Tự kỷ
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Tự kỷ
   Trẻ tự kỷ có phục hồi không?

TỰ KỶ CÓ THỂ HỒI PHỤC KHÔNG?

Câu trả lời từ phía các nhà khoa học còn mong manh, chưa thật rõ ràng, nhưng đó là: Có! Và người ta đang tích cực đi tìm chìa khóa của sự phục hồi đó. Số liệu này có thể rất đáng mừng: tỉ lệ may mắn là từ 10 đến 20%, và điều kỳ diệu có thể diễn ra trước tuổi lên 9

Một nghiên cứu được công bố gần đây chỉ ra rằng, hơn 10% số trẻ em sinh ra mắc bệnh tự kỷ có thể vượt qua được rối loạn này trước tuổi lên 9, thường là sau khi trải qua nhiều năm điều trị bằng liệu pháp hành vi tập trung.

Một số người đã nghi ngờ nghiên cứu này, nhưng Deborah Fein thuộc Đại học Connecticut đã thuyết phục rằng hiện tượng hồi phục cho thấy một đột phá thật sự trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh tự kỷ.

Tại một Hội nghị về bệnh tự kỷ được tổ chức tại Chicago tuần trước, Fein đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu của bà mà trong đó bà đã kiểm tra 58 trẻ em với 20 trẻ mắc bệnh tự kỷ khi còn nhỏ nhưng không còn thấy những dấu hiệu rối loạn của bệnh này sau vài năm.

Trong số những trẻ em tham gia nghiên cứu có một bé trai tên là Leo Lytel người mà khi còn nhỏ đã được xác định là có nhiều dấu hiệu lộ rõ của bệnh tự kỷ chẳng hạn như tránh giao tiếp bằng mắt, lặp lại liên tục những điều được nói và đi vòng quanh trong thời gian dài. Theo mẹ của Lytel, cậu bé hiện nay đang học lớp ba bình thường, phát triển tốt và được bầu làm lớp trưởng.

Chuyên gia về bệnh tự kỷ Geraldine Dawson thuộc nhóm ủng hộ Autism Speak đã gọi nghiên cứu này là một đột phá.

Dawson giải thích rằng trong khi nhiều chuyên gia bệnh tự kỷ đã quan sát những trẻ em có vẻ như hồi phục, nhưng vẫn không có dự án nào trước đây dẫn chứng bằng tài liệu một cách chính xác, toàn diện những thay đổi và tiến trình hồi phục ở những bệnh nhân như vậy.

"Chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của việc tìm hiểu hiện tượng hồi phục của những trẻ em tự kỷ", Dawson cho biết.

Những nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng ở khoảng giữa 3% và 25% trẻ em mắc bệnh tự kỷ hồi phục trước khi trưởng thành. Theo Fein, nghiên cứu của bà đã thu hẹp khoảng hồi phục là từ 10% đến 20%.

Tuy nhiên, thậm chí nhiều năm sau khi điều trị tập trung, một số lượng lớn trẻ em vẫn không hồi phục. Fein cho biết khả năng hồi phục ở những trẻ mắc bệnh tự kỷ "là một mong chờ không thực tế" mà hầu hết các cha mẹ có con mắc bệnh tự kỷ đều có.

Những người nghi ngờ đã tranh luận rằng việc chẩn đoán sai bệnh tự kỷ ở giai đoạn sớm ở trẻ em có thể giải thích cho những gì mà họ tin là sự xuất hiện hiếm hoi tình trạng hồi phục căn bệnh này ở một số trẻ em.

Fein, tuy nhiên, đã phản đối một cách kiên quyết sự nghi ngờ này bằng cách cung cấp những kết quả của những nghiên cứu nghiêm ngặt được thực hiện trước đó ở những trẻ em nhỏ tuổi mà trong đó đã chỉ ra rằng, theo tất cả những đánh giá hiện đại, những trẻ em này đều thật sự mắc bệnh tự kỷ.

Những trẻ em trước đây "thực sự đã" mắc bệnh tự kỷ, nhưng hiện nay "thì không", theo lời của Fein.

Một chuyên gia về bệnh tự kỷ khác, Catherine Lord thuộc Đại học Michigan, cho biết bà cũng đã quan sát những trẻ em mắc bệnh tự kỷ hồi phục sau nhiều năm điều trị tập trung. Bà bổ sung thêm, tuy nhiên, "tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể dự đoán được liệu điều này sẽ xảy ra với đứa trẻ nào". Bà cũng không tin rằng có một chương trình điều trị thần diệu phù hợp với mọi trẻ em.

Do dự án của Fein vẫn đang trong quá trình tiến hành, bà vẫn tiếp tục tìm hiểu những trẻ em hồi phục để hỗ trợ cho những bằng chứng của bà và để cố gắng tìm ra những yếu tố chung trong những trẻ em hồi phục.

Bà phát biểu rằng những đứa trẻ đã hồi phục từng đạt được số điểm rất bình thường trong những cuộc kiểm tra thần kinh cũng như những cuộc kiểm tra từ ngữ và không từ ngữ.

Nghiên cứu cũng tiến hành lấy những hình ảnh não của những trẻ em này để so sánh chúng với những trẻ em tự kỷ và bình thường khác. Một cách đặc trưng là não của những trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường có khuynh hướng lớn hơn bình thường.

Những hình ảnh quét não cũng được dùng để nghiên cứu chức năng não ở những trẻ em này để cố gắng xác định liệu hành vi "bình thường" của chúng có thể là do hoạt động "bình thường" của não, hay liệu não của chúng có tìm ra cách nào đó để đền bù cho chức năng bất thường bằng cách sử lý thông tin theo một kiểu khác.

Nhiều trẻ em trong nhóm của Fein cũng đã kiểm tra là có IQ cao hơn bình thường và được chẩn đóan ở những tình trạng mắc bệnh tự kỷ nhẹ. Trong hầu hết các trường hợp, những dấu hiệu cải thiện rõ rệt đã được quan sát thấy ở lúc khoảng 7 tuổi.

Mặc dù không có đứa trẻ đã hồi phục nào biểu hiện những dấu hiệu tái phát, khoảng 75% trong số chúng lại xuất hiện những rối loạn nhỏ khác chẳng hạn như những vấn đề về thiếu tập trung và ám ảnh bất thường.

Theo tretuky.com

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những ngộ nhận về trẻ tự kỉ (6/9)
 Tự kỷ và chữ viết tay ( 1 ) (23/8)
 Tự kỷ và chữ viết tay ( 2) (23/8)
 Học sớm- Những kĩ năng tiên quyết (13/6)
 Phải làm gì với những hành vi bùng nổ ? (30/5)
 Chiến thuật giúp con ổn định hành vi và cảm xúc nơi công cộng (12/5)
 Chiếc kiềng 3 chân trong can thiệp tự kỷ (12/5)
 Chế độ học và chơi cho trẻ tự kỉ (4/5)
 Gợi ý cách dạy trẻ và người lớn mắc chứng tự kỷ của TEMPLE GRANDIN (29/4)
 Dạt trẻ biết cách phàn nàn (29/4)
 Chiến lược giao tiếp với trẻ tự kỉ (29/4)
 Biến đổi hiếm phá vỡ gen hoạt động ở trẻ tự kỷ (3/3)
 Khai thông về chứng tự kỉ (3/3)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 1) (18/1)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 2) (18/1)
 Tổng quan về trẻ tự kỷ (Phần 3) (18/1)
 Nguy cơ tự kỷ cao từ... quốc lộ (30/12)
 Vàng da sau sinh và tự kỷ có liên quan? (28/10)
 Các phương pháp hỗ trợ về ngôn ngữ và hành vi (16/9)
 Giúp trẻ tự kỉ thế nào cho phù hợp ? (16/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i