa hay mất thời gian. Mặc dù vậy, sẽ có những lúc trắc trở, và hầu hết những bậc cha mẹ và người trông trẻ có thể kể những câu chuyện giống như là câu chuyện dưới đây.

Vào một buổi chiều, cô bé Sharon 4 tuổi về nhà với cái đầu gối bị xây xước và đang chảy máu; người bạn thân nhất của cô bé là Jamie đã đẩy cô bé ra khỏi cái đu. Hành động đầu tiên theo bản năng của mẹ cô bé là gọi điện cho giáo viên và phàn nàn. Rốt cục, không phải là họ có bổn phận phải để mắt đến những đứa trẻ sao?

May mắn cho Sharon, mẹ của cô bé có hứng thú trong việc giúp cô bé học những kỹ năng xã hội, hơn là đổ lỗi cho những xung đột xã hội. Cô ấy ngồi xuống bên cạnh Sharon và hỏi, "Con yêu, con có thể nói cho mẹ biết điều gì đã xảy ra được không?"

"Jamie đi ra khỏi cái xích đu, và rồi con ngồi vào đó," Sharon nói và sau đó nói thêm có ý bảo vệ, "bạn ấy đã không sử dụng nó nữa rồi mà."

Người mẹ nén lại một nụ cười, bỗng nhiên cô nhận ra câu chuyện này có thể diễn ra thế nào. "Con có biết tại sao Jamie lại đi ra khỏi cái đu không?" Cô bé bình tĩnh đáp lại, "Để bạn ấy lấy áo vét."

Đúng như người mẹ suy đoán, khi mà Jamie quay lại với chiếc áo vét, cô bé thấy Sharon ngồi trên xích đu của mình, và đã đẩy Sharon ra. Người mẹ mất một chút thời gian để nhận thức những cảm xúc của con gái. "Mẹ cá là thật đáng sợ khi Jamie đẩy con ra. Có lẽ con đã cảm thẩy rằng bạn ấy không còn là bạn của con nữa."

Môi của cô bé rung lên, "Vâââng", cô bé nói và tuôn ra những giọt lệ. Khi cô bé đã bớt khóc, cô bé cảm thấy tốt hơn, và Sharon cùng với mẹ đã khám phá ra được điều gì đã xảy ra. Người mẹ hỏi liệu Sharon có thể làm gì khác hơn là ngồi vào trong cái đu khi Jamie đi ra. Sharon suy nghĩ một chút, và quyết định rằng cô bé có thể cầm xích đu cho Jamie cho đến khi Jamie quay lại.

 

Người mẹ hỏi, "Điều gì có thể đã xảy ra khi con giữ xích đu cho Jamie?"

Sharon nói, "Jamie sẽ quay lại ngồi vào đó"
"Jamie sẽ không đẩy con đúng không?"

Sharon lắc lắc đầu. Cô bé có thể nhìn thấy kết quả sẽ khác, nếu như cô bé cư xử khác. Người mẹ đồng ý rằng Jamie đã sai khi đẩy Sharon, và giúp con gái hiểu được rằng cô bé đã có thể nói rõ ràng với Jamie, "Đừng đẩy tớ!" Người mẹ cũng giúp Sharon hiểu được rằng cô bé có nhiều sự lựa chọn hành động, và nó ảnh hưởng đến kết quả của một tình huống. Nói cách khác, Sharon có quyền cá nhân và có sự ảnh hưởng riêng. Bằng việc nói chuyện về điều này với Sharon, chứ không phải là chạy đến cứu giúp cô bé, mẹ của Sharon đã giúp cô bé nhận thấy rằng mình có năng lực.

Điều quan trọng là những bậc cha mẹ cần tránh dạy con coi chính bản thân mình như nạn nhân, không nhận được giúp đỡ để thay đổi, hay làm ảnh hưởng đến điều xảy ra với chúng. Mẹ của Sharon có thể đã chạy ào tới gọi điện (và đổ lỗi) cho trường học của con gái, và việc làm này có thể đã làm cho Sharon phát triển tâm lý nạn nhân. Sharon cần giúp đỡ, nhưng không phải thông qua sự thương cảm, đổ lỗi cho người khác, hay là được cứu giúp. Trẻ trong thời kỳ này đang học cách làm thế nào để tương tác trong các tình huống xã hội, vì vậy, các bậc cha mẹ và giáo viên nên giúp trẻ khám phá chính bản thân mình. Điều gì đang xảy ra, trẻ cảm thấy thế nào về điều đó, trẻ học được gì từ điều đó, và những giải pháp nào trẻ có thể sử dụng để giải quyết được vấn đề đó? Người lớn có thể giúp trẻ học hỏi từ những trải nghiệm về tình bạn ban đầu, để trẻ biết trẻ không phải là không có sức mạnh, và những lựa chọn của trẻ có ảnh hưởng đến điều mà trẻ đang trải qua.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Những nạn nhân và những kẻ hay bắt nạt (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Này, nhìn tớ này!” – phô trương tài năng (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Xác nhận và nói rõ những cảm xúc (10/12)
 Chương XII. Trẻ mầm non và giờ ngủ: Chấm dứt trận chiến giờ ngủ (10/12)
 Trẻ Mầm Non và giờ ngủ: Thực hành thời gian biểu (10/12)
 Chương XIII: "Con không thích!” - Trẻ mầm non và việc ăn uống (10/12)
 "Con không thích!” - Trẻ mầm non và việc ăn uống: Thời gian biểu dành cho bữa ăn (10/12)
 Chương XIV: Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Câu chuyện dài kỳ về kỹ năng vệ sinh (18/8)
 Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Tầm quan trọng của việc kiên nhẫn (18/8)
 Chương XV: Lựa chọn (và chung sống cùng) những cơ sở chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm Non (18/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i