Tự kỷ
   Chế độ học và chơi cho trẻ tự kỉ
 

Một câu hỏi lớn cho tất cả các phụ huynh là lập kế hoạch học và chơi cho con tự kỷ như thế nào? Trong topic này mình chưa đề cập đến lập chương trình học cho con mà chỉ nói đến việc phân bổ thời gian học và chơi như thế nào thôi.

Những bé đã trở thành bình thường mà mình được biết đó là con của chị Bích, và một vài bé đi học lớp 1 toàn đạt điểm 9, 10 như con của mấy chị mình nghe loáng thoáng chứ không giao tiếp nên không dám đề cập tên.

Những bé ấy, xin các mẹ chia sẻ xem là đã can thiệp cho con với cường độ như thế nào? Nhưng mình tin là không phải 40 tiếng mỗi tuần như kiểu ABA chứ? Hay cũng không phải là bao nhiêu giờ tập luyện OT, SI hay là mấy nghìn cái làm chéo hay bò trườn mỗi ngày chứ? Mình không đả phá ABA đâu, thậm chí mình còn cổ súy cho nó đấy, nhờ có nó mà nhiều cháu tự kỷ đã có nhiều kỹ năng sống tốt hơn. Nhưng ý mình là không phải ép con học hành căng thẳng quá mỗi ngày. Mình cũng không đả phá OT, SI, hay các luyện tập khác. Những thứ trị liệu ấy rất cần nhưng phải phân bố thời gian hợp lý chứ không phải nhất nhất tuân theo lý thuyết của một phương pháp nào cả.

Mình vẫn nghĩ, cha mẹ can thiệp là quan trọng, được sự giáo dục của môi trường xã hội tốt nữa thì càng nên người, có đứa con bình thường mà cha mẹ cũng tốn công dạy dỗ lắm chứ huống chi đứa trẻ bị chậm từ tuổi lên 2-3. Tuy nhiên, phải khẳng định, nếu là tự kỷ thì dù can thiệp thế nào sau 6 tuổi vẫn cứ là tự kỷ. Mà sau 6 tuổi ngon lành cành đào thì trước đó chắc chỉ là rối loạn gì đó gần giống tự kỷ chứ không phải tự kỷ. Bác sỹ tâm lý nói rằng chỉ chẩn đoán chắc chắn tự kỷ sau 6 tuổi, nếu trước đó được chẩn đoán thì triệu chứng phải rõ ràng lắm lắm.

Những bé sau 6 tuổi chưa thể trở thành bình thường (như con mình) mà đã rất nhiều tiến bộ sau nhiều nhiều những cố gắng của cha mẹ, có thể nói là vô cùng oanh liệt, nhưng vẫn là tự kỷ. Mà tự kỷ là gì? Là khiếm khuyết khả năng tương tác, khả năng giao tiếp xã hội, vấn đề hành vi. Những thứ ấy mãi theo con đến suốt cuộc đời, cho dù chúng ta có can thiệp gấp gáp vội vàng. Vì vậy hãy cho con cuộc sống thật hạnh phúc, vui vẻ, thay vì ép con phải làm việc căng thẳng hơn trẻ bình thường mỗi ngày.

Mình phân tích 2 điểm như trên để dẫn dắt tới một đề xuất rút ra từ kinh nghiệm cá nhân và trải nghiệm sống ở Việt Nam cũng như ở Đức cho một chế độ học và chơi cho con như sau:

- Từ 2 tuổi ở VN là nên cho đến trường học (ở một số nước mẹ ở nhà với con 3 năm nên trên 3 tuổi mới đi mẫu giáo).

- Cho dù là con có vấn đề về ngôn ngữ, hành vi, nết ăn, giấc ngủ, ... nhưng vẫn cứ cho con đi học

- Có thể đón con về lúc 2h hoặc 4h chiều

- Từ 4h chiều đến 8h tối nên xen kẽ các hoạt động:

o Học ngôn ngữ/nhận thức với cô giáo: 1 giờ

o Vận động: 1 giờ (các vận động mà một đứa trẻ 1-2-3 tuổi có thể làm: bò, trườn, leo trèo, trượt, đạp xe, chạy, đi bộ, ...) - thực ra trẻ vẫn học nhận thức cả trong các hoạt động và chơi.

o Chơi với cha mẹ, anh chị em: 1 giờ

o Ăn: 1 giờ

- Sau 8-9h: cho con vào pha tĩnh. Nếu đi ngủ được thì tốt, không thì là xem ti vi, nghe đài, truyện, ..., rồi dần dần vào giấc ngủ.

- Thứ 7, chủ nhật, và ngày lễ: nên tổ chức cho con các hoạt động ở ngoài trời (bất cứ là gì phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của gia đình bạn). Hoặc là các hoạt động ngoại khóa như là âm nhạc, xem phim ở rạp, tập múa, hát, ... Cố gắng duy trì thật đều đặn.

Con mình và mình đã từng ở VN, mình biết là khó khăn lắm để có thể dành cho con chút thời gian rảnh rỗi, bởi vì những ngày nghỉ của chúng ta là giành cho ma chay, cưới hỏi, lễ hội, tiệc tùng, ... Nhưng chúng ta có con đặc biệt nên chúng ta cũng phải có lối sống đặc biệt hơn.

Bạn biết đấy, đứa trẻ nào cũng nằm mơ được đi chơi. Mình có 3 đứa con. Được chứng kiến niềm hạnh phúc của đứa trẻ còn nằm ẵm ngửa được ra ngoài đường ngó nghiêng, chứng kiến niềm vui vô bờ của đứa trẻ lên 3-4 được mua đồ chơi mới hoặc tung tăng vui chơi với bạn bè, chứng kiến niềm vui phấn khởi của đứa con đặc biệt lên 7 tuổi mỗi lần được hòa vào những hoạt động ngoài thiên nhiên, ... mình cảm thấy hạnh phúc bởi tất cả những thứ ấy. Và sau tất cả những trải nghiệm ấy, mình muốn chia sẻ với các bạn nên cố gắng dành thật nhiều thời gian cho con được chơi, xen kẽ lịch học hành can thiệp. Một lịch sinh hoạt kín với chơi + học - không còn thời gian rảnh rỗi, thế là hành vi của con sẽ thuyên giảm nhiều lắm.
Theo tretuky.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Gợi ý cách dạy trẻ và người lớn mắc chứng tự kỷ của TEMPLE GRANDIN (29/4)
 Dạt trẻ biết cách phàn nàn (29/4)
 Chiến lược giao tiếp với trẻ tự kỉ (29/4)
 Biến đổi hiếm phá vỡ gen hoạt động ở trẻ tự kỷ (3/3)
 Khai thông về chứng tự kỉ (3/3)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 1) (18/1)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 2) (18/1)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 3) (18/1)
 Nguy cơ tự kỷ cao từ... quốc lộ (30/12)
 Vàng da sau sinh và tự kỷ có liên quan? (28/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i