Tự kỷ
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Tự kỷ
   Rối loạn cảm giác và hương vị của thức ăn

Một vấn đề quan trọng hàng đầu trong cuộc sống trẻ tự kỉ là bữa ăn. Tuy nhiên, do rối loạn từ trung tâm xử lý của não bộ đẫn tới những hành vi, biểu hiện lạ kỳ của trẻ, vd: ngửi mùi món ăn trước khi ăn, kén ăn...; những thức ăn mà cha mẹ cho là ngon bổ nhưng trẻ lại luôn có phản ứng.

Mỗi bữa ăn là "một trận chiến" theo cách mô tả của tác giả Vickie Ewell, bà là người có hơn 9 năm chăm sóc trẻ và kinh nghiệm về thực phẩm dinh dưỡng, đưa ra những ý kiến rất xác thực để phụ huynh biết được diễn biến bất thường bên trong cơ thể trẻ mắc chứng tự kỷ, nhằm dẫn dắt các phụ huynh biết tổ chức bữa ăn cho trẻ thích hợp hơn.

Rối loạn chức năng của vị giác.
Rối loạn xử lý thông tin cảm giác từ các giác quan có thể ảnh hưởng đến cảm giác về mùi vị (vị giác). Tìm hiểu 4 loại rối loạn vị giác, về nguyên nhân gây ra, để hiểu các vấn đề cảm giác và những hành vi của trẻ tự kỷ.

Một vấn đề lớn với nhiều cha mẹ, là cần cho trẻ em ăn đúng đặc biệt là trẻ em mắc chứng tự kỷ luôn có vấn đề cảm giác. Khi trẻ cảm nhận thấy có vị tăng lên hay biến mất, giờ ăn của trẻ có thể biến thành một trận chiến lớn. Một mặt, các bậc cha mẹ cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ; mặt khác, do chứng rối loạn xử lý cảm giác(SPD) làm cho nhiễu loạn mùi vị các thứ được nếm qua.

Ăn là một trong vài "vị trí chiến đấu" trẻ tự kỷ cần duy trì kiểm soát. Điều này khiến bữa ăn là trận đấu lớn. Khi trẻ kén ăn thì khóc là một giải pháp, phụ huynh của trẻ tự kỷ cần phải hiểu những nguyên nhân cơ bản của các chứng rối loạn vị giác trước khi có thể tìm được giải pháp giải quyết vấn đề .

Vị giác bị ảnh hưởng bởi mùi ( bởi khứu giác) và * cảm quan hóa chất thông thường.

Những cảm giác vị và mùi hòa quyện với nhau để tạo hương vị. Có ít người từng biết đến, có cách thức cảm nhận khác: (*2) "cảm quan hóa chất thông thường"_Common Chemical Sense (CCS), phản ứng với các hóa chất như hương liệu nhân tạo hoặc cảm giác mà không phải là vị hay mùi giống như cay nồng nóng rát của ớt. Đầu nhủ vị giác chỉ phân biệt vị mặn, ngọt, cay, đắng và chua. Khi mùi thức ăn kích thích cảm giác mạnh hơn vị kích thích vị giác, hầu hết các hương vị đến từ mùi. Tuy nhiên, vị và mùi được cảm thụ có thể làm việc cùng nhau; do đó cảm nhận được hương vị là phức tạp hơn so với từng cảm giác.

Những nguyên nhân của chứng rối loạn vị giác

Giống như tất cả các vấn đề cảm giác, rối loạn vị giác xảy ra khi vị giác được kích thích, thông tin truyền đến não, nhưng thông điệp đến không được tích hợp một cách chính xác. Bất thường vị giác diễn ra thường do :

* Viêm nhiễm, từ một căn bệnh nào đó.
* Bị chấn thương.
* Do được kê đơn thuốc hoặc uống thuốc quá liều.
* Rối loạn về thần kinh hoặc tổn thương vùng miệng.
* Suy dinh dưỡng như thiếu vitamin.
* Một lượng tế bào vị giác bị hỏng (không tự hồi phục).

Cần nhận thức rõ vị giác cần có một môi trường chất lỏng, do đó, lúc miệng khô cũng có thể tạo ra sự nhiễu loạn của vị giác.

Chứng rối loạn xử lý thông tin vị giác có bốn loại.

Đầu nhủ vị giác li ti nằm rải rác trên bề mặt của lưỡi. Khi tiếp xúc thức ăn hoặc chất lỏng các tế bào thần kinh liên quan làm tăng tốc độ vận chuyển thông điệp tới não. Theo "Bách khoa toàn thư về nhận thức"(Encyclopedia of Perception) , cơ quan cảm thụ vị tự tái tạo chu kỳ 10,5 ngày. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng, thiệt hại từ bức xạ hay hóa trị liệu, và do nguyên nhân khác, chứng rối loạn vị giác có thể ảnh hưởng đến tốc độ tái tạo và hậu quả là làm biến đổi các vị.

Có 4 tình trạng khác nhau của vị giác, có thể do:
* vị giác hoàn toàn biến mất (Ageusia)
* ghê tởm hoặc không ưa vị (Cacogeusia)
* bóp méo ý nghĩa của vị (Dysgeusia)
* bị mất một phần cảm giác về vị (Hypogeusia)

Ngoài ra,do ở trẻ nhỏ thường không thể nói ra (cho ta biết) khác biệt giữa cảm giác vị bất thường do chứng rối loạn vị giác và điều đơn giản là chỉ vì trẻ không thích , làm cho vấn đề trở nên khó phân biệt.

Hậu quả trong các vấn đề ở nhóm trẻ tự kỷ mất cảm giác vị giác .

Đối với trẻ tự kỷ từng bị mất hoàn toàn hoặc một phần của hương vị, giờ ăn là cuộc chiến nó sẽ tập trung vào thứ hương vị thích ngoài, như:
* Cay hoặc khoai tây chiên có vị mạnh
* Khoai tây chiên mặn hoặc khoai tây áo bột chiên dòn chấm tương ớt.
* Tương ớt hoặc tiêu-jack cho pho mát vào hamburger
* Ăn cả trái chanh
* Thức ăn có nhiều gia vị.
* Sa- lát trộn gia vị cay.
* Vị cay, hoặc cho nước sốt nặng mùi trên tất cả mọi thứ.
Mỗi đứa trẻ tự kỷ phụ thuộc vào mức độ tổn thất cảm giác. Muốn được ăn thực phẩm nóng hơn, cay hơn và nhiều hương vị , thì càng mất đi vị ngon bổ của thức ăn.

Nhóm trẻ tự kỷ có vấn đề về cảm giác dẫn đến hành vi phòng thủ vị giác

Trẻ tự kỷ có vấn đề giác quan có thể cảm nhận nhiều vị là_ đáng " ghê tởm". Những gì người khác thấy dễ chịu; Vd: kem đánh răng bạc hà, có thể là một cái gì thật "ghê tởm"đối vối trẻ. Kết quả là có hành vi phòng thủ với các vị, do đó biểu lộ là trẻ rất kén ăn, như:
* Hoàn toàn xa lánh các loại thực phẩm nhiều gia vị, có vị mạnh.
* Chỉ ăn món đơn giản, thức ăn nhạt nhẽo.
* Ăn các loại thức ăn từ một danh sách hạn chế, vài ba món được chấp nhận.
* Phân biệt dễ dàng giữa dầu hạt cải và dầu đậu phộng.
* Chỉ ăn được thức ăn được phục vụ ở một nhiệt độ thích hợp.

Rối loạn khả năng xử lý khác.
Nhiều vấn đề phức tạp hơn,dù là phòng thủ hoặc thèm thuồng các vị nặng, trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể có rối loạn chức năng cảm giác khác ngoài là rối loạn về vị. Chúng có thể có hành vi (khác biệt):

* Phản ứng với mùi: chỉ ăn những gì mùi thơm hay có mùi giống nhau.
* Phản ứng lại với những tiếng nhai thức ăn: không giống như phản ứng tiếng ồn lớn, hoặc có đứa thích nghe tiếng nhai.
* Tránh công thức chế biến nào đó: buồn nôn với hamburger hoặc khạc nhổ ra hành.
* Thèm thứ có hình thái mịn màng : chỉ muốn như bánh pudding hoặc milkshakes.
* Tìm nhai thứ kích thích cho cơ hàm yếu: thèm carot sống và bánh quy dòn.
* Tránh thứ kích thích cơ hàm yếu: sẽ không nhai thịt, chỉ ăn thức ăn mềm.
* Phản ứng với các hình dáng trực quan của món ăn: không thích rau câu có hình dáng, bánh xoáy trôn ốc hoặc chỉ ăn các loại thực phẩm màu trắng.

Khi một đứa trẻ kén ăn thấy món nó thích, có thể quyết định chỉ ăn một thứ đó thôi. Một đứa khác có thể cứ rên rỉ khi có thay đổi trong mọi thứ kể cà món ăn. Trẻ em bị rối loạn vị giác có thể cực kỳ nhạy cảm, bất kể nguyên nhân.

Vị giác luôn biến đổi, chẩn đoán rối loạn cảm giác phức tạp.

Vị giác nhạy cảm có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác hoặc bữa ăn này sang bữa ăn khác làm cho việc theo dõi và chẩn đoán gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi các vấn đề liên quan đến cảm giác chồng chéo hoặc dính dáng tới một hệ thống cảm giác khác hơn so với suy nghĩ trước đây (vùng lưỡi). Trong khi cuộc chiến tranh với thực phẩm là thường xảy ra, ý nghĩa của các vấn đề vị có thể được quan sát và sau đó được giải quyết. Nhận thức rõ được vấn đề là bước đầu tiên. Một khi các vấn đề cảm giác được xác định, cha mẹ có thể thực hiện các bước cần thiết để tìm phương cách lành mạnh để giúp đỡ trẻ tự kỷ của họ có được xung quanh vấn đề này.

Theo tretuky.com

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chế độ dành cho trẻ tự kỷ (20/10)
 Trẻ tự kỷ và Test IQ (12/10)
 Chung sống với chứng tự kỷ (12/10)
 Một nguyên nhân mới về chứng Tự Kỷ (21/9)
 Trẻ tự kỷ có phục hồi không? (13/9)
 Những ngộ nhận về trẻ tự kỉ (6/9)
 Tự kỷ và chữ viết tay ( 1 ) (23/8)
 Tự kỷ và chữ viết tay ( 2) (23/8)
 Học sớm- Những kĩ năng tiên quyết (13/6)
 Phải làm gì với những hành vi bùng nổ ? (30/5)
 Chiến thuật giúp con ổn định hành vi và cảm xúc nơi công cộng (12/5)
 Chiếc kiềng 3 chân trong can thiệp tự kỷ (12/5)
 Chế độ học và chơi cho trẻ tự kỉ (4/5)
 Gợi ý cách dạy trẻ và người lớn mắc chứng tự kỷ của TEMPLE GRANDIN (29/4)
 Dạt trẻ biết cách phàn nàn (29/4)
 Chiến lược giao tiếp với trẻ tự kỉ (29/4)
 Biến đổi hiếm phá vỡ gen hoạt động ở trẻ tự kỷ (3/3)
 Khai thông về chứng tự kỉ (3/3)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 1) (18/1)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 2) (18/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i