Tự kỷ
   Gợi ý cách dạy trẻ và người lớn mắc chứng tự kỷ của TEMPLE GRANDIN
 

GỢI Ý CÁCH DẠY TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN MẮC CHỨNG TỰ KỶ CỦA TEMPLE GRANDIN


Temple Grandin là một người mắc chứng tự kỷ dạng nhẹ (aspecger) đã đoạt học vị tiến sĩ tại Mỹ. Bà có nhiều bài nói chuyện mô tả chứng tự kỷ của bản thân mình và cách tư duy bằng hình ảnh rất đặc biệt. Sau đây là những gợi ý của bà - với tư cách là người trong cuộc - về giao tiếp và giáo dục với người tự kỷ. Cám ơn thành viên Hà Nguyễn đã sưu tầm và gửi bài viết này.

PGS Tiến sĩ Temple Grandin, Trường Đại học Bang Colorado

Từ khi nhỏ tôi đã được dạy về những hành vi tốt, xử xự đúng mực tại bàn ăn. Một ngày của trẻ tự kỷ cần được lên chương trình và giáo viên cần cương quyết nhưng dịu dàng.

Khoảng thời gian từ 2 tuổi rưỡi đến 5 tôi được đưa vào một chương trình rất sát sao, và tôi không được phép vượt ra khỏi khuôn khổ. Tôi có 45 phút can thiệp ngôn ngữ trực tiếp, 5 ngày trong tuần và mẹ tôi thuê một người trông trẻ dành 3 đến 4 tiếng một ngày cùng chơi với tôi và chị gái. Cô trông trẻ dạy chơi các trò "luân phiên". Khi chúng tôi dựng người tuyết, cô cho tôi trườn lăn bóng và sau đó đến lượt chị tôi. Vào bữa ăn, tất cả mọi người cùng ăn, và tôi không được phép làm những hành vi "lắc". Thời gian duy nhất tôi được quay lại với hành vi tự kỷ là một tiếng nghỉ ngơi sau bữa trưa. Việc kết hợp giữa nhà trẻ, can thiệp ngôn ngữ, trò chơi và các bữa ăn "xử xự đúng mực" lên đến 40 tiếng một tuần, và trong thời gian đó đầu óc của tôi được kết nối với thế giới bên ngoài.

Nhiều người tự kỷ tư duy bằng hình ảnh. Tôi tư duy bằng hình ảnh. Tôi không tư duy theo ngôn ngữ. Toàn bộ suy nghĩ của tôi giống như những cuốn băng video chạy trong trí tưởng tượng. Hình ảnh là ngôn ngữ đầu tiên của tôi, và từ vựng là ngôn ngữ thứ hai. Để học những từ như "lên" hoặc "xuống, giáo viên sẽ thể hiện bằng hành động cho trẻ xem. Ví dụ, lấy một cái máy bay đồ chơi và nói "bay lên" khi ta diễn máy bay cất cánh ra khỏi bàn. Một số trẻ tiếp thu tốt hơn nếu thẻ chữ có từ "lên" và "xuống" đi kèm với máy bay đồ chơi. Thẻ từ "lên" được đính kèm vào khi máy bay cất cánh. Thẻ từ "xuống" được kèm theo khi máy bay hạ cánh.
Tránh những mệnh lệnh bằng lời quá dài. Người tự ký gặp khó khăn trong việc nhớ thứ tự. Nếu trẻ có thể đọc, hãy viết ra mệnh lệnh vào một tờ giấy. Tôi không thể nhớ được thứ tự. Nếu hỏi đường đi tại một trạm xăng, tôi chỉ nhớ được ba bước. Hướng đi nhiều quá 3 bước thì sẽ phải được ghi ra. Tôi còn còn có vấn đề về khả năng nhớ số điện thoại vì tôi không thể tạo hình ảnh trong đầu.
Nhiều trẻ tự kỷ giỏi vẽ, hội họa và lập trình máy tính. Những lĩnh vực tài năng này cần được khuyến khích. Tôi cho rằng cần phải chú trọng nhiều hơn vào việc phát triển tài năng của trẻ. Tài năng có thể được chuyển thành những kỹ năng sử dụng cho nghề nghiệp tương lai.
Nhiều trẻ tự kỷ chỉ tập trung vào một đồ vật như tàu hỏa hay bản đồ. Cách tốt nhất để xử lý hành vi này là sử dụng những đồ vật đó để khuyến khích học tập. Nếu trẻ thích chơi tầu hỏa, bạn hãy dùng tầu để dạy đọc và toán. Đọc một cuốn sách về tàu và đưa ra những bài toán có sử dụng hình ảnh con tàu. Ví dụ, tính thời gian tàu đi từ New York đến Washington.
Sử dụng những hình ảnh rõ ràng để dạy cho trẻ khái niệm về số. Bố mẹ đã cho tôi món đồ chơi toán học giúp tôi học số. Trò chơi là một bộ xếp hình có độ dài, màu sắc khác nhau cho các số từ 1 đến 10. Với trò này, tôi đã học được cộng và trừ. Để học phép chia, giáo viên dùng một quả táo gỗ được cắt ra làm 4 và một quả lê cắt làm 2. Từ đó tôi học được khái niệm chia hai và chia bốn.
Tôi viết chữ xấu nhất lớp. Nhiều trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc điều khiển vận động tay. Viết chữ đẹp có thể là một việc vô cùng khó khăn. Và điều đó có thể làm cho trẻ chán nản. Để giúp cho trẻ đỡ nản và thích viết, nên để trẻ gõ máy tính. Đánh máy thường dễ hơn rất nhiều.
Một số trẻ tự kỷ học đọc dễ dàng hơn nếu có âm, và một số trẻ khác thì sẽ học rất tốt bằng việc ghi nhớ toàn bộ từ. Tôi học bằng đọc sử dụng âm. Mẹ tôi dạy các nguyên tắc và sau đó để tôi bật ra từ. Những trẻ hay ê a sẽ học rất tốt với thẻ nhớ, sách có hình ảnh có từ đi kèm theo hình sẽ được sử dụng. Quan trọng là phải có hình ảnh và từ in trên cùng một mặt thẻ. Khi dạy một từ nào đó, trẻ phải nghe thấy bạn nói từ đó và đồng thời nhìn thấy hình cùng với từ được in trên đó. Một ví dụ dạy động từ là cầm thẻ có từ "nhảy" và bạn sẽ nhảy lên nhảy xuống khi nói từ "nhảy".
Khi tôi còn nhỏ, những âm thanh lớn như tiếng chuông ở trường học làm tôi nhức óc như thể bị nha sĩ khoan chạm vào vùng dây thần kinh. Trẻ tự kỷ cần được bảo vệ tránh những tiếng ồn điếc tai. Những âm thanh gây phiền toái nhất là chuông trường học, hệ thống PA, tiếng buzz trong phòng tập, tiếng ghế kéo lê trên sàn. Nhiều trẻ có thể phần nào chịu được tiếng chuông hoặc tiếng buzzer nêú dùng khăn bịt lại hoặc dùng tai nghe. Tiếng ghế kéo lê có thể chặn bằng cách dùng bóng tennis vào chân ghế hoặc dải thảm. Trẻ sợ một căn phòng nào đó vì sợ bị bất ngờ nghe tiếng loa ré lên từ hệ thống phát thanh. Sự sợ hãi âm thanh có thể dẫn đến hành vi xấu. Nếu trẻ bịt tai lại, đó là dấu hiệu có âm thành nào đó làm trẻ khó chịu. Đôi khi sự quá nhạy cảm với một loại âm thanh nào đó như báo cháy có thể làm giảm nhẹ bằng cách ghi lại vào băng thu âm. Như vậy sẽ giúp cho trẻ khởi xướng âm thanh và dần dần tăng âm lượng. Trẻ phải điều khiển cho chạy lại âm thanh đó.
Một số người tự kỷ không thích những hình ảnh, ánh sáng đèn nê ông. Họ có thể nhìn ánh sáng điện 60w. Để tránh gặp phải khó khăn này, đặt bàn của trẻ gần cửa sổ hoặc tránh sử dụng đèn nê ông. Nếu không tránh khỏi ánh đèn đó, có thể sử dụng những loại đèn đỏ mới nhất mà bạn có vì những loại đèn đỏ mới phát sáng ít hơn. Ánh sáng đèn nê ông cũng có thể giảm bớt bằng cách đặt thêm vào bàn đèn đỏ kiểu cũ.
Một số trẻ tự kỉ tăng động chỉ tập trung vào đồ vật của mình thường sẽ trở nên bình tĩnh hơn nếu được cho mặc áo vest có lót nặng. Lực tác đôộng từ quần áo làm giảm bớt căng thẳng thần kinh. Bản thân tôi bình tĩnh hơn rất nhiều khi sử dụng biện pháp này. Để đạt kết quả khả quan nhất, nên cho trẻ mặc khoảng 20 phút sau đó bỏ ra vài phút. Làm như vậy sẽ tránh việc hệ thống thần kinh quen với nó.
Một số người tự kỷ sẽ có phản ứng tốt hơn và cải thiện giao tiếp mắt và lời nói nếu giáo viên tương tác với họ khi đang đung đưa hoặc quấn chăn. Sử dụng điều hòa cảm giác bằng cách đung đưa hoặc lực tác động từ chăn đôi khi cũng giúp cải thiện ngôn ngữ. Việc đung đưa nên được thực hiện dưới hình thức trò chơi và KHÔNG BAO GIỜ được ép buộc.
Một số trẻ và người lớn có thể hát tốt hơn là nói. Họ có thể phản ứng tốt hơn nếu hats từ và câu cho họ nghe. Một số trẻ quá nhạy cảm với âm thanh sẽ phản ứng tốt hơn nếu giáo viên nói nhỏ nhẹ với họ .
Một số trẻ và người lớn không có ngôn ngữ không thể xử lý hình ảnh và âm thanh cùng lúc. Họ chỉ tiếp nhận một kênh. Họ không thể nhìn và nghe cùng lúc. Không nên yêu cầu họ nhìn và nghe cùng một lúc. Chỉ nên đưa cho họ một yêu cầu, hoặc bằng hình ảnh hoặc bằng âm thanh. Hệ thống thần kinh của họ không thể đồng thời xử lý cả hai kênh.
Đối với những trẻ lớn hoặc người lớn không có ngôn ngữ, xúc giác thường là cảm giác an toàn nhất. Họ có thể cảm nhận được điều đó dễ nhất. Chữ cái có thể được dạy bằng cách cho họ cảm nhận chữ nhựa. Họ có thể học chương trình hàng ngày bằng cách cảm nhận các đồ vật một vài phút trước khi bắt đầu chương trình hoạt động. Ví dụ, 15 phút trước khi ăn trưa, có thể đưa cho họ một cái thìa để cầm. Để họ cầm một chiếc ô tô đồ chơi vài phút trước khi lên xe.
Một số trẻ và người lớn tự kỷ sẽ học được dễ dàng hơn nếu bàn phím máy tính được đặt gần màn hình. Điều này giúp cho họ đồng thời vừa thấy được cả màn hình và bàn phím. Một số người có thể không nhớ được nếu như phải nhìn lên sau khi đã gõ bàn phím .
Trẻ và người lớn tự kỷ không có ngôn ngữ sẽ thấy dễ dàng hơn khi liên kết từ với hình ảnh nếu từ in cùng hình ảnh trên một thẻ flash. Một số người không hiểu được các hình đường thẳng, vì vậy đối với những người này nên làm việc với những đồ vật có thật và ảnh trước. Hình ảnh và từ phải được in trên cùng một mặt của thẻ.
Một số người tự kỷ không nhận biết được rằng lời nói được sử dụng để giao tiếp. vì vậy việc học ngôn ngữ có thể được cải thiện nếu các bài tập ngôn ngữ thúc đẩy giao tiếp. Nếu một đứa trẻ hỏi xin một cái cốc, nên đưa cho trẻ chiếc cốc. Nếu trẻ muốn cái đĩa, hãy đưa trẻ cái đĩa. Trẻ cần hiểu được là khi trẻ nói ra thì sự việc sẽ diễn ra. Sẽ dễ hơn cho người tự kỷ học được rằng từ họ dùng là sai nếu từ sai dẫn đến kết quả là một đồ vật không đúng ý muốn của họ.
Nhiều trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc sử dụng chuột máy tính. Hãy thử một dụng cụ chỉ có bóng lăn có một nút riêng để bấm. Trẻ gặp khó khăn về vận động tay sẽ thấy rất khó giữ cho chuột đứng yên khi đang bấm.
Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt những phụ âm "D" trong từ "dog" hoặc phụ âm "L" trong từ "log". Giáo viên trị liệu ngôn ngữ giúp tôi nghe bằng cách kéo dài và nhấn mạnh những phụ âm này. Ngay cả những trẻ đã qua các bài kiểm tra thính giác vẫn có thể gặp trở ngại trong việc nghe các phụ âm nặng. Trẻ khi nói dùng nguyên âm sẽ không nghe được phụ âm.
Một số bố mẹ chia sẻ với tôi rằng việc sử dụng những phụ đề trên ti vi giúp cho trẻ học đọc. Trẻ có thể đọc phụ đề và gắn với những từ in với những từ được nói ra. Ghi lại một chương trình yêu thích có phụ đề trên băng sẽ rất hữu ích vì băng có thể được chạy lại hoặc dừng lại khi muốn.
Một số trẻ tự kỷ không hiểu được rằng chuột máy tính dịch chuyển mũi tên trên màn hình. Trẻ có thể học dễ dàng hơn nếu một mũi tên bằng giấy trong GIỐNG HỆT mũi tên trên màn hình được dính vào chuột.
Trẻ và người lớn có vấn đề về xử lý hình ảnh có thể nhìn các đốm sáng trên màn hình máy tính kiểu TV. Đôi khi có thể họ nhìn được tốt hơn trên máy laptop và màn hình phẳng có ít đốm sáng (flicker) hơn.
Những người sợ thang máy cuốn thì thường gặp vấn đề xử lý hình ảnh. Họ sợ thang máy cuốn vì họ không thể quyết định khi nào thì bước lên hay bước xuống. Những người này cũng có thể không chịu được đèn nê ông. Kính màu Irlen có thể giúp ích cho họ.
Những người có vấn đề xử lý hình ảnh thì sẽ thấy dễ dàng hơn khi đọc có in mực đen trên giấy màu để giảm độ tương phản. Hãy thử sử dụng giấy màu nâu nhạt, xanh, ghi nhạt. Thử với các màu khác nhau. Tránh màu vàng sáng vì màu này gây chói mắt họ. Kính màu Irlen cũng có thể giúp họ đọc dễ dàng hơn.
Dạy khái quát là một thử thách cho trẻ tự kỷ. Để dạy trẻ khái quát nguyên tắc không chạy qua đường, cần phải dạy tại nhiều địa điểm khác nhau. Nếu chỉ dạy trẻ tại một điểm duy nhất, có thể trẻ sẽ nghĩ rằng quy tắc chỉ áp dụng tại một điểm nhất định.
Một vấn đề thường thấy là trẻ có thể sử dụng được toi let ở nhà nhưng không chịu dùng ở trường. Việc này có thể là do không nhận biết được toi let. Hilde de Clereq ở Belgium phát hiện ra rằng trẻ tự kỷ có sử dụng một chi tiết nhỏ không liên quan để nhận biết đồ vật như toi let. Cần phải tìm hiểu để tìm ra chi tiết đó. Có một cậu bé chỉ sử dụng toi let ở nhà có chỗ ngồi màu đen. Bố mẹ và giáo viên đã giúp cậu dùng được toi let ở trường bằng cách bọc chỗ ngồi màu trắng bằng băng dính đen. Dần dần băng dính được bỏ đi và cậu chấp nhận toa let có chỗ ngồi màu trắng.
Sắp xếp thứ tự là một việc rất khó đối với những người bị tự kỷ nặng. Đôi khi họ không hiểu một nhiệm vụ được trình bày theo một chuỗi các bước. Một trị liệu viên dạy thành công một trẻ tự kỷ sử dụng phi ngôn ngữ chơi trượt trên sân bằng cách bò trèo lên chiếc thang và trượt xuống. Việc đó cần phải được dạy bằng cảm giác và vận động chứ không phải chỉ hình ảnh. Đi giầy cũng có thể dạy bằng cách tương tự. Giáo viên có thể đặt tay lên tay trẻ và kéo tay trẻ theo chân để trẻ cảm nhận và hiểu được hình dạng chân của mình. Bước tiếp theo là cảm nhận được bên trong và bên ngoài của một chiếc giầy đang xỏ vào. Để kéo giầy lên, giáo viên hướng dẫn đưa tay trẻ tới chiếc giầy, lấy tay hướng dẫn tay trẻ, kéo giầy vào chân. Việc này giúp cho trẻ cảm nhận được toàn bộ công việc xỏ giầy.
Vấn đề về ăn uống là phổ biến. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị thu hút vào một chi tiết nhất định trên một loại thực phẩm nào đó. Hilde de Clerq phát hiện ra rằng có trẻ chỉ ăn chuối Chiquita chỉ vì cái nhãn dán trên đó. Các loại hoa quả khác như táo và cam sẽ được chấp nhận ngay nếu có dán nhãn Chiquita . Thử những loại thức phẩm khác nhau nhưng tương tự vào một bát ngũ cốc hoặc một gói thức ăn ưa thích. Một người mẹ đã thành công trong việc cho bánh ham bơ go tự làm vào một gói đồ ăn McDonald không có chất bột mì.

Theo tretuky.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạt trẻ biết cách phàn nàn (29/4)
 Chiến lược giao tiếp với trẻ tự kỉ (29/4)
 Biến đổi hiếm phá vỡ gen hoạt động ở trẻ tự kỷ (3/3)
 Khai thông về chứng tự kỉ (3/3)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 1) (18/1)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 2) (18/1)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 3) (18/1)
 Nguy cơ tự kỷ cao từ... quốc lộ (30/12)
 Vàng da sau sinh và tự kỷ có liên quan? (28/10)
 Các phương pháp hỗ trợ về ngôn ngữ và hành vi (16/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i