Kỷ luật tích cực với con cái
   Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Con nuôi, chúng ta có nên nói cho trẻ biết không?
 

Có một tình huống hết sức đặc biệt trong gia đình, đó là khi bố mẹ quyết định nhận nuôi một đứa trẻ. Việc nhận nuôi trẻ là một điều thiêng liêng, tạo cho trẻ một mái ấm gia đình an toàn và hạnh phúc, điều mà trẻ không có. Hầu hết các bậc cha mẹ nuôi có rất nhiều khúc mắc: Trẻ nên được biết những gì về cha mẹ đẻ của chúng? Trẻ được nhận nuôi có thực sự cảm thấy mình là một phần trong gia đình không? Khi nào bạn sẽ nói cho con biết bé đã được nhận nuôi?

Các cuộc nghiên cứu về việc nhận con nuôi không đưa ra được câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi "Khi nào nên nói với trẻ rằng bé đã được nhận nuôi?". Một vài nghiên cứu cho thấy việc đưa ra quá nhiều thông tin chỉ làm cho đứa trẻ dưới 6 tuổi, thậm chí dưới 7 tuổi bị rơi vào trạng thái hoang mang, mơ hồ. Một vài nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc nói cho trẻ biết bé đã được nhận nuôi khi trẻ càng lớn thì càng làm cho trẻ buồn hơn. Rất nhiều hành vi cư xử của con người có liên quan đến những cảm giác của bản thân về nơi mà chúng ta thuộc về. Khi những đứa trẻ được đặt vào một vấn đề khó xử rằng chúng là ai, thì những câu hỏi liên quan đến việc nhận nuôi thường là: "Con từ đâu đến?", "Bố mẹ đẻ của con tại sao lại bỏ rơi con?".

Một đứa trẻ biết rằng mình đã được nhận nuôi sẽ bắt đầu thấy khác về nòi giống với bố mẹ nuôi của trẻ từ tuổi thứ 4 trở đi. Việc biết được thời điểm trẻ bắt đầu có nhận thức về chủng tộc sẽ giúp ích cho bố mẹ lựa chọn thời điểm thích hợp, để đưa ra quyết định khi nào nói cho con biết trẻ đã được nhận nuôi.

Cũng có một vài yếu tố văn hóa quan trọng cần được xem xét. Trẻ được nhận nuôi từ những nền văn hoá khác thường thích tham gia những lớp về văn hóa nơi chúng sinh ra, đặc biệt trong suốt những năm mẫu giáo. Ví dụ, Tory, Sarah, và Anna đều được sinh ra ở Hàn Quốc, và được những gia đình người Mỹ nhận nuôi. Mỗi mùa hè, cả ba bé đều tham gia lớp cắm trại đặc biệt về văn hoá Hàn Quốc, nơi ba bé có thể học về trang phục truyền thống, thức ăn, nghệ thuật và ngôn ngữ Hàn Quốc. Cha mẹ của ba bé muốn chúng học được những kiến thức phong phú về nền văn hoá mà chúng đã được sinh ra. Ba đứa trẻ đã biết rằng mình được nhận nuôi ngay từ những năm đầu đời, và đều tự hào khi được mặc những bộ quần áo Hàn Quốc tới trường.

Một gia đình khác cũng có những hành động để giúp đứa con gái nuôi ở tuổi mẫu giáo của họ kỷ niệm "ngày được nhận nuôi" của cô bé, giống như là tổ chức sinh nhật cho bé. Bố mẹ của bé giải thích về việc nhận nuôi cho tất cả các bạn trong lớp của bé. Các bạn cùng lớp của bé đã được học thêm một điều đặc biệt từ bố mẹ của cô bé và cách giải thích của mỗi bậc cha mẹ của từng bé.
Những thái độ của từng gia đình về việc nhận nuôi con rất đa dạng. Nhiều gia đình coi vấn đề nhận con nuôi như là một phiên bản khác của khái niệm "một gia đình bình thường". Thái độ này giúp trẻ cảm thấy an toàn, thành thật, và thoải mái với việc mình được nhận nuôi. Nếu như một gia đình có cả con đẻ và con nuôi thì hãy nhớ rằng cuối cùng trẻ sẽ có những câu hỏi. Cách cư xử như là có điều gì đó rắc rối, mang tính bí mật hay huyền bí về sự nhận nuôi sẽ gây ra cho trẻ cảm giác ngờ vực, sợ hãi và lo lắng. Nếu như bạn đối xử với tất cả con cái bằng lòng tôn trọng, và dạy chúng cũng đối xử với người khác (và với cả chính mình) theo cách đó, thì những câu hỏi không thể tránh khỏi sẽ không làm tổn thương chúng được.

Tất cả trẻ được nhận nuôi cần cảm nhận được rằng chúng thật sự thuộc về nơi mà chúng được nhận nuôi. Các chuyên gia khuyến khích các gia đình nhận nuôi con nên tập trung vào việc tạo cho con nhiều cơ hội để trải nghiệm nơi mà chúng thuộc về - gia đình mới. Hãy cho trẻ biết rằng chúng rất quan trọng và đáng được tôn trọng.

Sân khấu thế giới

Cha mẹ nên thường xuyên lắng nghe những câu như: "Đó chỉ là một sân khấu thế giới!". Có rất nhiều sự thật trong khái niệm đó. Trẻ em thường ở trong giai đoạn này hay giai đoạn khác. Sự thật là không có hai đứa trẻ nào trưởng thành và phát triển giống hệt nhau. Hiểu được sự phát triển của con sẽ có thể giúp bạn xử lý có hiệu quả với hành vi của trẻ, với những thành công của con, và cả với những lỗi lầm của con. Bạn có thể giúp con bạn học được rằng thế giới là nơi con có thể yêu, được yêu và học về chính bản thân mình và những người khác mà con gặp.

Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phần IV: Não bộ kỳ diệu: Việc học hỏi và sự phát triển (11/1)
 Não bộ kỳ diệu: Bộ não bắt đầu như thế nào? (11/1)
 Não bộ kỳ diệu: Trường đại học nào cho trẻ? (11/1)
 Não bộ kỳ diệu: Khuyến khích trẻ phát triển và học hỏi khỏe mạnh (11/1)
 Não bộ kỳ diệu: Khuyến khích sự ham học hỏi, khám phá an toàn và học hỏi tại chỗ (11/1)
 Não bộ kỳ diệu : Đi học: “con của bạn đã thật sự sẵn sàng?” (11/1)
 Phần V: Con có thể làm được: Niềm vui (và những thách thức) của sự khởi đầu (11/1)
 Con có thể làm được: Sáng kiến trong hành động (11/1)
 Con có thể làm được: Kỷ luật tích cực trong hành động (11/1)
 Chấp nhận những gì thuộc về con: 9 yếu tố tính khí (11/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i