Tự kỷ
   Chiếc kiềng 3 chân trong can thiệp tự kỷ
 

Khi đã vượt qua cơn bàng hoàng khi biết con mắc chứng tự kỷ, nhiều phụ huynh thường đặt câu hỏi: Tôi phải làm gì? Có danh sách những việc cần làm không? 

Những lời chỉ dẫn ngắn gọn dưới đây đem đến cho các bậc cha mẹ những khái quát quan trọng khi con họ bị chẩn đoán mắc chứng tự kỉ.

Bạn và gia đình đang bước vào một thế giới mới- thế giới của những gia đình có con tự kỉ.

- Là phụ huynh của đứa trẻ đặc biệt, bạn cần có sự " tập trung và chuyên cần ".

- Sau khi có kết quả chẩn đoán, điều quan trọng là bạn phải sắp xếp lại cuộc sống dựa tên 3 thành tố cốt lõi : liệu pháp truyền thống , liệu pháp y sinh, và giữ gìn một gia đình bền vững. Hãy xem xét 3 yếu tố này như 3 chân của 1 chiếc kiềng, nếu thiếu 1 chân thì kiềng sẽ bị đổ.

1. Liệu pháp truyền thống

- Liệu pháp truyền thống là sự can thiệp sớm 1 cách mạnh mẽ nhằm giúp trẻ:

+ Giảm thiểu những hành vi không phù hợp.

+ Có khả năng học tập

+ Đặt ra và đạt được mục tiêu.

- Liệu pháp này bao gồm :

+ Những liệu pháp một - một ( one-on-one) như phân tích hành vi ứng dụng( ABA), floortime, RDI và một số liệu pháp khác .

+ Liệu pháp ngôn ngữ

+ Liệu pháp vật lý (PT) và cơ năng (OT).

2. Liệu pháp y sinh:

- Chỉ dùng liệu pháp truyền thống hoặc chỉ dùng liệu pháp y sinh là không đủ. Bạn cần sử dụng cả 2 liệu pháp này.

- Liệu pháp y sinh bao gồm :

+ Kiểm tra những rối loạn về gen, kiểm tra cơ sở

+ Kiểm tra và điều trị cho các vấn đề khác ngoài chứng tự kỷ chẳng hạn như rối loạn chức năng tiêu hóa, miễn dịch, dị ứng, trao đổi chất và tuyến giáp.

- Việc nắm bắt phương pháp y sinh có thể khó hơn liệu pháp truyền thống nhưng chính sự cố gắng, tìm tòi, kiên trì sẽ đem lại kết quả.

- Hầu hết trẻ tự kỉ đều có quy định về việc chăm sóc sức khỏe riêng. Những điều kiện, quy định này cần có sự chú tâm và điều trị.

- Có một số người tin rằng tự kỉ có thể chữa trị được thông qua sự can thiệp y sinh. Có rất nhiều lựa chọn cho bạn : tham dự hội thảo DAN!( chiến đấu, đánh bại tự kỉ ngay bây giờ), nếu không tham dự được thì có thể xem bài thuyết trình của hội thảo DAN! Trước đó, hoặc tìm một bác sĩ DAN!

3. Giữ cho gia đình bạn khỏe mạnh và hạnh phúc

- Kết quả chẩn đoán về đứa trẻ đặc biệt có thể là 1 trong những sự kiện tàn khốc nhất xảy ra với gia đình bạn.

- Rất nhiều gia đình chỉ quan tâm đến nhu cầu của đứa trẻ đặc biệt mà vô tình quên mất những đứa con còn lại, chồng(vợ) và những thành viên khác trong gia đình.

- Mặc dù thời gian rất quý giá nhưng quan tâm đến những mối quan hệ khác cũng là một phương pháp hay là 1 chìa khóa.

- Bạn chính là người chăm sóc đứa trẻ mắc tự kỉ nên bạn cũng nên quan tâm đến sức khỏe của bản thân

- Bạn nên điều tra, tìm hiểu các tổ chức hỗ trợ gia đình, tư vấn hôn nhân ở địa phương

-> Tỉ lệ li hôn ở Mĩ đã là khá cao, nhưng việc có 1 đứa trẻ mắc chứng tự kỉ khiến tỉ lệ này còn tăng lên. Trách nhiệm của bạn là tránh khỏi việc li hôn và cố gắng hết mức có thể để giữ gìn cuộc hôn nhân của mình.

- Tốt nhất những đứa trẻ đặc biệt nên được sống trong những gia đình có cả bố lẫn mẹ.

- Giữ gìn một gia đình hạnh phúc, êm ấm là một phần quan trọng trong chiếc kiềng ba chân và không nên ngó lơ.

- Không nên li hôn nếu chưa thực sự cần thiết.


Bắt đầu từ đâu?

- Cuộc hành trình của bạn sẽ như thế nào?

- Tìm hiểu về tất cả các chân của 1 chiếc kiềng , bao gồm của liệu pháp cổ truyền và liệu pháp y sinh.

- Nhận bản đánh giá độc lập và xác định những nhu cầu riêng của trẻ.

+ bản đánh giá từ trung tâm can thiệp sớm hay khu vực trường học là quan trọng.

- Cách tiếp cận "quan sát và chờ đợi" có thể chỉ phá hoại và không được khuyến khích.

- Những trẻ có được sự can thiệp sớm có được sự dự báo phát triển tốt hơn trong tương lai.

Hãy sống 1 cách có tổ chức:

- Quản lý hồ sơ y tế, đánh giá và lưu dữ liệu quan trọng trong một hệ thống .

- Quản lý và cập nhật hai danh sách "cần làm":
+ Ngắn: 2-3 mục có thể được hoàn thành trong 1-2 tuần. Hãy đặt những mục tiêu này ở chỗ có thể thấy hang ngày thúc đẩy thực hiện các mục tiêu này. Danh sách này bao gồm các mục hành động quan trọng nhất để có được thực hiện nhanh nhất.
+ Dài: Đây là một danh sách rất dài.

Danh sách này bao gồm tất cả những điều bạn đã nghe nói, muốn xem xét,.. vv Danh sách này được đặt trong một ngăn kéo và chỉ được kéo ra để thực hiện khi bạn đã hoàn thành danh sách ngắn.

Cảnh báo : việc nhìn vào danh sách này thường xuyên có thể làm bạn khó chịu.

- Sắm một máy quét với một máy nạp tự động tài liệu để bạn có thể thả 50 trang vào và chỉ đi bộ trong lúc cái máy làm việc.

+ Tất cả các bác sĩ và các nhà trị liệu đều như nhau - hủy hồ sơ của họ sau 5-7 năm, do đó hãy chắc chắn rằng khi bạn không thực hành trị liệu nữa bạn vẫn giữ được bản sao của TOÀN BỘ tệp tin và quét trong trường hợp bạn cần chúng sau này. Thậm chí nhiều năm sau đó. Đó là thông tin bạn có thể không bao giờ lấy lại được.

Theo tretuky.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Bố mẹ là người giúp con tốt nhất
Ngày gửi: 6/17/2011 8:41:03 PM

Nếu đã hiểu và chấp nhận con mình mắc chứng tự kỷ thì hơn ai hết cha mẹ là người giáo viên, là chuyên gia, là bạn tốt nhất của con mình. Vì chỉ có cha mẹ mới biết con mình thiếu gì cà cần gì. Các bậc cha mẹ hãy ghi ra tất cả những danh sách việc mà con mình chưa làm được như: chưa biết đi vệ sinh, chưa biết thay đồ, chưa biết xúc ăn, chưa biết cầm bàn chãi...và chưa biết nói...Các bạn bắt đầu với tất cả những cái chưa đó rồi các bạn sẽ biết mình phải làm thế nào với con.
- Ví dụ: con bạn không chịu phát ra hơi thì việc đầu tiên các bạn làm là giúp con mình phát ra hơi đã. Khi con bạn đã nói được chữ " A" thì hãy kích thích con nói" ba" tương tự như vậy với nhiều trường hợp khác.
_ Ví dụ: con bạn không chịu đánh răng, thì ngày đầu tiên bạn hãy giúp con bạn bằng cách bạn đánh răng trước mặt con, ngày thứ 2 thử đưa bàn chải vào miệng con xem, nếu bé chịu thì sang ngày thứ 3 hãy nhẹ nhàng đưa bàn chãi qua lại trong miệng bé...
Cứ thế với tất cả các việc bạn hãy chia ra từng bước nhỏ để làm. Rồi có ngày con bạn sẽ làm bạn bất ngờ.



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chế độ học và chơi cho trẻ tự kỉ (4/5)
 Gợi ý cách dạy trẻ và người lớn mắc chứng tự kỷ của TEMPLE GRANDIN (29/4)
 Dạt trẻ biết cách phàn nàn (29/4)
 Chiến lược giao tiếp với trẻ tự kỉ (29/4)
 Biến đổi hiếm phá vỡ gen hoạt động ở trẻ tự kỷ (3/3)
 Khai thông về chứng tự kỉ (3/3)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 1) (18/1)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 2) (18/1)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 3) (18/1)
 Nguy cơ tự kỷ cao từ... quốc lộ (30/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i