Kỷ luật tích cực với con cái
   Chấp nhận những gì thuộc về con: Tính cách – khó khăn hay cơ hội?
 

Qua phỏng vấn, hầu hết các bậc phụ huynh và giáo viên đều thích những đứa trẻ có cường độ tập trung lâu và sự kiên trì bền bỉ, vì họ có thể dễ dàng hơn nhiều trong việc dạy dỗ và vui chơi cùng bé. Tuy nhiên, hầu như không có đứa trẻ nào có được tính cách lý tưởng như vậy. Thực tế, hầu hết các gia đình đều có những đứa trẻ có tính cách khác nhau, và các giáo viên có thể dễ dàng nhận thấy chính bản thân mình đang làm việc với một tập hợp phân loại rộng lớn.

 

Những người giáo viên có thể nhận thấy lợi ích từ việc trao đổi thông tin về tính cách của trẻ với các bậc phụ huynh. Hiểu biết rõ về tính cách của bé có thể giúp cả bố mẹ và giáo viên chấp nhận tính cách của trẻ, thay vì có những ảo vọng không có thật. Mỗi đứa trẻ - mỗi tính cách - sở hữu cả những tài sản có giá trị và những bổn phận, những mặt mạnh và những mặt yếu kém. Không có gì là hoàn toàn "tốt" hay "tồi", và như chúng ta đã thảo luận ở trên, thì sự so sánh và phán đoán thường dẫn đến sự nản lòng và thất vọng. Nuôi dưỡng và dạy dỗ con hiệu quả sẽ giúp cho mỗi một đứa trẻ đặc biệt phát huy được những thế mạnh và quản lý được những mặt yếu, việc tạo ra những cơ hội để học hỏi và rèn luyện các kỹ năng còn kéo dài suốt cuộc đời.

Cuối cùng, tất cả các bậc cha mẹ cần phải nhận ra và chấp nhận tình huống mà ở đó, những giấc mơ và tính cách của con có thể khác xa so với mong muốn của họ.

Bố mẹ của Evan đều là những người có năng khiếu về mỹ thuật, họ thiết kế nhiều quần áo phi truyền thống và rèm treo tuyệt đẹp. Họ đã chú ý thấy rằng Evan chẳng có cơ hội nào để thể hiện ấn tượng nghệ thuật ở trường, vì Evan chẳng bao giờ về nhà mà có màu vẽ trên quần áo hay đất sét dưới móng tay. Thực tế là Evan có rất nhiều cơ hội để khám phá thế giới nghệ thuật. Chỉ là cậu bé không thấy hứng thú. Evan là một cậu bé gọn gàng và tỉ mỉ, cậu thích chơi một cách lặng lẽ cùng với những câu đố hay dựng lên những hình khối. Ngưỡng cửa cảm giác của cậu tạo ra cảm giác khó chịu đối với việc sơn lên tay mình hay cảm thấy chẳng thích thú gì đối với đống đất sét nhớp nháp. Bố mẹ của Evan đang nhìn con theo sự nổi bật trong tính cách của chính họ, chứ không phải của Evan. Khi cô giáo của Evan giải thích về những khía cạnh trong tính cách của cậu bé, thì bố mẹ của cậu đã rất biết ơn. Bây giờ họ đã có thể bắt đầu chấp nhận Evan như là một đứa con đặc biệt mà bé vốn dĩ như vậy, và họ đã động viên bé theo đuổi mơ ước của chính mình, chứ không phải của họ.

Hành động phù hợp với tình huống

Chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, nhận thức được về tính cách của trẻ sẽ giúp bạn hiểu được, tại sao các phương pháp khác nhau có hiệu quả hơn với một số trẻ này, hơn là với những trẻ khác. Có một vài nguyên lý chung, ví dụ như quyền tự trọng và được người khác tôn trọng, nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể đòi hỏi các con của bạn phải biết đối xử với bạn bằng sự tôn trọng - hay là những đứa trẻ đó sẽ tự động biết phải làm như thế nào.

Ví dụ, những điều cần làm trong tình huống ở trường là việc học tập phải được diễn ra, và trẻ em phải tôn trọng chính mình và người khác. Đưa ra cho mỗi đứa trẻ một danh sách các lựa chọn có giới hạn, các hoạt động phù hợp với những yêu cầu cần thiết của tình huống, kiểm soát tính cách của bản thân, và tôn trọng mọi người. Một đứa trẻ có cường độ tập trung không lâu có thể cần nhiều sự khuyến khích, động viên để mở rộng khả năng nhận thức của trẻ, bao gồm các tương tác và hoạt động.
Mỗi cá nhân phải học để tự chịu trách nhiệm cho lòng tự trọng và tôn trọng của mình. Bạn không thể yêu cầu trẻ phải tôn trọng bạn, nhưng bạn có thể tôn trọng chính bản thân mình. Nếu như một đứa trẻ đang cư xử theo cách thiếu tôn trọng, bạn có thể lựa chọn phương án rời khỏi phòng, và tìm một phương pháp kỷ luật tích cực khác để xử lý hành vi đó của trẻ. Chẳng thể có được bất cứ hiệu quả hay sự tôn trọng nào khi mất đi tình yêu và sự chấp nhận của một đứa trẻ, bởi vì hành vi của trẻ cần được thể hiện ra ngoài.

Marty đã không làm bất cứ điều gì trong các biện pháp thỏa hiệp. Mẹ của Martin đã tả cậu con trai 4 tuổi của mình là "dễ nổi giận" - một tính cách tuyệt vời trong những hoàn cảnh đúng. Vào một buổi chiều, mẹ của cậu bé nói với cậu rằng đã đến lúc cần cất những bút tô mầu đi. Nhưng Marty không muốn dừng việc tô màu lại. Khuôn mặt cậu đã nhăn lên vì tức giận, cằm của bé bạnh ra, và trong sự bùng nổ của cơn giận, cậu bé đã ném những bút tô màu vào mẹ. Mẹ của Marty đã nhận ra rằng tâm trạng thất vọng của cậu có thể hiểu được, nhưng những cảm giác và tính cách dữ dội của cậu không được phép dẫn tới hành vi đối xử sai trái với người khác. Mẹ của Marty đã hít thở sâu để kiểm soát cơn giận của mình, sau đó cô rời khỏi phòng mà không nói một lời nào.

Marty đã la hét ầm ĩ. Mẹ của cậu vẫn giữ bình tĩnh và đi vào trong phòng riêng. Một vài phút trôi qua, Marty bắt đầu nhận ra rằng cơn giận của cậu hình như có là ngốc nghếch, khi mà chẳng có ai xung quanh làm nhân chứng cho điều đó. Marty đã chạy đi tìm mẹ.

Khi Marty tìm thấy mẹ đang ở trong phòng, cậu bé đã trèo lên giường và xích lại gần mẹ, mà không nói lời nào. Người mẹ nhận ra cô có hai lựa chọn: cô có thể thuyết giảng Marty về hành vi không thể chấp nhận của cậu, và bắt cậu sang bên phòng để nhặt những bút tô màu lên; hoặc là cô có thể đáp lại niềm khát khao muốn được gần mẹ của con. Và cô đã lựa chọn cách tặng cho cậu con trai nhỏ bé của mình một cái ôm.

Sau khi họ đã thiết lập được mối liên kết tốt, người mẹ nói với Marty rằng đôi khi cảm thấy tức giận cũng là điều tốt thôi, nhưng sẽ là không tốt nếu ném các thứ vào cô hay bất kỳ ai khác. Cậu bé xích lại gần mẹ hơn và gật đầu để thể hiện rằng cậu đã biết là cậu không nên ném các thứ. Sau một vài giây yên lặng, người mẹ hỏi Marty có muốn mẹ giúp nhặt những bút tô màu mà cậu đã ném đi, hay là liệu cậu có thể tự làm điều đó một mình. Marty đã nhảy xuống giường và với một cái ôm nhanh nữa, cậu bé đã đi thu nhặt những bút tô màu.

Marty đã "bột phát" hành vi cư xử sai trái bằng việc ném bút tô màu vào mẹ? Thực tế, mẹ của Martin đã lựa chọn giải quyết tình huống theo cách phù hợp với cả tính cách của cô lẫn của con trai. Nếu như cô ấy la mắng, yêu cầu Marty thực hiện mệnh lệnh ngay lập tức, hay trừng phạt cậu bé, thì tình huống chắc chắn sẽ phát triển cơn giận của cả hai. Thay vào đó, cô ấy đã tôn trọng những điều cần thiết bằng việc tự rời đi như là một mục tiêu phải làm, tự kiểm soát bản thân, và tự cho mình thời gian để dịu bớt đi. Cô để cho Marty biết rằng cậu bé vẫn được yêu thương bằng việc quay lại ôm cậu, sau đó để cậu sửa sai bằng cách thu nhặt những bút tô màu khi cậu đã bình tĩnh lại.

Cả Marty và người mẹ đã học được những bài học giá trị về cách làm thế nào để giải quyết những tính khí mạnh mẽ của mình. Tính cách và những tâm trạng xúc động mạnh không phải là lời giải thích cho những hành động không hay. Quan tâm đến những xu hướng tự nhiên của trẻ đơn giản cần có nhận thức đúng, định hướng phản ứng của bạn, và luôn tự nhắc nhở bản than rằng con bạn luôn cần tình yêu của bạn, đặc biệt là khi bé đang đấu tranh để cải thiện những kỹ năng sống của mình.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phần VII: "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Cảm xúc và nghệ thuật giao tiếp. (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”:Sức mạnh của giao tiếp không lời (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Nghệ thuật lắng nghe tích cực (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó (13/12)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Tôi có nên bảo vệ con khỏi sự đau buồn và lo lắng? (13/12)
 PHẦN VIII: “Tại sao bé lại làm như thế? ": Thông điệp của những hành vi cư xử không phù hợp. (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Hành vi cư xử sai hay thông điệp bị mã hóa? (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Phá vỡ mật mã (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Thời gian đặc biệt (11/12)
 PHẦN IX: Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: (11/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i