Kỷ luật tích cực với con cái
   Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Xác định mục tiêu được quan tâm quá mức
 

Mẹ của Ann cảm thấy chán nản và tội lỗi, là những cảm giác được liệt kê trong cột thứ 2 của Biểu đồ Mục tiêu Sai lầm. Những cảm giác này rất quan trọng, bởi nó chính là manh mối đầu tiên cho thấy điều gì đang diễn ra trong tình huống này. Khi người mẹ và 2 cô con gái đang ở trong phòng khám bác sĩ, những sự việc gì đang diễn ra, và người mẹ đã phản ứng lại như thế nào? (Cột thứ 3 của biểu đồ.) Người mẹ đã bảo Ann ngồi yên và không được trèo lên trèo xuống ghế nữa. Người mẹ đã từ chối không cho Ann ngồi trong lòng cô, bằng việc nói với cô bé rằng bây giờ cô bé đã lớn rồi. Cuối cùng người mẹ đi xuống hành lang để vào nhà vệ sinh cùng Ann, điều mà có lẽ Ann đủ khả năng tự làm được. Tất cả những điều này là những phản ứng đáp lại hành vi của Ann. Những đứa trẻ mà có mục tiêu sai lầm là muốn được quan tâm quá mức, thì luôn cố giữ người lớn ở bên cạnh mình, và khiến người lớn phải luôn bận rộn với mình mọi lúc mọi nơi. Tất cả những đứa trẻ đều cần sự quan tâm của cha mẹ, nhưng có lúc chúng không biết tìm sự quan tâm bằng những cách tích cực.

 

Đứa trẻ đang gửi đi một thông điệp bị mã hóa, bằng việc tìm kiếm sự quan tâm quá mức, trẻ tin rằng cách duy nhất mình có thể có được quyền sở hữu là giữ cho người khác luôn bận rộn với mình, hoặc là nhận được một sự phục vụ đặc biệt. Trẻ sẵn sàng chấp nhận bất kỳ sự quan tâm nào, thậm chí cả sự quan tâm tiêu cực, để đạt được mục đích. Nhìn qua chiếc kính vạn hoa vào bức tranh của bạn, thì đứa trẻ này đang đội một cái mũ rộng vành, với những cái lông chim cài trên mũ, những chùm trái cây, những bông hoa, hoặc là những con khủng long đang bay. Có thật nhiều hình khối, màu sắc sặc sỡ, bắt mắt trên chiếc mũ này. Trẻ đang nói với bạn rằng: "Hãy chú ý đến tôi này, hãy để tôi được cùng tham gia!"

Khi các bậc cha mẹ học về hành vi của trẻ muốn được quan tâm, họ hay nói rằng: "Nhưng đợi chút nào, chúng tôi cho trẻ rất nhiều sự quan tâm mà. Chúng tôi dành tất cả thời gian rảnh của mình cho trẻ; chúng tôi đọc truyện cho trẻ nghe và chơi với trẻ. Chúng có thể nào cần thêm nhiều sự quan tâm nữa hay sao?"

Thực tế, việc dành cho trẻ sự quan tâm thái quá (thậm chí là nhân danh tình yêu thương) có thể là một phần của vấn đề. Những trẻ mà có những nhu cầu đặc biệt, hay những trẻ được yêu thương nhiều, có thể nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lớn. Điều này tốt thôi - miễn là mọi việc vẫn luôn diễn ra như thế. Khi có một điều gì đó xảy ra làm chệch hướng sự quan tâm của người lớn dành cho trẻ, thậm chí là chỉ trong giây lát thôi (một cuộc điện thoại, một cuộc hẹn gặp bác sĩ, một cuộc nói chuyện với bạn bè), trẻ cũng nhận thức điều này như là một sự mất mát, và sẽ làm bất cứ điều gì có thể để lấy lại sự mất mát đó. Nói cách khác, không hẳn là những đứa trẻ có mục tiêu sai lầm - muốn được quan tâm thái quá đang không nhận được đủ sự quan tâm; thực tế, chúng có thể đang nhận được quá nhiều, đến nỗi mà nó tạo ra một nhu cầu muốn được phục vụ đặc biệt mọi lúc mọi nơi.

Bé Ann đang kết luận là mẹ yêu cô bé ít hơn là mẹ yêu Catherine, bởi vì Catherine lúc đó đang nhận được hầu hết sự quan tâm của mẹ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi hành vi của Ann phản ánh niềm tin này. Sự quan tâm trở thành mục tiêu, cho tình yêu đang được đong đếm trong thế giới của Ann.

Niềm động viên cho những người đang tìm kiếm sự quan tâm quá mức

-          Sử dụng kỹ năng nghe tích cực để xử lý niềm tin sai lầm thay vì phản ứng lại.

-          Chú ý và thỏa hiệp.

-          Cho trẻ cùng làm việc để trẻ cảm nhận được sự quan tâm có ích thông qua việc hợp tác.

-          Tặng cho trẻ một cái ôm tin cậy.

-          Khuyến khích khả năng của trẻ, để trẻ tự vui chơi và tự làm dịu đi nỗi buồn.

Đáp lại thông điệp bị mã hóa

Bạn có thể dành cho trẻ bao nhiêu sự quan tâm và càm giác sở hữu, mà không phải chịu những sự tức giận nhỏ nhặt triền miên? Bây giờ bạn đã hiểu được niềm tin xúi giục trẻ thực hiện mục tiêu muốn có được sự quan tâm quá mức, bạn có thể đáp lại theo nhiều cách, chứ không phải củng cố thêm cái niềm tin sai lầm đó. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm.

Sử dụng kỹ năng nghe tích cực để xử lý niềm tin sai lầm thay vì phản ứng lại
Hãy cùng nhau quay lại phòng khám bác sĩ. Người mẹ đã có thể lựa chọn một vài cách để xử lý niềm tin sai lầm của Ann - là mẹ yêu chị gái nhiều hơn. Một khả năng có thể dùng được là sử dụng kỹ năng nghe tích cực với Ann.

Lắng nghe tích cực là bước vào thế giới của một đứa trẻ, và đưa ra những phán đoán xem trẻ đang cảm thấy như thế nào. Việc kiểm tra những phán đoán của bạn là rất quan trọng. Người mẹ có thể nói: "Chắc chắn là rất khó khăn cho con khi nhìn thấy mẹ dành quá nhiều sự quan tâm cho chị Catherine. Con có thể đang cảm thấy rằng mẹ không dành chút tình yêu nào cho con." Nếu như người mẹ đoán đúng, thì Ann sẽ cảm thấy những cảm xúc của mình được công nhận. Thậm chí, có thể cô bé sẽ khóc khi công nhận sự thật về điều mà mẹ đoán. Sau đó, cô bé sẽ bỏ đi được niềm tin rằng cô bé không quan trọng - và tất nhiên cả nhu cầu sẽ dẫn đến hành vi cư xử sai.

 

Chú ý và thỏa hiệp

Người mẹ có thể nói với Ann rằng, cô sẽ đọc cho bé nghe một quyển sách, sau khi Ann yên lặng xem xong một cuốn sách khác, và để cho cô ấy xem xong cuốn tạp chí. Phương pháp giới hạn thời gian đặc biệt này sẽ tạo nên sự quan tâm thích hợp, đồng thời cũng lập ra được một ranh giới ngăn cản sự quan tâm quá mức. Bằng việc yêu cầu Ann tôn trọng nhu cầu muốn có chút thời gian yên tĩnh của mình, người mẹ không chỉ nhượng bộ nhu cầu muốn được quan tâm của Ann, mà còn hiểu rõ những nhu cầu đó, có được lời nói tôn trọng đối với nhu cầu của chính mình và nhu cầu của cô bé, sau đó đạt được sự thỏa hiệp.
Cho trẻ cùng làm việc để trẻ cảm nhận được sự quan tâm có ích thông qua sự hợp tác
Người mẹ có thể nhờ Ann giúp đỡ mình trong việc chăm sóc chị của cô bé đang bị ốm. Cô ấy có thể bảo Ann cách mà họ có thể giúp Catherine cảm thấy dễ chịu hơn, để cho cô bé cùng chăm sóc Catherine. Lúc đó người mẹ sẽ cho Ann một vai trò đầy ý nghĩa, và cũng trực tiếp đáp ứng được nhu cầu của cô bé, là cảm thấy mình quan trọng và có giá trị. Người mẹ sau đó có thể nhờ đến sự giúp đỡ của Ann, bằng cách giải thích rằng bây giờ cô đang cảm thấy rất mệt mỏi, và liệu Ann có thể tặng cho người mẹ một cái ôm, hay thậm chí kể một câu chuyện cho mẹ nghe. Khi người lớn hỏi xin sự giúp đỡ hay hợp tác của trẻ, trẻ sẽ rất ân cần với bạn. Những lựa chọn này sẽ tạo nên cảm giác quan tâm và gắn kết, còn hơn là làm cho hành vi sai trái của trẻ đi xa hơn.

Tặng cho trẻ một cái ôm tin cậy

Một sự lựa chọn khác mà người mẹ có thể làm là ôm Ann và nói với bé rằng mẹ yêu bé rất nhiều. Sẽ là rất có ý nghĩa, khi bạn tặng bé một cái ôm đầy tin cậy, và nói rằng "mẹ luôn quan tâm, và con luôn luôn quan trọng trong cuộc đời mẹ", để bé quên đi hành vi cư xử sai của mình. Điều này đủ để bé dừng lại hành vi cư xử sai trái. Một cái ôm sẽ tốt hơn nhiều, cho bất kỳ ai, thay vì bị rầy la hay thuyết giảng.

Khuyến khích khả năng của trẻ để trẻ tự vui chơi và tự làm dịu đi nỗi buồn

Không một ai khi sinh ra đã biết làm thế nào để tự làm mình vui; cần phải mất thời gian, cộng với sự động viên từ cha mẹ và giáo viên, để trẻ có thể học được kỹ năng này. Bình thường thì lúc nào trẻ cũng mong chờ người lớn mang đến cho mình những trò giải trí, nhưng nếu người lớn tuân theo điều này, thì có thể trẻ sẽ không bao giờ học được cách làm sao để tận hưởng những giây phút yên tĩnh, hay xử lý được nỗi buồn tẻ của chính mình.

Hãy khuyến khích để trẻ học được cách tự làm mình vui - và hãy xác định đây là một quá trình mất nhiều thời gian và đòi hỏi bạn phải thật kiên nhẫn. Hãy cho trẻ nghe những băng ghi âm có những câu chuyện kể, và dạy trẻ biết cách tự mở băng ghi âm; hãy để trẻ khám phá thế giới của những câu đố, những tác phẩm nghệ thuật, và những trò chơi cần sự yên tĩnh. Sau đó, khi trẻ đang muốn có sự quan tâm quá mức, bạn hãy nói "Mẹ yêu con ...... và mẹ tin tưởng vào khả năng tự biết chăm sóc bản thân trong một lúc của chính con." Sẽ mất nhiều thời gian, nhưng trẻ đang khám phá ra những cách để lấp đầy thời gian trống, mà ít phải đòi hỏi người lớn làm điều đó cho trẻ. Khả năng tự làm mình vui là một kỹ năng trẻ cần có, để sử dụng trong suốt cuộc đời.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Quyền lực bị mất hay là “mẹ không phải là bà chủ của con” (10/12)
 Sự trả đũa, hay “con sẽ làm cho bố cảm thấy tồi tệ giống như con vậy”! (10/12)
 Mục tiêu tỏ ra không có đủ năng lực:’ con từ bỏ” (10/12)
 Chương X: Những mục tiêu sai lầm ở trường Mầm Non (10/12)
 Những mục tiêu sai lầm ở trường Mầm Non: Những trận tranh giành quyền lực ở trường (10/12)
 Chương XI. Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Cậu không được đến sinh nhật tớ đâu!” (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Những nạn nhân và những kẻ hay bắt nạt (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Này, nhìn tớ này!” – phô trương tài năng (10/12)
 Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Xác nhận và nói rõ những cảm xúc (10/12)
 Chương XII. Trẻ mầm non và giờ ngủ: Chấm dứt trận chiến giờ ngủ (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i