Kỷ luật tích cực với con cái
   Phần VII: "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Cảm xúc và nghệ thuật giao tiếp.
 

Những cảm xúc và nghệ thuật giao tiếp

Những cảm xúc có thể là những điều gây bối rối, và thế giới của một đứa trẻ mẫu giáo là một sự hỗn độn của những cảm xúc. Thỉnh thoảng hãy ngừng lại và quan sát trẻ, cố gắng giải quyết tâm trạng thất vọng và tức giận của trẻ. Trẻ có thể ném một thứ đồ chơi trong phòng, đứng giậm chân, đưa ra những đòi hỏi, ngã ra phía sau và lăn lộn trong cơn tức giận, hay gục xuống trong những dòng nước mắt. Thực tế, trẻ có thể làm tất cả những điều trên chỉ trong vòng vài phút.

Những điều này đủ để đánh đố người lớn mỗi khi phải giải quyết những cảm xúc của trẻ, nhưng chúng tôi cũng có một vài gợi ý cho bạn: trẻ vẫn chưa học được chính xác những cảm xúc đó là gì, vẫn chưa biết được làm thế nào để xác định và nói chuyện về chúng, và chỉ riêng vấn đề làm thế nào để giải quyết những cảm xúc đó một cách hiệu quả thì trẻ vẫn chưa biết chính xác. Và tất nhiên, khi người lớn nói với trẻ rằng không nên có những cảm xúc như vậy thì chẳng giúp ích được gì cả. Câu nói "Hãy bỏ ngay hành động như thế đi" sẽ khiến trẻ dễ dàng hiểu thành "Đừng có cảm xúc giống như vậy."

Hiểu và giao tiếp với trẻ nghĩa là giải mã những ngôn ngữ cơ thể của trẻ, hiểu được điều mà trẻ đang cảm thấy, và giúp cho trẻ cũng hiểu được nó. Điều đó cũng có nghĩa là dạy cho trẻ biết rằng điều mà trẻ cảm thấy thì luôn luôn là tốt, chỉ có điều mà trẻ làm có thể là không tốt. Nói cách khác, tức giận với em trai thì được thôi, nhưng đánh em là không được. Học để nhận ra và giải quyết những cảm xúc của trẻ là một bước vô cùng quan trọng, trong việc hiểu hành vi của trẻ, và xây dựng niềm tin của trẻ về thế giới.

 

NHỮNG CẢM XÚC LÀ GÌ?

Những nhà nghiên cứu về bộ não người đã khám phá ra một sự thật thú vị là: Những cảm xúc thì chỉ là những cơn bốc đồng không có quy tắc ùa đến trẻ và người lớn hết lần này đến lần khác. Những cảm xúc được tạo ra bởi hệ thống thần kinh và thực chất là năng lượng cung cấp cho bộ não. Những cảm xúc là dụng cụ đo khí áp của bạn, là cách để biết rằng bạn có đang thấy an toàn và thoải mái, hay cần vài nguồn trợ giúp và ủng hộ. Mọi người cho rằng những cảm xúc thể hiện nhiều thông tin giá trị; ví dụ thực tế như một vài cảm xúc thể hiện sự sợ hãi của bạn, sẽ ngăn bạn khỏi làm những hành động ngốc nghếch. Chú ý đến những cảm xúc của mình giúp bạn quyết định điều gì phải làm, hoặc là để bạn biết rằng bạn cần phải thay đổi. Khi con người học được cách điều chỉnh những cảm xúc mang thông điệp sâu sắc, thay vì bạn triệt tiêu nó, thì lúc đó họ đã tiếp cận được thông tin quan trọng mang tính sống còn.
Trẻ con cũng có những cảm xúc giống như cha mẹ và những người giáo viên của chúng. Tuy nhiên, có một sự khác nhau đáng kể. Khi bạn đọc ở Phần 4 thì phần vỏ não trước trán của trẻ (phần quản lý cảm xúc) vẫn chưa phát triển đầy đủ cho đến tuổi 25. Học để xác định và quản lý cảm xúc là một quá trình sẽ mất rất nhiều năm; vì vậy ở trong nhiều khía cạnh của việc nuôi dạy con cái, trẻ rất cần sự kiên nhẫn, hiểu biết của bạn, và cũng cần những cả kỹ năng dạy bảo tốt và bền bỉ.

Chỉ khi trẻ đã học được nhiều điều khác trong cuộc sống, thì trẻ sẽ có thể học để xử lý những cảm xúc của mình bằng cách quan sát người lớn. (Hãy nhớ rằng, bạn và con của bạn đều có những nơ-ron tế bào thần kinh phản ánh, những nơ-ron này giúp bạn dễ dàng bắt được những cảm xúc của người khác). Những bậc cha mẹ rất hay xử lý cảm xúc khó khăn của mình bằng cả việc thể hiện cảm xúc và đè bẹp hoàn toàn chúng. Bạn có thể nghĩ rằng bạn che dấu được những cảm xúc mà bạn không muốn thể hiện, nhưng những cảm xúc đó vẫn ảnh hưởng đến bạn và ở quanh bạn, và kết quả thường là gây tổn hại hơn so với việc nếu như những cảm xúc đó sớm đã được bạn thể hiện.

Thực tế, chính những cảm xúc thì không gây ra rắc rối mà quan trọng là những hành động. Một vài người đặt những cảm xúc vào cùng loại với những hành động thể hiện cảm xúc. Một cơn tức giận là một sự thể hiện cảm xúc; diễn xuất dở tệ cũng là một sự thể hiện cảm xúc. Dù vậy, một cảm xúc đơn giản chỉ là một cảm xúc. Và tất cả mọi người dù ở bất kỳ độ tuổi nào đều có những cảm xúc của riêng mình.

DẠY CON HIỂU SỰ KHÁC NHAU GIỮA CẢM XÚC VÀ HÀNH ĐỘNG

Giúp trẻ xác định được cảm xúc của bản thân và thể hiện chúng một cách đúng đắn là điều hết sức quan trọng. Trẻ con (và cả người lớn) cần phải hiểu được rằng những cảm xúc thì khác với những hành động. Rất nhiều người lớn phải đấu tranh với việc chấp nhận sự thật và thể hiện cảm xúc của mình. Đôi khi người ta dễ dàng ngăn chặn cảm xúc, tuy nhiên những cảm xúc đó vẫn lộ ra ngoài với hình thức là sự tức giận hay phiền muộn. Mô hình của việc từ chối thể hiện cảm xúc nhưng vẫn vụng về này thường có thể che dấu được trẻ con. Hãy xem xét một tình huống quen thuộc sau: Một đứa trẻ đang tức giận nói - "Con ghét anh con!", và người lớn đáp lại - "Không, con không được như thế. Mẹ biết là con luôn yêu anh con mà!" Sẽ là có lợi hơn khi nói với trẻ rằng - "Mẹ có thể thấy được bây giờ con cảm thấy tức giận và tổn thương thế nào. Nhưng mẹ không thể để cho con đánh anh con. Chúng ta cùng tìm ra một cách để giúp con thể hiện cảm xúc mà không làm đau mọi người."
Trẻ con thường hay lựa chọn các cách không phù hợp để thể hiện cảm xúc, không phải là vì trẻ "không tốt" hay có ác tâm, mà là bởi vì trẻ không biết phải làm gì với những làn sóng cảm xúc đang trào dâng, quét sạch chúng. Dạy trẻ biết cách chấp nhận, hiểu được những cảm xúc của mình, và thể hiện những cảm xúc này theo nhiều cách phù hợp, thì không chỉ giúp trẻ cảm thấy tốt hơn, mà còn giúp trẻ tìm ra các biện pháp giải quyết cho các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

HỌC CÁCH CẢM NHẬN

Các cảm xúc là ngôn ngữ của nguồn năng lực tiềm tàng. Cảm xúc thể hiện bằng lời nói dựa trên chuyển động của lời nói. Những cảm nhận và cảm xúc của chúng ta thực sự làm chúng ta chuyển động về cả tinh thần, lời nói hay thể chất. Năng lực tiềm tàng của cảm xúc có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Bạn có thể nhìn thấy nó hay nghe thấy nó (thậm chí bạn có thể cảm nhận được nó), và vì lý do này mà một vài người cố gắng lờ nó đi). Điều này thật sự là không khôn ngoan, bởi vì khả năng tiềm tàng của cảm xúc cho bạn những thông tin giá trị khi bạn thành thật. Người lớn và trẻ em thể hiện năng lượng cảm xúc lên trên mặt, trong giọng nói, và theo cách họ di chuyển hay đứng, (Bạn có thể nhìn thấy nó). Bởi vì trẻ mẫu giáo vẫn đang học phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, nên chúng thể hiện thành thật thông điệp của việc giao tiếp không lời hơn là những lời chúng nói ra.

Cậu bé 3 tuổi Kyle chạy nhanh vào trong bếp, nơi mà mẹ Linda của bé đang chuẩn bị bữa tối, nhưng cô đang bị muộn thời gian cho một cuộc gặp mặt. "Nhìn này, mẹ ơi, mẹ nhìn đi! Con đã vẽ được một cái máy bay này!" - Kyle mừng quýnh lên, và đang vẫy vẫy tờ giấy đầy háo hức. "Rất tuyệt, con yêu. Con như là một họa sĩ rồi đấy!" - Người mẹ vội vàng trả lời mà không nhìn lên. Chắc chắn là Linda có ý tốt, tất nhiên là cô chẳng nói gì sai, nhưng Kyle chú ý thấy tay mẹ chưa bao giờ ngừng nạo phô mát cho món thịt hầm, và mắt cô chưa bao giờ nhìn qua tờ giấy vẽ máy bay của Kyle. Kyle thật sự đã nhận được thông điệp gì?
Bé Wendy 5 tuổi đang giúp bố làm bữa trưa. Em trai của Wendy đang khóc oe oe, bố thì đang cố theo dõi trận bóng đá trên tivi, trong khi vẫn đang làm món bánh sandwich pho mát nướng. Wendy đang cố gắng đổ sữa ra cốc, thì cái hộp sữa tuột khỏi tay bé, làm chảy một nửa galong sữa đang sùi bọt lênh láng ra sàn bếp. Wendy nhìn lên khuôn mặt của bố đầy sợ hãi. Cô bé nói - "Con xin lỗi! Bố ơi, bố có bực không?" Lông mày của người bố thấp xuống, nhăn tít một cách đáng ngại, cằm bạnh ra, ông nói với một giọng đầy khó chịu và căng thẳng - "Không, ta không phát điên lên!" Khi Wendy trào ra những giọt nước mắt, người bố không hiểu được tại sao.

Cô Santos đang đọc một câu chuyện về thời gian ngủ trưa, cho những học sinh 4 tuổi của cô. Cô chẳng có được chút thời gian nghỉ ngơi nào, việc chuyển người làm thay cô vẫn chưa được đồng ý, và vẫn chưa có giáo viên nào thay thế. Cô bé Allie nhìn cô giáo và hỏi - "Cô ơi, cô không thích câu chuyện này phải không ạ?" Cô Santos nhìn Allie ngạc nhiên và trả lời - "Tất nhiên là cô thích rồi. Tại sao con lại hỏi như vậy?" Allie trả lời - "Bởi vì khuôn mặt của cô đang nhăn lên kìa."

Mamnon.com

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”:Sức mạnh của giao tiếp không lời (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Nghệ thuật lắng nghe tích cực (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó (13/12)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Tôi có nên bảo vệ con khỏi sự đau buồn và lo lắng? (13/12)
 PHẦN VIII: “Tại sao bé lại làm như thế? ": Thông điệp của những hành vi cư xử không phù hợp. (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Hành vi cư xử sai hay thông điệp bị mã hóa? (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Phá vỡ mật mã (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Thời gian đặc biệt (11/12)
 PHẦN IX: Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: (11/12)
 Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Xác định mục tiêu được quan tâm quá mức (11/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i