Kỷ luật tích cực với con cái
   Những mục tiêu sai lầm ở trường Mầm Non: Những trận tranh giành quyền lực ở trường
 

Đó là một ngày đẹp trời, có nắng nhẹ tại trường mẫu giáo Siverport. Ở bên kia cây táo, bé Shama 3 tuổi và cô giáo Julie đang có cái nhìn trừng trừng vào nhau. Cô Julie nói đã đến giờ phải vào trong rồi. Shama không đi. Julie nhấn mạnh giờ ra chơi kết thúc: tất cả những bạn khác đã vào trong rồi, và Shama phải vào trong ngay lập tức. Bé Shama bám lấy bên cạnh của cây leo (trang thiết bị cho sân chơi của trẻ). Khuôn mặt của cô Julie bắt đầu đỏ lên, và cô bắt đầu đe dọa cô học trò bé nhỏ: "Nếu như con không vào trong ngay bây giờ, con sẽ không được phép đi ra ngoài chơi cả ngày hôm nay nữa."

 

Shama thè lưỡi ra. Cô bé chế nhạo, "Cô không thể làm điều đó với con!" Cô Julie cố gắng bế Shama lên và đưa vào trong, nhưng đầu tiên cô phải đuổi bắt để đưa bé Shama trèo xuống.

Cô Julie cảm thấy tức giận (và một chút ngượng ngùng - vì rốt cục, đây chỉ là đứa trẻ 3 tuổi) và cô cũng cảm thấy rằng quyền lực của mình đang bị thách thức. Khi cô Julie bế Shama đang lăn lộn và la hét vào bên trong, cô nói qua hàm răng nghiến chặt, "Khi cô nói đến giờ phải vào trong rồi, thì con sẽ phải làm theo điều cô nói!"

Bạn đang nghĩ gì? Lần sau Shama có ngoan ngoãn nghe lời cô Julie không? Thông điệp ẩn trong hành vi cư xử của Shama là gì? Cô bé có thể đang nói rằng, "Con muốn là bà chủ, và có một chút quyền hành trong cuộc sống của con!" Chiếc mũ cứng vô hình của cô bé đang nói lên rằng, "Hãy giúp con; cho con những sự lựa chọn." Cách của Shama để đạt được quyền lực là chứng minh rằng "Cô không thể làm điều đó với con đâu!"

Xác định mục tiêu làm mất đi quyền lực

Cô Julie đã cảm thấy tức giận; cô cũng cảm thấy quyền lực chính đáng của mình đang bị thử thách. Đây là những cảm xúc điển hình mà người lớn cảm thấy khi họ có liên quan tới một cuộc tranh giành quyền lực - và những cảm xúc này cung cấp dấu hiệu đầu tiên để xác định mục tiêu làm mất đi quyền lực của trẻ.
Như chúng tôi đề cập trước đây, một cuộc tranh giành quyền lực phải có 2 người. Shama cần những phản ứng của cô Julie để bắt đầu cuộc chiến. Cô Julie đã phản ứng lại tình huống này bằng cách sử dụng thế mạnh vượt trội của mình, để làm cho Shama khuất phục và đưa cô bé vào trong. Cô bắt Shama phải hiểu rằng cô sẽ làm những gì cô nói. Nhưng Shama đã từng từ bỏ việc kết thúc cuộc chiến chưa?
Hãy nhớ lại cái cách mà Shama bám lấy cái cây để củng cố lại vị trí của mình. Một dấu hiệu thêm vào nữa để xác định đó là mục tiêu tranh giành quyền lực. Phản ứng của Shama là chính là đặc điểm của mục tiêu giành quyền lực.

Cô bé đang hành động theo mục tiêu giành quyền lực sẽ mất nhiều năng lượng để chống đối. Shama đã phải bám chặt lấy cây leo một cách quyết liệt để cô giáo không thể gỡ ra. Trong điểm mấu chốt của cuộc tranh giành, sự quyết liệt này có thể được miêu tả như là "tính kiên quyết không chịu nhượng bộ." (Tuy nhiên, khi một đứa trẻ đang học để giải quyết một bài toán phức tạp hoặc là đang chạy những mét cuối cùng của cuộc thi marathon, thì tính cách này có thể được gọi theo một cách tích cực là "sự kiên trì.) Niềm tin ẩn sau việc muốn làm mất đi quyền lực của cô giáo là "Con chỉ có quyền sở hữu khi sự việc nằm trong tầm kiểm soát của con. Không ai có thể bắt con làm mọi thứ."

Đáp lại thông điệp

Cô giáo của Shama có thể sử dụng quyền hành của mình như thế nào trong những cách thích hợp? Có một vài khả năng sau:

Sự động viên cho những trẻ đi tìm kiếm quyền lực sai ở trường

- Nhờ trẻ giúp đỡ.
- Đưa ra những lựa chọn có giới hạn.
- Làm điều bất ngờ.
- Tìm kiếm những giải pháp cả hai cùng có lợi.


Nhờ trẻ giúp đỡ

Nếu như có một mô hình về các cuộc tranh giành quyền lực giữ cô giáo Julie và cô học trò Shama, thì cô Julie có thể phá vỡ được mô hình này bằng cánh nhờ Shama giúp đỡ, tức là để Shama sử dụng quyền của mình trong những cách có ích. Cô Julie có thể nói, "Shama, cô cần con giúp! Con có bằng lòng giúp cô, nói cho các bạn trai phía góc xa kia biết, đã đến giờ vào trong lớp rồi được không?" Một cơ hội để giúp đỡ cô giáo thường làm hấp dẫn một đứa trẻ đang tìm kiếm quyền lực, để trẻ cảm thấy có quyền theo những cách có lợi.

Hãy nhớ rằng hầu như chẳng có ai - bao gồm cả trẻ con - thích cảm giác không có quyền lực hay bị bắt nạt. Tất cả chúng ta đều cần có những cơ hội để học tính tự kiểm soát, và để biết rằng quyền lực cá nhân có thể được sử dụng trong nhiều cách thích hợp. Nhu cầu của quyền lực không phải là mắc lỗi; mà nó chỉ là việc sử dụng sai quyền lực dẫn đến những rắc rối.

Đưa ra những lựa chọn có giới hạn

Một trong những cách tốt nhất để trao quyền cho một đứa trẻ là phải đưa ra những lựa chọn có giới hạn, trong đó mọi sự lựa chọn đều có thể chấp nhận được. Hỏi trẻ rằng liệu trẻ đã sẵn sàng để đi vào trong bây giờ chưa, tức là ám chỉ rằng trẻ không phải đi vào trong lớp nếu trẻ chưa sẵn sàng. Nếu như đó không phải là một sự lựa chọn có thể chấp nhận, thì đừng bao gồm nó trong những sự lựa chọn của bạn để nói ra, ám chỉ.

 

Cô giáo của Shama có thể hỏi Shama rằng liệu cô bé có muốn dẫn đầu cả lớp đi vào trong khi giờ ra chơi kết thúc không, hay muốn cầm tay cô giáo và đi theo sau là các bạn khác. Đây là những lựa chọn có giới hạn mà cả hai có thể chấp nhận được. Vẫn ở bên ngoài chơi thì không phải là một trong số những lựa chọn có thể chấp nhận. Nếu như một đứa trẻ trả lời bằng việc đưa ra một lựa chọn thay thế mà bạn đã không đưa ra trước đó, ví dụ như là vẫn ở bên ngoài, thì bạn hãy trả lời đơn giản rằng, "đó không phải là một trong số những lựa chọn có thể chấp nhận."

Một sự lựa chọn khác có thể để cho Shama lựa chọn, là để cho cô bé lựa chọn thiết bị đồ chơi nào để chơi trước khi vào trong, và nói với cô bé rằng chuông sẽ reo trong vòng hơn 2 phút nữa. Điều này đòi hỏi việc lập kế hoạch thời gian phải đặt lên trước, đây là một điều khôn ngoan cần phải được chuẩn bị trước, khi những cuộc tranh giành quyền lực đã trở nên thường xuyên với một đứa trẻ.

Đưa ra những sự chọn lựa thể hiện sự tôn trọng đứa trẻ đó; nó không phải một mánh khóe để lừa trẻ vào trong việc làm theo đúng yêu cầu. (Hãy nhớ rằng thái độ của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến việc một đứa trẻ nhận thức thế nào về hành vi của bạn.) Những lựa chọn để trao quyền cho một đứa trẻ là đang đáp ứng nhu cầu về quyền lực, và quyền sở hữu trong những cách có thể chấp nhận. Và việc đáp ứng nhu cầu ẩn sẽ chỉ ra được nguyên nhân thật sự gây ra hành vi sai trái của trẻ chứ không chỉ là các triệu chứng.

Làm điều bất ngờ

Người lớn và trẻ mẫu giáo đôi khi nhận thấy rằng hành vi của họ trở nên dễ đoán được. Cô Julie và bé Shama có thể là đã thực hiện tình huống này nhiều lần trước đó. Thay vì việc đáp lại thách thức của Shama theo cách thông thường, Julie có thể làm điều bất ngờ. Khi Shama từ chối đi vào trong lớp, Julie có thể nói rằng, "Cô cá là con không thể bắt được cô đâu." và sau đó chạy ra xa khỏi Shama. Thật là một sự ngạc nhiên đối với người đang bám chặt vào rào chắn một cách quyết liệt! Shama chỉ có thể đuổi theo cô giáo, và khi cô bé bắt được Julie, cô Julie có thể trao cho cô bé một cái ôm ấm áp, sau đó cùng đi bộ vào trong lớp một cách yên bình. Sự xa cách không còn; cả hai cùng là người chiến thắng.

Tìm kiếm những giải pháp cả 2 cùng có lợi

Một bí quyết khác để giải quyết những cuộc tranh giành quyền lực, là tìm kiếm những giải pháp cả 2 bên cùng có lợi. Đó là khi cả 2 người cùng dính líu đến cuộc tranh giành này đều vẫn còn quyết tâm muốn là người chiến thắng duy nhất, điều làm cho cuộc tranh giành càng trở nên quyết liệt hơn. Tại sao bạn phải khẳng định quyền lực của mình, khi mà chắc chắn điều đó có nghĩa là một đứa trẻ phải là người thua cuộc?

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chương XI. Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Cậu không được đến sinh nhật tớ đâu!” (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Những nạn nhân và những kẻ hay bắt nạt (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Này, nhìn tớ này!” – phô trương tài năng (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Xác nhận và nói rõ những cảm xúc (10/12)
 Chương XII. Trẻ mầm non và giờ ngủ: Chấm dứt trận chiến giờ ngủ (10/12)
 Trẻ Mầm Non và giờ ngủ: Thực hành thời gian biểu (10/12)
 Chương XIII: "Con không thích!” - Trẻ mầm non và việc ăn uống (10/12)
 "Con không thích!” - Trẻ mầm non và việc ăn uống: Thời gian biểu dành cho bữa ăn (10/12)
 Chương XIV: Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Câu chuyện dài kỳ về kỹ năng vệ sinh (18/8)
 Trẻ Mầm Non và kỹ năng vệ sinh – Tầm quan trọng của việc kiên nhẫn (18/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i