Kate đã hứa cô ấy sẽ không khóc. Cô ấy đang tổ chức kỷ niệm ngày đầu tiên đi học ở trường mẫu giáo cho con gái Nicole, và sau đó sẽ đi chợ ngay. Mặc dù, trong một chừng mực nào đó, thì buổi sáng đó đã diễn ra không theo kế hoạch.
Ồ, Nicole vẫn ổn. Chỉ là bé hơi lo lắng một chút, nhưng cũng rất vui và háo hức. Bé đã tự mặc bộ quần áo mới và đẹp nhất, tự chải tóc gọn gàng, tự sắp xếp bài vở trong một chiếc cặp mới toanh có gắn chữ "big kid". Kate và Nicole đã đến xem lớp học một tuần trước khi vào học, thăm sân trường, gặp gỡ giáo viên, một người phụ nữ trẻ thân thiện và năng động, cô giáo đã kịp nhớ được tên của mọi người.
Mọi thứ rất ổn - cho đến khi Kate nhìn thấy Nicole, trông bé bỗng nhiên quá nhỏ bé khi bước vào lớp cùng với các bạn khác. Khi cô quay trở lại xe, cô nhận thấy có một vài giọt nước mắt đang lăn trên má - cô không thể nhìn thấy thứ gì cả. Cô thực sự sốc khi nhận ra rằng cô đang khóc. Chồng cô đang đứng gần đó cười và nói "Bắt đầu rồi, phải không?"
Kate đáp lại, lắc lắc đầu "Tất nhiên rồi, tất nhiên là vậy rồi".
Ngày đầu tiên đi học thực sự của con là một bước ngoặt đối với cả bé và gia đình. Thế giới sẽ không bao giờ chỉ bao gồm có một vòng tròn nhỏ của gia đình và những người bạn nữa; thế giới đó bỗng nhiên mở rộng ra bao gồm cả những người lớn khác, rất nhiều những người bạn khác, mà có lẽ mỗi ngày con trải qua nhiều thời gian với những người đó hơn là với bạn. Nhiều bậc cha mẹ phân vân không biết con sẽ học thế nào, và liệu bé đã thực sự sẵn sàng về cả trí lực và tinh thần để đến với thế giới rộng lớn đó.
Một điều quan trọng bạn cần biết là tất cả trẻ em (và tất cả trường học) đều khác nhau. Lúc mà trẻ sẵn sàng đi học thì cha mẹ đã có nhiều năm cùng sống trong thế giới của con, hiểu được cách con nghĩ, cảm nhận và thế giới quan của bé. Hầu hết các hệ thống trường học đều tập hợp trẻ em theo cùng lứa tuổi, nhưng tuổi không phải là vấn đề thực sự quyết định đối với sự phát triển của trẻ. Rất nhiều trẻ háo hức đi học, bắt đầu bước vào thế giới học hỏi kiến thức mà hầu như không lo lắng. Những cũng có những trẻ dường như phải vật lộn với công việc đơn giản nhất này. Đánh giá khả năng không muốn đi học hay các vấn đề về tâm lý nằm ngoài phạm vi của cuốn sách này, tuy nhiên, có những điều mà cha mẹ nên quan tâm tới, để giúp con cảm thấy thoải mái hơn khi bắt đầu đi học. (Chi tiết hơn nằm ở chương 18)
Hiểu về con
Không ai hiểu về con được sâu sắc như bậc cha mẹ luôn yêu thương và quan tâm đến con, đặc biệt là những bậc cha mẹ luôn cố gắng để hiểu được sự phát triển của con, và có được những kỹ năng nuôi dạy con cái hiệu quả. Hầu hết các trường học đều đưa ra nhiều cuộc phỏng vấn, để giúp cha mẹ và giáo viên quyết định xem liệu trẻ đã thực sự sẵn sàng để đi học mẫu giáo, hay sẽ có lợi gì cho trẻ khi đợi thêm một thời gian nữa.
Bạn có nhớ vấn đề của Robbie không? Cuối cùng mẹ của bé đã quyết định là tốt nhất nên để bé đợi thêm một năm nữa, cho đến khi sự phát triển về tinh thần của bé theo kịp được với sự phát triển về trí thức. Sự thành công của việc đi học thì không chỉ là thành công về các kỹ năng kiến thức; trẻ cũng phải tập làm quen và chịu đựng khoảng thời gian xa cha mẹ, quen với cô giáo và kết bạn với những đứa trẻ khác. Chẳng có sự hổ thẹn nào ở đây khi phải chờ đợi thêm mới bắt đầu đi học; thực tế là trẻ sẽ học hỏi được các kỹ năng kiến thức tốt hơn khi trẻ đã sẵn sàng cả về mặt tâm lý lẫn xã hội, khi phải xa gia đình. Hãy xem xét một vài câu hỏi đơn giản dưới đây để giúp bạn biết được con đã sẵn sàng cho việc đi học hay chưa:
- Con của bạn có thích học không? Bé có tò mò về thế giới xung quanh không?
- Con của bạn có chịu đựng được việc phải xa bạn một khoảng thời gian khi biết cần phải thế không?
- Con của bạn có háo hức việc kết bạn hay mở rộng các mối quan hệ bạn bè không?
- Con của bạn có thể chú ý đến một công việc đòi hỏi lượng thời gian phù hợp cho lứa tuổi không?
- Con của bạn có cảm thấy thích thú khi tới trường không? hay bé cảm thấy rất sợ?
Hãy dành thời gian để đến thăm trường của con, gặp gỡ giáo viên thường xuyên để giải quyết những lo lắng của trẻ. Cũng rất có lợi khi bạn nói chuyện với con về những cảm nhận (những cảm nhận và kỹ năng lắng nghe tích cực ở chương 7), và chia sẻ với con rằng hầu hết mọi người đều lo lắng khi làm một điều gì đó mới mẻ. Bạn càng có nhiều điều chỉnh thích hợp với cả trẻ và giáo viên, thì những trải nghiệm ở trường của trẻ sẽ càng vui vẻ hơn. Bạn và trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi bạn dành thời gian để tham gia làm tình nguyện ở lớp học, tham gia các hoạt động ở trường và các cuộc hội thảo giữa giáo viên và cha mẹ. Trường học sẽ là một phần cuộc sống của bạn trong nhiều năm; một khởi đầu tốt đẹp sẽ luôn xứng đáng với những nỗ lực bạn đã bỏ ra.
Học hỏi là mãi mãi
Chúng ta vẫn thường nói rằng: "Người học kế thừa cả Trái Đất" và "Học thật sự là không bao giờ có thể tốt nghiệp". Luôn luôn có những điều mới mẻ và tuyệt vời nên học đối với bạn và con của bạn. Thế giới bên ngoài không phải lúc nào cũng tốt và luôn chào đón chúng ta; khi trẻ rời xa bạn, trẻ sẽ trải nghiệm những khó khăn, thậm chí là đau khổ, và bạn thì không phải lúc nào cũng có mặt ở đó để giúp đỡ con. Vì vậy, có rất nhiều bài học quan trọng mà bạn cần dạy trẻ trong những năm mẫu giáo. Bạn có thể dạy cho con biết rằng bạn luôn luôn quan tâm, dõi theo bé, trẻ sẽ luôn luôn nghe được tiếng của bạn, và rằng bạn luôn tin tưởng vào khả năng học hỏi, trưởng thành, và đạt được thành quả của trẻ. Không gì thay đổi dù có thêm những con người mới, những không gian mới, hay những trải nghiệm mà trẻ trải qua khi lớn lên, con của bạn vẫn sẽ luôn thành thật với bạn, bởi vì bạn luôn luôn tin tưởng trẻ, và luôn dang rộng vòng tay chào đón mỗi khi bé về nhà.
Mamnon.com