Kỷ luật tích cực với con cái
   “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Hành vi cư xử sai hay thông điệp bị mã hóa?
 

 

Bé Maggie 3 tuổi đang đi thăm nhà của ông bà trong ngày lễ Tạ ơn, cùng với tất cả những cô, dì, bác, anh chị em họ, và những thành viên khác trong gia đình. Khi bà nội vào xem tại sao Maggie lại ở quá lâu trong nhà tắm, bà đã thấy Maggie đang xé cuộn giấy vệ sinh ra thành nhiều mảnh nhỏ.

Maggie đã cư xử sai? Điều đó có thể hiểu được nếu những phản ứng đầu tiên của bà Maggie là tức giận. Bước vào trong thế giới của một đứa trẻ thì giống như là nhìn qua một kính vạn hoa. Giả sử bạn là bà của Maggỉe. Bạn nhìn thấy gì khi bạn nhìn qua chiếc kính vạn hoa đó? Bạn có thể nhìn thấy nhiều đống giấy bị cắt ra ở khắp nơi, bị nhuốm màu đỏ vì cơn tức giận của chính bạn. Bây giờ hãy quay nhẹ chiếc kính vạn hoa và nhìn lại. Hãy nhìn vào Maggie, cô bé vừa bị đuổi ra khỏi bếp vì cô bé làm vướng chân mọi người. Hãy lại nhìn vào Maggie, cô bé vừa bị cô chị Joan nói rằng cô bé còn quá nhỏ, để có thể tham gia cùng chơi trò Monopoly với Joan và những người anh chị em họ khác. Hãy nhìn tiếp vào Maggie, cô bé muốn cho ông nội thấy làm thế nào để làm Người nhện Bé tí Bé tẹo nhưng đã bị từ chối, khi ông phải đang chuyển ghế ra phòng khách. Maggie có thể là đang muốn nói với những cuộn giấy vệ sinh điều gì đó? Cô bé thật sự cảm thấy thế nào? Điều gì có thể làm Maggie dừng lại không tiếp tục xé nhỏ cuộn giấy thêm nữa?

Bạn cho rằng hầu hết người lớn sẽ phản ứng lại thế nào về hành vi của Maggie? Bạn sẽ làm gì? Bạn đã hiểu điều mà Maggie đang cảm thấy bây giờ, và nó có ảnh hưởng đến phản ứng của bạn rồi đúng không?

Hiểu về thế giới của Maggie không có nghĩa là chấp nhận cho việc cố ý tạo ra một đống lộn xộn là ổn. Nhưng hiểu được điều mà Maggie đang phải trải qua có thể làm ảnh hưởng đến những phản ứng của bà cô bé. Maggie sẽ vẫn phải nhặt những mảnh giấy vụn lên. Cô bé sẽ được ôm ấp trong tình yêu thương và sự thông hiểu ; bà của bé sẽ giúp bé cùng nhặt giấy, và sau đó có thể mời bé giúp bà cuốn bánh.

 

Biểu đồ mục tiêu sai lầm

Mục tiêu của trẻ

Nếu cha mẹ và giáo viên cảm thấy

Và xu hướng phản ứng lại

Nếu trẻ đáp lại là:

Niềm tin đằng sau sự hành vi của trẻ

Những thông điệp bị mã hóa

Những phản ứng lại đầu tiên của cha mẹ/giáo viên

Có được sự quan tâm quá mức

(làm cho người khác luôn bận rộn hay phải thực hiện việc phục vụ đặc biệt)

Tức giận

Chán nản

Lo lắng

Cảm thấy có tội

Nhắc nhở

Dỗ dành

Làm nhiều thứ cho trẻ

Anh ấy/cô ấy có thể làm cho chính bản thân mình

Tạm thời ngừng lại, nhưng sau đó lại có hành vi ứng xử như ban đầu hoặc là những hành vi làm phiền khác

Con có quyền sở hữu chỉ khi Con được chú ý hoặc là được phục vụ đặc biệt. Con chỉ quan trọng khi con làm cho bố mẹ luôn bận rộn với con

Hãy chú ý đến con – hãy cho con giúp đỡ cùng làm việc

Hướng dẫn lại bằng việc để trẻ cùng  làm một công việc có ích. “Mẹ yêu con và …” (Ví dụ: Mẹ quan tâm đến con, và sẽ dành thời gian cho con sau

Hướng dẫn lại bằng việc giao cho trẻ một công việc, vì vậy trẻ có thể dành được được sự quan tâm có ích; tránh việc phục vụ đặc biệt; lên kế hoạch về thời gian đặc biệt; lập ra lịch trình; sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề; động viên; tạo ra các cuộc họp gia đình/họp lớp; tiếp xúc mà không cần lời nói; lờ đi; tạo ra những ngôn ngữ không lời

Quyền lực bị mất

(là ông chủ)

Gặp khó khăn

Bị đe dọa

Bị thất bại

Chiến đấu

Tạo nên trong ý nghĩ “Tôi không thể bỏ mặc nó” hoặc là “mẹ sẽ bắt con làm vì con”.

Muốn mình là đúng

Cư xử quyết liệt hơn

Không thực hiện mệnh lệnh

Trẻ cảm thấy chiến thắng khi bố mẹ/ giáo viên buồn

Quyền lực bị động

Tôi chỉ có quyền sở hữu khi tôi là chủ, nằm trong tầm kiểm soát, hay chứng minh rằng không ai có thể ra lệnh cho tôi. Mẹ không thể bắt con làm

Hãy để con giúp – cho con những sự lựa chọn

Hướng dẫn lại với quyền hạn tích cực bằng việc hỏi con có muốn giúp đỡ; đưa ra những lựa chọn có giới hạn; không đấu tranh; không nhượng bộ; rút khỏi xung đột; hãy luôn bền bỉ và tốt bụng; hãy hành động; không nói; hãy quyết định điều mà bạn sẽ làm; hãy để cho những lịch trình đã lên kế hoạch làm chủ; hãy bỏ đi và bình tĩnh lại; phát triên sự tôn trọng lẫn nhau; đưa ra một vài giới hạn hợp lý; thực hành làm theo – thông qua; động viên; tạo nên những buổi họp gia đình/lớp

Sự trả thù

(để trả đũa)

Bị tổn thương

Thất vọng

Mất niềm tin

Phẫn nộ

Trả đũa

Ý nghĩ trả đũa “Con sẽ làm điều này thế nào với mẹ?”

Trả đũa

Làm quyết liệt hơn

Làm tăng lên hành vi tương tự hay lựa chọn thứ vũ khí khác

Con không nghĩ rằng con không có quyền sở hữu, vì vậy con sẽ làm tổn thương mọi người khi con cảm thấy tổn thương. Con không thể được thích hay được yêu thương

Con đang bị tổn thương – hãy nhận ra những cảm xúc của con

Thừa nhận những cảm giác bị tổn thương; tránh gây nên tổn thương; tránh trừng phạt hay trả đũa; sử dụng kỹ năng nghe tích cực; chia sẻ cảm xúc của mình; sửa chữa; thể hiện rằng bạn quan tâm đến con; hãy hành động; đừng nói; khuyến khích những thế mạnh; đặt những đứa trẻ trên cùng một con thuyền; tạo nên những buổi họp gia đình/lớp

Tỏ ra không có khả năng

(để từ bỏ hay để trẻ ở lại một mình)

Nỗi thất vọng

Tuyệt vọng

Không được giúp đỡ

Không xứng đáng

Từ bỏ

Làm vì giúp đỡ quá mức

Đỗi xử lại quyết liệt hơn

Bị động

Không cải thiện

Không đáp lại

Con không thể tìm được quyền sở hữu bởi vì con không hoàn hảo, vì vậy con sẽ thuyết phục người khác đừng hi vọng bất kỳ điều gì ở con; con không có sự giúp đỡ và không có khả năng bởi vì con sẽ không làm đúng

Đừng từ bỏ con – hãy chỉ cho con một bước đi nhỏ

Chia công việc thành những bước nhỏ; dừng tất cả mọi lời chỉ trích; động viên bất kỳ một nỗ lực tích cực nào; đặt niềm tin vào khả năng của con; tập trung vào những năng lực; đừng thương hại; đừng từ bỏ; tạo ra nhiều cơ hội để thành công; dạy cho trẻ những kỹ năng; hãy chỉ cho trẻ làm cách nào, nhưng đừng làm cho trẻ; chấp nhận đứa con bạn có; tạo nên cho con những sở thích; động viên, động viên, và động viên; tạo ra các buổi họp lớp/gia đình. Hãy đồng cảm với con.

 

Trẻ có hành vi cư xử sai trái là những trẻ đang chán nản, và sự động viên giống như cơn mưa dành cho những tâm hồn bị khô nẻ. Tạo ra những cơ hội để giúp trẻ cảm thấy được động viên và có giá trị, để cho trẻ thấy trẻ có quyền sở hữu là điều rất quan trọng.

Hãy cùng nhau quay chiếc kính vạn hoa đó và hãy chú ý hơn đến 4 thông điệp đã bị mã hóa của những đứa bé đang chán nản.

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Phá vỡ mật mã (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Thời gian đặc biệt (11/12)
 PHẦN IX: Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: (11/12)
 Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Xác định mục tiêu được quan tâm quá mức (11/12)
 Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Quyền lực bị mất hay là “mẹ không phải là bà chủ của con” (10/12)
 Sự trả đũa, hay “con sẽ làm cho bố cảm thấy tồi tệ giống như con vậy”! (10/12)
 Mục tiêu tỏ ra không có đủ năng lực:’ con từ bỏ” (10/12)
 Chương X: Những mục tiêu sai lầm ở trường Mầm Non (10/12)
 Những mục tiêu sai lầm ở trường Mầm Non: Những trận tranh giành quyền lực ở trường (10/12)
 Chương XI. Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: “Cậu không được đến sinh nhật tớ đâu!” (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i