Kỷ luật tích cực với con cái
   Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Xác thực, tưởng tượng hay thực tế?
 

Trẻ nhỏ thường gặp khó khăn khi cố gắng hiểu sự khác nhau giữa đâu là thực tế và đâu là tưởng tượng.

Cha mẹ của bé Philip 3 tuổi đã rất vui khi dẫn con đi xem bộ phim hoạt hình Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn. Trước khi xem phim, họ giải thích với Philip rằng bộ phim rất hài hước nhưng có một vài phần hơi sợ. Karen đã nói với cậu con trai bé bỏng của mình: "Nó không có thật, con không cần phải sợ." Philip đã cười rất tươi, nhảy cẫng lên và rất thích thú khi bộ phim bắt đầu chiếu; và quan tâm nhiều đến lời cảnh báo của mẹ.

Mọi việc diễn ra suôn sẻ cho đến khi xuất hiện cảnh nữ hoàng độc ác uống một liều thuốc để biến mụ thành một bà già vô cùng xấu xí. Bỗng nhiên, với một tiếng thét và cốc nước ngọt đổ ra, Philip chạy ngay ra khỏi ghế và lao vào lòng mẹ, cậu đã sợ run lên trong suốt phần còn lại của bộ phim.

 

"Con yêu ơi, chúng ta đã nói với con là bộ phim không có thật rồi mà!" Bill - bố của Philip đã nói với cậu con trai bé nhỏ trên đường đi ra xe ô tô. Philip nhìn lên bố với ánh mắt đầy kinh ngạc, cậu bé nói một cách chậm chạp: "Nhưng bố ơi, nó có thật, con đã nhìn thấy nó."
Cha mẹ của Philip hiểu ra rằng những bài giảng tốt nhất trên thế giới này cũng không thay đổi được sự thật rằng: "định nghĩa về thực tế của một đứa trẻ khác xa với định nghĩa về thực tế của người lớn."

Đến 5 tuổi, nhận thức về sự khác nhau giữa tưởng tượng và thực tế của trẻ trở nên rõ ràng hơn, nhưng sự chuyển dịch về nhận thức của trẻ vẫn còn bị giới hạn do sự phát triển của chúng. Trong sự kiện 11 tháng 09 - cuộc tấn công ở thành phố New York, các chương trình bản tin đều nhất trí dừng phát hình các đoạn phim những chiếc máy bay bay lao vào các toà nhà; bởi vì trẻ em đã cho rằng điều này đang diễn ra trong mỗi lần phát - hết lần này đến lần khác. Trẻ nhỏ suy nghĩ về thế giới không giống như cách mà người lớn nghĩ.

Cha mẹ thỉnh thoáng vẫn trách mắng con cái vì đơn giản đây cũng là một phần trong sự phát triển của họ, sự chuyển dịch hành vi này của trẻ nhỏ gây cho cha mẹ cảm giác giống như sự nói dối vậy. Nếu như bạn có thể chấp nhận nỗi sợ hãi và lắng nghe cảm giác của con, thì con bạn sẽ cảm thấy được an toàn khi chia sẻ thế giới của chúng với bạn.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: “Hãy nói cho con sự thật” trẻ nhỏ và nói dối (11/1)
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Trẻ nhỏ và sự lấy cắp (11/1)
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Chủng tộc và những phân biệt khác (11/1)
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Thứ tự sinh (11/1)
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: “Con là ai?” nhận thức của trẻ về giới tính (11/1)
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Con nuôi, chúng ta có nên nói cho trẻ biết không? (11/1)
 Phần IV: Não bộ kỳ diệu: Việc học hỏi và sự phát triển (11/1)
 Não bộ kỳ diệu: Bộ não bắt đầu như thế nào? (11/1)
 Não bộ kỳ diệu: Trường đại học nào cho trẻ? (11/1)
 Não bộ kỳ diệu: Khuyến khích trẻ phát triển và học hỏi khỏe mạnh (11/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i