Kỷ luật tích cực với con cái
   Chấp nhận những gì thuộc về con: Các kỹ năng kỷ luật tích cực dành cho giáo viên và phụ huynh
 

Hầu hết các kỹ năng kỷ luật tích cực chúng tôi đưa ra đều phù hợp với tất cả trẻ em, và với tất cả các tính cách, bởi vì những kỹ năng này mời gọi trẻ học kỹ năng hợp tác, chịu trách nhiệm và những kỹ năng sống khác.

Tuy nhiên, hiểu biết về tính cách sẽ giúp cho chúng ta hiểu được tại sao các phương pháp khác nhau lại có thể đem lại nhiều hiệu quả hơn. Bởi vì những phương pháp được lựa chọn phải dựa vào tính cách và nhu cầu của từng trẻ.

Ví dụ, kỹ năng sử dụng thời gian tĩnh lặng, khi nó được sử dụng thích hợp có thể là một cách động viên giúp trẻ có đủ thời gian để bình tĩnh lại, và dịu bớt cơn tức giận (Chương 1). Những buổi họp gia đình và những buổi họp lớp là rất cần thiết để giúp trẻ học hỏi các kỹ năng giải quyết vấn đề và hợp tác (Chương 16). Hỏi những câu hỏi có tính ham học hỏi sẽ khuyến khích trẻ tập trung vào khả năng tính toán cá nhân, khi trẻ khám phá điều đã xảy ra, nguyên nhân tại sao xảy ra sự việc đó, trẻ cảm nhận thế nào về sự việc đó, trẻ có thể lựa chọn làm gì khác nếu lần sau sự việc đó diễn ra. Các bậc cha mẹ và giáo viên có thể giúp trẻ trở thành những con người tốt nhất có thể, khi mà trẻ hiểu được và tôn trọng những sự khác nhau, sở thích cá nhân, và cả sự sáng tạo của bản thân cũng như mỗi đứa trẻ khác.

Bố mẹ mà hiểu được tính cách của con cái có thể trở thành những nhà tư vấn đầy hiểu biết cho những giáo viên hay những người đang cùng học hỏi, và biết cách giải thích với giáo viên. Nếu như con của bạn chậm thích nghi với môi trường, hãy đề nghị giáo viên dạy dỗ bé bằng lòng tốt, sự kiên nhẫn và bền bỉ. Nếu như con bạn có cường độ tập trung thấp, hãy tìm đến một người giáo viên đánh giá cao sự sáng tạo, và đưa ra một loạt các hoạt động cho trẻ trong suốt cả ngày. Hãy tránh xa những người giáo viên độc đoán, những người bắt trẻ phải ngồi lâu trong một khoảng thời gian dài, những người trừng phạt trẻ trong khi trẻ cảm thấy thực sự không thoải mái với những yêu cầu của họ. Hãy chắc chắn rằng đó là tính cách của con bạn, chứ không phải là tính cách của bạn. Bạn phải luôn luôn là người giúp đỡ và ủng hộ tốt nhất của con.

Sở thích cá nhân và sự sáng tạo

Những bậc cha mẹ và giáo viên có thể không nhận thức được, họ giẫm đạp như thế nào lên sở thích cá nhân, và sự sáng tạo của trẻ, khi họ xâm nhập vào (thường là tiềm thức) câu chuyện tưởng tưởng của một đứa trẻ thơ. Đó là sự nỗ lực của người lớn để làm cho đứa trẻ trở nên "dễ bảo", và họ muốn trẻ phải thấy thoải mái với những quy tắc xã hội. Những nhận thức làm cha mẹ thường là có liên quan; họ lo lắng về điều mà người khác nghĩ, và sợ rằng người khác sẽ đặt dấu chấm hỏi về khả năng nuôi dạy con của họ, nếu như con của họ là "không tốt" trong mắt người khác.

Một trong những nguyên nhân thúc đẩy cho nghiên cứu của Chess và Thomas về tính cách là ước muốn làm dừng lại một xu hướng xã hội - đổ lỗi cho những người mẹ về tính cách của con cái. Chess và Thomas nêu rõ: "Tính cách của một đứa trẻ có thể ảnh hưởng tích cực đến thái độ và hành vi của bố mẹ, những thành viên khác trong gia đình, bạn cùng lớp và giáo viên, và chính những người này cũng tác động trở lại, hình thành nên sự ảnh hưởng của họ đến việc phát triển hành vi của trẻ." Theo cách này, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một con phố 2 chiều, mà mỗi một chiều đều ảnh hưởng liên tục đến chiều kia.

Nhận thức rõ về tính cách, giá trị của sở thích cá nhân, và sự khác biệt giữa các đứa trẻ, sẽ giúp cha mẹ tránh được sự phê phán, và từ bỏ các hành động xuất phát từ việc thiếu thông tin hay thiếu hiểu biết.

Yêu thương đứa trẻ mà bạn có

Hầu hết cha mẹ đều có nhiều giấc mơ về những đứa con của mình. Chắc chắn rằng bạn muốn con của bạn khỏe mạnh và hạnh phúc, nhưng đa phần nhiều hơn thế nữa - bạn muốn con bạn thể hiện được hết tất cả những tiềm năng, mà bạn nhìn thấy ở con. Bạn có thể luôn ấp ủ những hi vọng rằng con mình có thể trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, một vận động viên nổi tiếng, một nhà khoa học giành được giải Nobel, hay thậm chí là tổng thống của nước Mỹ.

Will đã từng mơ đến cái ngày mà con anh chào đời. Anh đã bế đứa con mới sinh một cách đầy tự hào vào trong căn phòng có trang trí đầy cờ hiệu, có một vài chiếc cúp của chính người cha, và anh đã đặt một quả bóng xanh nhỏ bé vào trong chiếc cũi của con. Khi Kevin lớn lên, cậu bé đã được đăng ký học mọi môn thể thao. Người cha chưa bao giờ phải quăng quả bóng đi, hay dùng roi vọt để bắt Kevin luyện tập. Kevin đã chơi môn bóng chày dành cho trẻ em với những đứa trẻ cùng lứa tuổi khác, và chơi bóng đá với một nhóm những đứa trẻ trong câu lạc bộ. Cậu bé có một cái vòng bóng rổ nhỏ trong sân, và một chiêc găng tay bóng chày hoàn hảo. Người cha chưa bao giờ để nhỡ mất một buổi luyện tập hay một trận đấu nào của cậu.

Chỉ có duy nhất một vấn đề là: Kevin ghét thể thao. Cậu bé đã cố gắng hết sức, nhưng cậu hầu như không có chút khả năng tự nhiên nào, và cậu đã miễn cưỡng phải thi đấu. Ở một mình trong phòng, cậu bé mơ ước mình trở thành một diễn viên, hay một nghệ sĩ hài đang đứng trên sân khấu, trước những tiếng cười và vỗ tay của mọi người. Cậu nằm cạnh những con thú nhồi bông của mình, và kể những câu chuyện, những câu đùa dí dỏm, hài hước mà cậu thích nhất, lắng nghe trong tâm trí mình những tiếng đáp lại nhiệt tình.Cậu làm cho những người bạn thân hàng xóm thích thú với những câu chuyện tưởng tưởng của mình.

Khi Will háo hức nói chuyện với con trai về "những vận động viên nổi tiếng", Kevin chỉ im lặng ngồi nghe. Để có thể làm tiêu tan những mơ ước của cha mình thì Kevin cần có thêm can đảm, nhưng quan trọng là cậu bé sợ mất đi tình yêu thương, và sự tán thành của bố. Bởi vậy mà cậu vẫn tiếp tục chơi thể thao, và càng lớn lên cậu chỉ càng có thêm từng chút một sự nản lòng với tất cả các môn thể thao. Cậu cảm thấy thất vọng, vì rằng cậu sẽ không bao giờ có thể trở thành một cậu con trai như cha cậu thật sự mong muốn.

Will có yêu con trai của mình không? Chắc chắn là có rồi. Nhưng một trong những cách tuyệt vời nhất để thể hiện tình yêu với con, là phải học để yêu chính đứa con đang có - chứ không phải là đứa con mà bạn ao ước. Tất cả các bậc cha mẹ đều có những ước mơ dành cho con của mình, và mơ ước không bao giờ là điều xấu. Dù vậy, nếu chúng ta muốn động viên con, dạy con có lòng tự trọng, và cảm nhận được nơi mà con thuộc về, thì chúng ta phải đầu tư thật nhiều thời gian và công sức hơn nữa để dạy dỗ và khuyến khích những ước mơ của con - chứ không phải ước mơ của chúng ta.

Vì mục tiêu cải thiện chứ không phải sự hoàn hảo

Thậm chí cho dù bạn đã hiểu và có những mục đích tốt đẹp nhất, nhưng hầu hết các bậc cha mẹ vẫn thường xuyên đấu tranh với những tính cách và hành vi cư xử của con mình, đặc biệt là khi họ mất bình tĩnh. Họ chỉ tập trung vào cái tôi của chính họ, họ tức giận lên để phản ứng lại hành vi của con, thay vì họ phải suy nghĩ trước khi hành động. Bạn và con của bạn, tất cả đều là con người: bạn sẽ có những ngày tốt lành và cũng có cả những ngày chỉ toàn chuyện dở tệ. Có sự nhận thức và hiểu biết không có nghĩa là bạn trở nên hoàn hảo, lỗi lầm thì không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, một khi bạn đã có thời gian để làm dịu bớt đi cơn nóng giận sau khi mình mắc lỗi, thì bạn cần phải sửa chữa lỗi đó với con. Trẻ em thường sẵn lòng muốn được ôm và tha thứ cho bạn, đặc biệt là khi trẻ biết bạn sẽ làm điều đó với chúng. Giúp con học hỏi để cải thiện, chứ không phải để hoàn hảo là điều rất quan trọng. Bạn cũng có thể tặng món quà này cho chính bản thân mình.

Sự tốt bụng và kiên nhẫn

Rudolf Dreikurs tin rằng các bậc cha mẹ và giáo viên mà luôn dùng lòng tốt và sự kiên nhẫn với con là phương pháp hiệu quả nhất. Hiểu biết về tính cách cho thấy nó có tầm quan trọng như thế nào. Sự tốt bụng cho thấy sự tôn trọng bạn dành cho con và sự đặc biệt của con; sự kiên nhẫn cho thấy sự tôn trọng của bạn đối với những điều cần làm trong tình huống. Bằng sự hiểu biết và tôn trọng tính cách của con, bạn sẽ có thể giúp con thể hiện được hết những tiềm năng của mình, như là trở thành một người có năng lực, tự tin và mãn nguyện. Và có một phần thưởng: Bạn sẽ có được một sự nghỉ ngơi dài hơn, có nhiều tiếng cười hơn, và học được rất nhiều điều về chính mình, và về con trong cả cuộc đời.

mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chấp nhận những gì thuộc về con: Tính cách – khó khăn hay cơ hội? (11/1)
 Phần VII: "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Cảm xúc và nghệ thuật giao tiếp. (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”:Sức mạnh của giao tiếp không lời (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Nghệ thuật lắng nghe tích cực (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó (13/12)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Tôi có nên bảo vệ con khỏi sự đau buồn và lo lắng? (13/12)
 PHẦN VIII: “Tại sao bé lại làm như thế? ": Thông điệp của những hành vi cư xử không phù hợp. (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Hành vi cư xử sai hay thông điệp bị mã hóa? (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Phá vỡ mật mã (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Thời gian đặc biệt (11/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i