Có nhiều kiểu mẫu cha mẹ khác nhau. Mỗi ông bố - bà mẹ có một cách dạy dỗ con cái riêng. Trẻ em có những "nhiệm vụ", thời gian biểu hoạt động hàng ngày bận rộn hay không, là do có những quan điểm và ý kiến khác nhau giữa bố và mẹ, trong việc chăm sóc, giáo dục con cái.
Có thể người cha cho rằng tốt nhất trẻ nên ngồi xuống bàn ăn, đợi đầy đủ các thành viên khác, và chỉ đứng dậy ra khỏi bàn khi mọi người đã ăn xong. Trong khi đó, người mẹ lại cho rằng trẻ có thể rời bàn ngay khi trẻ ăn xong...
Để tránh những xung đột cãi vã không đáng có trong bữa ăn, người lớn nên thảo luận trước những vấn đề này và cần đi tới thỏa thuận. Điều này vô cùng quan trọng đối với tất cả các thành viên trong gia đình. Hãy ghi nhớ nguyên tắc: Tôn trọng phương pháp dạy dỗ của các thành viên khác trong gia đình.
Nên nhận thức rằng: Mọi vấn đề đều có thể được giải quyết, điều này có thể giúp các bậc phụ huynh bớt căng thẳng hơn. Ngay cả bản thân người lớn cũng cần tự trau dồi và học hỏi nhiều về kỹ năng giải quyết vấn đề, nhằm đạt được sự hợp tác. Đây đồng thời là một trong các kỹ năng mà cha mẹ đang muốn con mình học hỏi, tiếp thu. Hãy luôn ghi nhớ rằng: con cái học tập và bắt chước từ cha mẹ mình đầu tiên. Hãy xem những vấn đề này là cơ hội để học hỏi và phát triển mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, cũng như phương thức rút ra bài học kỹ năng sống có giá trị cho con cái.
Đôi khi một người lớn sẽ cảm thấy rằng một vấn đề đặc biệt thì đủ quan trọng để quên đi những vấn đề khác và tiến tới một thoả hiệp. Nếu như ngồi cùng trong suốt bữa tối có ý nghĩa rất quan trọng với bố, thì có thể bố sẽ cho phép con ngồi tô vẽ ở bàn khi đã ăn xong. Có nhiều "kịch bản" thay thế. Học để lắng nghe và biết chấp nhận, tôn trọng ý kiến của người khác, đưa ra những cách mới để giải quyết các khúc mắc này sẽ tạo nên sự gắn kết đích thực trong gia đình.