Kỷ luật tích cực với con cái
   Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Quyền lực bị mất hay là “mẹ không phải là bà chủ của con”
 

Cô bé Beverly 4 tuổi đang đứng bên cạnh máy tính, và đang nhìn một cách hết sức tò mò vào bàn phím. Những bức tranh và những mô hình rất thú vị đang di chuyển trên màn hình máy tính nhiều màu; Beverly đã xem Mẹ và Bố làm điều này, và quyết định muốn thử. Cô bé đã được cảnh báo là không được chạm vào máy tính, vì vậy cô bé nhìn một cách cẩn thận xung quanh, không thấy bố mẹ đâu, cô bé đã gõ nhẹ vài lần lên bàn phím.

Người mẹ quay trở lại đúng lúc đã nhìn thấy sự việc này. Cô đi qua phòng, bắt gặp hành vi của Beverly một cách chắc chắn, và hoàn toàn tình cờ bị vướng vào hành vi sai trái của cô con gái nhỏ. Cô đã nói một cách tức giận: "Mẹ đã nói với con là không được chạm vào máy tính! Bây giờ con đã làm lộn xộn công việc của mẹ!" Và cô phát nhẹ lên tay của Beverly. Beverly đáp lại bằng cách lách tay tránh khỏi và đập mạnh bàn tay đã nắm chặt lên bàn phím.

Người mẹ giận điên lên trước hành vi đó, bế Beverly lên, và đặt cô bé vào trong phòng một mình, trong một khoảng thời gian yên lặng để trừng phạt cô bé. Bản thân Beverly cũng nổi lên một cơn giận lớn. Người mẹ chạy đến sửa những tập tin đã bị phá hủy. Ngay lúc này, người mẹ cảm thấy rất tức giận và bị chọc tức - cô đã bị đánh bại bởi một đứa trẻ 4 tuổi!

Hành vi của Beverly có lẽ đã bắt đầu từ sự mất đi tính kiểm soát sự thôi thúc. Cô bé biết rằng mình đã được dạy rằng không được chạm vào máy tính - nhưng cái quy định đó không thể kiểm soát được sự thôi thúc muốn được khám phá, chạm vào, và học hỏi từ cái máy tính. Phản ứng vội vàng của người mẹ đã làm thay đổi mọi thứ ngay lập tức, gây ra một cuộc chiến quyền lực mãnh liệt. Cái thông điệp chán nản của Beverly trở thành hành vi sai trái; Beverly nghĩ: "Con không tin là con quan trọng trừ khi con có quyền lực - hay ít nhất là con không để mẹ làm chủ con."

Xác định mục đích của việc làm mất đi quyền lực

Khi Beverly và mẹ đang tranh cãi về chiếc máy tính, đầu tiên người mẹ cảm thấy bị chọc giận, và sau đó là bị đánh bại. Mẹ của Beverly đã phản ứng lại với một vài câu nói thể hiện quyền lực trong đó: "Mẹ đã nói với con là ...." "Con làm lộn xộn công việc của mẹ lên rồi!" Phản ứng của Beverly đối với sự can thiệp không có hiệu quả của mẹ, là càng làm tăng thêm hành vi sai trái của chính mình. Và trận chiến đã nổi lên.
Một khía cạnh quan trọng của mục tiêu quyền lực là có cả hai người cùng tham gia - và cần lưu ý rằng cả hai đều muốn chiến thắng. Không ai chịu sẵn lòng nhường ai. Khi cha mẹ và trẻ bị vướng trong một tình huống giống như thế này, thì hậu quả sẽ là một cuộc tranh giành quyền lực. Vấn đề đối với cuộc tranh giành quyền lực này là ở chỗ nếu như có một người chiến thắng, thì sẽ có một người thua. Khi người bị thua là đứa con mà bạn yêu quý, thì chiến thắng này không đáng được nhận giải thưởng.

Có một điều thú vị khác cũng diễn ra ở tình huống này. Thường thường điều này sẽ làm cho người lớn ngạc nhiên, khi nhận ra rằng anh ấy/cô ấy đang ngày càng trở nên giận dữ hơn, trong khi thực tế trẻ lại đang nghĩ tất cả sự om sòm này là một trò vui. Đúng vậy, trò vui! Cuộc tranh giành quyền lực tạo ra nhiều năng lượng. Người lớn càng cố gắng, thì càng chứng tỏ đứa trẻ đó có nhiều quyền lực như thế nào. Đây là một phát hiện ly kỳ của trẻ, khi đang trải nghiệm khả năng tự làm lấy công việc của mình.

Nếu như bạn nghe thấy một câu nói được hét to từ một đứa trẻ - "Mẹ không phải là bà chủ của con!", bạn có thể cho rằng mục tiêu này liên quan đến quyền lực. Bạn nghĩ đứa trẻ đang có mục tiêu quyền lực có thể đang đội một cái mũ cứng màu cam sáng. Những chữ được in lên trên cái mũ là lời đề nghị: "Hãy để con giúp; hãy cho con những sự lựa chọn."

Sự động viên cho những đứa trẻ có mục tiêu quyền lực

-          Đưa ra những lựa chọn có giới hạn.

-          Chuyển mục tiêu làm mất đi quyền lực của người lớn thành quyền lực có ích, bằng cách hỏi sự giúp đỡ từ trẻ.

-          Đừng nói mà hãy hành động một cách tốt bụng và bền bỉ.

-          Hãy hỏi trẻ liệu thời gian tĩnh lặng tích cực có thể giúp ích cho trẻ không?

-          Dành hẳn ra một ngày để giải quyết vấn đề.

 Đáp lại thông điệp bị mã hóa

Khi cô bé Beverly 4 tuổi và mẹ cãi nhau về chuyện máy tính, họ đã bị cuốn vào một trong những cuộc tranh giành quyền lực, mà có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ trong tương lai. May mắn thay, mẹ của Beverly đã học được trách nhiệm của mình, để bổ sung năng lượng cho cuộc tranh giành quyền lực của họ. Cô ấy đã thay đổi hành vi trước, và vì vậy đã mở ra một cách, để cho Beverly thay đổi hệ thống niềm tin và hành vi cư xử của cô bé.

Đưa ra những lựa chọn có giới hạn

Mẹ của Beverly đã tham gia một lớp học nuôi dạy con cái, và cuối cùng đã học được cách làm thế nào để trao quyền cho Beverly, trao quyền theo nhiều cách thích hợp. Cô đã học cách cho Beverly những lựa chọn có giới hạn, và hỏi những câu hỏi tò mò thay vì đưa ra mệnh lệnh: "Công việc của mẹ là dành cho mẹ, để mẹ làm. Con có muốn đọc một quyển sách, hay chơi với Legos của con không? Hay là "Con muốn làm gì trong khi mẹ đang làm việc?"

 

Chuyển mục tiêu làm mất đi quyền lực của người lớn thành quyền lực có ích, bằng cách hỏi sự giúp đỡ từ trẻ
Một cuộc tranh giành quyền lực thường là lắng dịu đi khi người lớn hỏi sự giúp đỡ từ trẻ. Người mẹ có thể để cho Beverly biết rằng cô cần đến cô bé như thế nào: "Con yêu, chúng ta là một gia đình, và con vô cùng quan trọng với mẹ. Mẹ biết rằng con thật sự muốn chạm vào máy tính, nhưng những chiếc máy tính rất dễ bị phá hủy. Bố và mẹ cần phải là những người duy nhất chạm đến máy tính. Nhưng mẹ chắc chắn là có rất nhiều cách con có thể giúp mẹ làm việc. Hãy nhìn xem chúng ta thấy điều gì này!" Hỏi sự giúp đỡ hay để trẻ cùng làm việc, đây là giải pháp giúp chuyển hướng của cả cha mẹ và trẻ, từ cuộc tranh giành quyền lực chuyển sang sức mạnh của sự hợp tác tích cực. Những yêu cầu sẽ gây ra sự kháng cự. Những câu hỏi tò mò thường mang đến sự hợp tác.

Đừng nói mà hãy hành động tốt bụng và bền bỉ

Một cách khác để thoát khỏi cuộc tranh giành quyền lực là lúc nào cũng phải bền bỉ và tốt bụng. Khi Beverly đập mạnh nắm tay lên bàn phím máy tính, cô bé đang thách đấu, thách mẹ chiến đấu. Thay vì chấp nhận thách đấu, người mẹ ngừng nói và chỉ hành động. Với lòng tốt và sự kiên nhẫn của mình, cô ấy đã bế Beverly lên, và để cô bé ở phòng khác. Thật vô ích khi có thêm bất kỳ một lời nào về máy tính, cho đến khi cô bé đã dịu bớt cơn tức giận. Điều này là cần thiết trước khi bé có thể lắng nghe một lựa chọn có giới hạn, và một lời mời giúp đỡ.

Bằng hành động không thuyết giảng, không làm cô bé xấu hổ, người mẹ đã không gây ra thêm một sự kháng cự nào nữa. Thậm chí khi Beverly càng tức giận hơn, người mẹ đã làm dịu cuộc chiến bằng cách từ chối giao chiến. Những cơn giận của trẻ có thể dịu đi, khi bé cảm nhận được nguồn năng lượng của lòng tốt cùng với sự bền bỉ. Điều này không có nghĩa là có thể tránh được hoàn toàn những cơn giận, nhưng tránh được một cơn giận không phải là mục tiêu để thực hiện. Mục tiêu của bạn là phải hành động với lòng tốt và sự bền bỉ, cùng với sự kiên định theo những gì bạn đã nói. Bạn cũng có thể giúp trẻ tìm ra nhiều cách, để làm dịu bớt những cảm xúc giận dữ đang trào lên trong trẻ.

Hãy hỏi trẻ liệu thời gian tĩnh lặng tích cực có thể giúp ích cho trẻ không?

Khi người lớn và trẻ đang ở trong cuộc tranh giành quyền lực, thì lúc đó cả 2 đều dừng hẳn suy nghĩ hợp lý, và phản ứng lại theo những cách thiếu hợp lý.

Những liên kết thần kinh cần cho sự tư duy hợp lý và có tính khách quan trở nên không sẵn sàng, bởi vì lúc đó bộ não đang bị lấp đầy những cảm xúc mạnh mẽ. Việc giải quyết vấn đề cần phải được trì hoãn, cho đến khi hai người có thể dịu bớt được những cảm xúc mạnh mẽ này. Hai người cần khoảng thời gian tĩnh lặng, trước khi tìm ra giải pháp cả 2 cùng chiến thắng. Đề nghị trẻ giúp bạn tạo ra một nơi dành cho thời gian tĩnh lặng tích cưcj. Sau đó, khi những cuộc tranh giành quyền lực xảy ra, bạn có thể hỏi trẻ rằng: "Đi đến nơi làm dịu bớt cảm xúc của con, cho đến khi con bình tĩnh lại sẽ giúp được con chứ?" Nếu như trẻ đã giúp bạn tạo ra một nơi để làm dịu đi cảm xúc, và hiểu rằng thời gian tĩnh lặng này không phải là trừng phạt, thường thì trẻ sẽ lựa chọn giải pháp này. Nếu như trẻ nói không, bạn có thể nói: "Ồ, vậy thì mẹ sẽ đi tới phòng của mẹ, cho đến khi mẹ cảm thấy dễ chịu hơn." Phương pháp này thật sự có sức mạnh! Hãy luôn ghi nhớ rằng, cần phải có 2 người thì mới có một cuộc tranh giành quyền lực. Khi bạn đã lựa chọn phải bình tĩnh lại, trẻ cũng sẽ làm như vậy.

Bằng việc đồng ý cùng nhau thực hiện giải pháp dùng thời gian tĩnh lặng tích cực để làm dịu bớt cảm xúc mạnh mẽ, Beverly và mẹ cô bé có thể cùng nhau nhất trí rằng: Beverly có thể chơi những trò chơi trên máy tính khi mà mẹ có ở đó để giúp đỡ, mẹ sẽ có khoảng thời gian không bị quấy rầy khi làm việc, và Beverly sẽ phải hỏi xin phép mẹ khi cô bé muốn dùng máy tính.

Dành hẳn ra một ngày để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề với trẻ mẫu giáo có thể được hoàn thành bằng phương pháp hỏi trẻ những câu hỏi tò mò, để giúp trẻ khám phá điều gì đã xảy ra, nguyên nhân xảy ra, và cần giải quyết vấn đề bằng cách nào.

Những đứa trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 5 tuổi cũng rất thích tham gia các buổi họp gia đình. Sau khoảng thời gian làm dịu bớt cảm xúc, thì cuộc tranh giành quyền lực có thể không xảy ra nữa khi bạn hỏi: "Con có muốn giải quyết vấn đề này trong buổi họp gia đình của chúng ta không?" Đặt vấn đề tranh giành vào trong buổi họp gia đình không chỉ giúp bạn và trẻ có được khoảng thời gian dịu đi cảm xúc, mà con giúp cả hai cùng làm việc tích cực để giải quyết vấn đề trong buổi họp.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sự trả đũa, hay “con sẽ làm cho bố cảm thấy tồi tệ giống như con vậy”! (10/12)
 Mục tiêu tỏ ra không có đủ năng lực:’ con từ bỏ” (10/12)
 Chương X: Những mục tiêu sai lầm ở trường Mầm Non (10/12)
 Những mục tiêu sai lầm ở trường Mầm Non: Những trận tranh giành quyền lực ở trường (10/12)
 Chương XI. Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Cậu không được đến sinh nhật tớ đâu!” (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Những nạn nhân và những kẻ hay bắt nạt (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Này, nhìn tớ này!” – phô trương tài năng (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Xác nhận và nói rõ những cảm xúc (10/12)
 Chương XII. Trẻ mầm non và giờ ngủ: Chấm dứt trận chiến giờ ngủ (10/12)
 Trẻ Mầm Non và giờ ngủ: Thực hành thời gian biểu (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i