Kỷ luật tích cực với con cái
   Tại sao lại là kỳ luật tích cực? : Khi con bạn “không nghe lời”
 

Một trong những phàn nàn phổ biến về trẻ mầm non mà phụ huynh hay đề cập là sự không nghe lời một cách khó hiểu của con mình. "Liệu lớn lên chúng sẽ thành những đứa trẻ ương ngạnh?" Có nhiều lý do vì sao trẻ không tuân theo những chỉ dẫn bằng lời từ phía người lớn.



Brianna 3 tuổi, đang có hiện tượng hay đánh bạn cùng lớp, và hiếm khi bé ngừng lại khi giáo viên đề nghị bé chấm dứt hành động không tốt đó. Cha của Gregory nói với bé rằng đã tới lúc rời công viên để về nhà, nhưng không nhận được sự hưởng ứng nào từ con, cho tới khi cha của Gregory cao giọng và nắm lấy tay Gregory. Mẹ của Megan đề nghị bé bình tĩnh và nhớ lại rõ những điều mà 2 mẹ con đã thỏa thuận trước khi vào siêu thị: Chỉ mua những thứ trong danh sách, không mua đồ chơi hay kẹo; Megan rõ ràng gật đầu một cách nhanh chóng khi mẹ hỏi bé có hiểu vấn đề không; nhưng khi đợi tại quầy thanh toán, bé gào thét đòi kẹo bằng bất cứ giá nào.
Quả là các tình huống kinh điển với trẻ mẫu giáo! Vấn đề thường gặp không phải ở chỗ trẻ không nghe lời, mà là bố mẹ đang yêu cầu những điều không phù hợp với nhu cầu của con. Ở đây, Brianna còn rất nhỏ và vẫn còn đang trong tiến trình hình thành kỹ năng xã hội; bé cần được giúp đỡ để "sử dụng từ ngữ diễn đạt đúng ý"; nếu bé tiếp tục giằng co, hãy bình tĩnh đưa bé đến một nơi khác. Gregory đang trải nghiệm tính sáng tạo ban đầu và sự tự chủ; nhưng nhu cầu đó không khớp với những khái niệm đề nghị bố bé đang chỉ dẫn bằng lời; bé có thể học từ những lựa chọn hành động có giới hạn một cách trìu mến, kiên định. Megan thì đơn giản là còn quá nhỏ để ghi nhớ những chỉ dẫn được đưa ra trước đó quá lâu - đặc biệt khi chúng lại đối lập với những gì hiện tại bé mong muốn.
Vì bạn không thể bắt con bạn nghe nhiều hơn so với điều bé có thể tuân theo, vậy điều bạn có thể làm gì để thay đổi điều này? Đầu tiên, hãy lắng nghe bé, sau đó làm gương để bé hiểu "lắng nghe" là thế nào. Hiểu tính khí và hành vi phù hợp lứa tuổi của con sẽ có lợi trong quá trình giáo dục con; bạn sẽ tránh rơi vào tình trạng bế tắc phải la hét, trừng phạt, và rầy la trẻ - những hành động chỉ tăng cuộc chiến quyền lực. Đồng thời thử các phương pháp kêu gọi phối hợp thay vì nài nỉ sự vâng lời. (Ví dụ: "Có nhiều đồ chơi của con trên sàn nhà quá! Con muốn nhặt chúng lên cùng mẹ, không? Con có thể tự làm chứ?" Trẻ em thường phối hợp tốt với người lớn khi chúng cảm thấy mình có quyền lựa chọn.
TRẺ KHÔNG NGHE VÌ:
• Người lớn la hét, lên lớp, cằn nhằn, những hành vi không khuyến khích trẻ nghe lời.
• Người lớn không đề nghị điều trẻ nên/ không nên làm, chỉ nói với trẻ
• Người lớn thiết lập các cuộc chiến quyền lực, đề cao sự quan trọng của chiến thắng hơn là phối hợp.
• Trẻ em được "lập trình sẵn" từ khi sinh ra đã tò mò, thích khám phá; trong khi nhiều lúc người lớn lại ngăn cấm trẻ. Và thường thì "tiếng nói" của trẻ không chung "tiếng nói" của người lớn.
• Trẻ không thể tuân theo với một yêu cầu cụ thể nào đó vì nó đòi hỏi kỹ năng xã hội hay kỹ năng tư duy mà chúng chưa hoàn thiện.
• Trẻ không có những khả năng như người lớn.
• Người lớn không lắng nghe và hiểu trẻ.

Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tại sao lại là kỳ luật tích cực? : Luôn đề cao thông điệp yêu thương (11/1)
 PHẦN II: Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Con đã lớn thế rồi sao? (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Học để thích nghi. (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Thế giới bên ngoài (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Các kiểu mẫu cha mẹ (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Tất cả các hình mẫu gia đình (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Tại sao phải kỷ luật tích cực? (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Tầm quan trọng của chiến lược nuôi dạy con lâu dài. (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Tốt và kiên định (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Vì tình yêu thương (11/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i