Tự kỷ
   Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 2)
 

CÁC QUAN NIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN

Mặc dù ICD-9 và DSM III có những định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán giống nhau về bệnh tự kỷ trẻ em, nhưng vẫn có những khác biệt trong quan niệm về bệnh này.

Trong ICD-9 tự kỷ trẻ em là một phân nhóm của các "Loạn tâm có căn nguyên chuyên biệt ở trẻ em".

Còn trong DSM III (1980) và DSM III-R (1987) của Hội tâm thần học Hoa Kỳ, tự kỷ trẻ em là một loại rối loạn phát triển lan tỏa (PDD: Pervasive Developmental Disorders): là các rối loạn phát triển nghiêm trọng và xuất hiện sớm, đặc trưng bởi sự trì trệ và bóp méo các quá trình phát triển kỹ năng quan hệ xã hội, nhận thức và giao tiếp.

Trong DSM III, PDD bao gồm :

+ Tự kỷ nhũ nhi (khởi phát trước 30 tháng tuổi)

+ PDD trẻ em (childhood -onset: khởi phát sau 30 tháng tuổi)

+ PDD không đặc hiệu (tình trạng giống tự kỷ, nhưng không thể xếp vào hai nhóm trên).

+ Tự kỷ di chứng (không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ nhũ nhi, nhưng trước đó đã từng được chẩn đoán như vậy).

Tuy nhiên, những dữ liệu thực tế cho thấy không có sự khác nhau đáng kể nào (trừ tuổi khởi phát) giữa tự kỷ nhũ nhi và childhood-onset PDD, do vậy phân nhóm thứ hai đã bị loại bỏ trong DSM-III-R.

Ngoài ra, cũng khó có thể phân biệt được giữa PDD không đặc hiệu và tự kỷ di chứng. Vì thế, trong DSM III-R (1987) chỉ phân PDD thành 2 nhóm :

1. Rối loạn tự kỷ (đại loại giống tự kỷ nhủ nhi).

2. PDD không chuyên biệt (PDD NOS: PDD Not otherwise specified)

Gần đây, DSM IV (1994) tiếp tục dùng thuật ngữ chẩn đoán PDD bao gồm:

1. Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder)

2. Rối loạn Rett

3. Rối loạn giải thể ở trẻ em (Childhood Disintegrative Disorder)

4. Rối loạn Asperger.

5. PDD NOS

Lorna Wing (1981) cho rằng tự kỷ sớm nhũ nhi của Kanner không phải là tình trạng bệnh lý có tính đặc hiệu và riêng biệt. Mặc dù các dấu hiệu tự kỷ điển hình trên lâm sàng có thể được nhận diện khá dễ, nhưng vẫn còn nhiều trẻ khác có những nét giống tự kỷ nhưng không thể hiện đầy đủ triệu chứng (tự kỷ không điển hình). Tất cả những trẻ này đều có nhu cầu được giáo dục theo phương thức chuyên biệt. Dùng thuật ngữ tự kỷ điển hình và không điển hình có thể gây nên sự phân biệt đối xử và khiến một số trẻ "không điển hình" có thể không nhận được các biện pháp giáo dục và điểu trị cần thiết. Do vậy, bà đã đề xuất thuật ngữ chẩn đoán Autistic Spectrum Disorder (ASD = Rối loạn phổ tự kỷ) xem rối loạn tự kỷ như một phổ trường gồm các phân loại tự kỷ điển hình, tự kỷ không điển hình, hội chứng Asperger và các loại PDD khác.

DỊCH TỄ

* Lưu hành độ :

Các nghiên cứu dịch tễ học ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á ước tính lưu hành độ của rối loạn tự kỷ là khoảng 2-13/10.000 trẻ. Khuynh hướng hiện nay báo cáo những con số cao hơn.

DSM IV: 2 - 5 / 10.000 trẻ em

* Phái tính:

Tỷ lệ nam, nữ = 4 : 1

* Giai tầng kinh tế - xã hội:

Kanner (1943) quan sát thấy đa phần các ca tự kỷ của ông đều xuất thân từ các gia đình khá giả, thuộc tầng lớp trên của xã hội.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu rộng trên dân số chung sau này đã cho thấy điều trên là không đúng. Tsai (1982) nhận thấy các nghiên cứu cho tỷ lệ bệnh cao ở tầng lớp trên hầu hết được thực hiện trước năm 1970 và sau 1970 các nghiên cứu đều thấy bệnh phân bố đều trong các thành phần dân chúng (liên quan đến trình độ giáo dục, thu nhập của phụ huynh và sự tổ chức tốt mô hình chuyển gửi bệnh viện).

Chính từ kết quả của những nghiên cứu càng tác động làm thay đổi các học thuyết về căn nguyên của bệnh tự kỷ.

Theo tamlytrilieu.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 3) (18/1)
 Nguy cơ tự kỷ cao từ... quốc lộ (30/12)
 Vàng da sau sinh và tự kỷ có liên quan? (28/10)
 Các phương pháp hỗ trợ về ngôn ngữ và hành vi (16/9)
 Giúp trẻ tự kỉ thế nào cho phù hợp ? (16/9)
 Đồ chơi cho các cậu bé tự kỉ (23/8)
 Đồ chơi ngoài trời cho trẻ tự kỉ (13/8)
 Thuốc mê/tê cho trẻ tự kỉ (13/8)
 Máy quét bộ não phát hiện tự kỷ trong 15 phút (12/8)
 Đồ chơi thích hợp cho trẻ tự kỉ (10/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i