Giáo dục mầm non
   "Trải thảm đỏ" cho giáo viên
 

SV tham gia học Trường CĐSP TW TP HCM được tạo nhiều "lợi thế" như: khi theo học ngành MN, ngay năm thứ nhất đã được rèn các kỹ năng về nghề nghiệp; làm việc nhóm; quản lý thời gian... Đặc biệt, ngay trong khuôn viên của trường đã có trường MN thực nghiệm và ngay khi đi thực tập, 100% SV đã được các trường MN công lập hoặc tư thục "đặt hàng"...

Một trong những khó khăn, để tiến tới lộ trình phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi vào năm 2015 là thiếu giáo viên mầm non (MN) và tiểu học (TH). Tính trên cả nước, số lượng giáo viên cần cho 2 ngành này lên tới hơn 20.000 giáo viên (GV). Nguyên nhân khan hiếm nguồn tuyển chủ yếu do chế độ đối với giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu.

Nói về điều này, bà Nguyễn Thị Kim Thanh-Trưởng phòng Giáo dục MN Sở GD&ĐT TP HCM dẫn chứng: "Một ngày làm việc của GVMN theo quy định là 7h đến và 17h về. Tuy nhiên, trên thực tế giáo viên phải đến từ rất sớm để đón trẻ và chỉ được ra về khi trường đã hết trẻ... Giờ nghỉ giải lao cũng không dám đi đâu khỏi vị trí lâu vì sợ xảy ra chuyện đột xuất với trẻ thì hậu quả khôn lường".

Đặc biệt là với các nhóm trẻ thuộc tuổi Mầm và nhóm Nhà trẻ, các GV đứng lớp cực kỳ áp lực. Trong khi ấy, tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ với GV MN, TH còn chưa cao. Điều này khiến nhiều thí sinh ngại không đăng ký thi vào ngành Sư phạm MN, TH. Do đó nhằm kịp hoàn thành đề án phổ cập GD cho trẻ 5 tuổi ra lớp vào năm 2012 tại TP HCM, không chỉ các trường có chức năng đào tạo chuyên ngành sư phạm mà đến cả các UBND địa phương "trọng điểm" tại TP HCM hiện đang rất "nóng" với chuyện tuyển GV MN, TH.

Cần nâng cao thêm đời sống tối thiểu để thu hút giáo viên Mầm non và Tiểu học.

Được biết, chỉ tính riêng từ nay tới năm 2013, TP HCM sẽ cần khoảng 4.000 GV MN, TH nhưng tới 2011 tổng số GV 2 chuyên ngành này mới đáp ứng khoảng 1/4. Trước tình hình trên, rất nhiều Trưởng phòng đào tạo các trường ĐH chuyên ngành sư phạm mà chúng tôi có dịp gặp gỡ tâm sự đều mong muốn: Nếu được Bộ GD đồng ý cho tăng thêm chỉ tiêu tuyển sinh, các trường sẽ ưu tiên về cơ sở vật chất, tuyển dụng thêm giảng viên phục vụ công tác giảng dạy cho riêng hai chuyên ngành này.

Theo số liệu, tại Trường CĐSP TW TP HCM, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 được giao là 500 SV (tăng 100 SV so với năm 2010). SV tham gia học tại trường này được tạo nhiều điều kiện "lợi thế" như: khi theo học ngành MN, ngay năm thứ nhất đã được rèn các kỹ năng về nghề nghiệp; làm việc nhóm; quản lý thời gian... Đặc biệt, ngay trong khuôn viên của trường đã có trường MN thực nghiệm và ngay từ khi đi thực tập, 100% các em đã được các trường MN công lập hoặc tư thục "đặt hàng".

Tại Trường ĐH Sài Gòn, thầy Mỵ Văn Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, cũng cho biết dành rất nhiều ưu tiên tương tự cho SV trường này nếu theo học 2 ngành MN và TH thế nhưng theo kế hoạch tuyển sinh của trường khi gửi Bộ GD cho năm 2011 là trên 6.000 SV cho các chuyên ngành nhưng Bộ chỉ đồng ý cho trường tuyển sinh là 4.500 SV. Trong đó, hai ngành học MN và TH chỉ có 350 SV. Trong khi trên thực tế, số thí sinh hiện đăng ký thi vào ngành năm nay rất đông.

Được biết, hiện nhiều quận huyện đã chủ động trong việc liên kết với các trường sư phạm, mở các lớp học hệ hoàn chỉnh kiến thức CĐ, ĐH cho đội ngũ giáo viên trên địa bàn mình. Cũng như có nhiều chế độ ưu đãi như hỗ trợ tiền thuê nhà cho giáo viên ngoại tỉnh, học phí để theo học hệ hoàn chỉnh kiến thức... cho đối tượng này.

Để khắc phục nguyên nhân khiến SV ngành sư phạm ra trường không chịu về dạy học ở ngoại thành nên tại nhiều địa phương như Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè... các Phòng GD đã phối hợp với UBND áp dụng nhiều giải pháp nhằm động viên, "thu hút" giáo sinh. Tại quận 7, Phòng GD quận đã tham mưu cho UBND quận có nhiều chế độ ưu đãi cho GV cũng như liên kết với các trường SP mở lớp đào tạo tại chỗ cho HS THPT. Tuy nhiên theo tính toán từ nay tới 2013, quận 7 vẫn thiếu GV cho hai ngành MN, TH khoảng 5%.

Tại các huyện Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè cũng tìm cách "làm theo" quận 7 trong việc đáp ứng nhu cầu GV cho các bậc học. Bên cạnh đó tại các huyện này còn có kế hoạch mở các lớp hệ vừa học vừa làm và có chế độ hỗ trợ học phí cho GV theo học. Điển hình trong việc này là tại huyện Bình Chánh, phòng GD huyện cho biết, UBND huyện đã duyệt dự án về đào tạo GV tại chỗ. Nhất là nâng cao chất lượng GV bậc MN, TH bằng các chương trình (12+3, 9+3).

Ngay trong năm 2011 sẽ mở các lớp hệ vừa học vừa làm cho trên 200 GV của 2 bậc học này. GV các trường công lập sẽ được hỗ trợ học phí, ngoài công lập do các trường chi trả cho GV khi theo học.

Trước thực trạng thiếu GV MN, TH như trên, từ đầu năm tới nay ngoài việc rất nhiều Sở GD đã có văn bản gửi Trường ĐH Sư phạm TP HCM, ĐH Sài Gòn, CĐ Sư phạm Trung ương 3 để đề nghị liên kết đào tạo hệ chính quy, vừa học vừa làm, nhằm đáp ứng việc thiếu và nâng chuẩn giáo viên... thì bản thân các Sở GD cũng đã chủ động trong công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT, nhằm khuyến khích các em thi vào khối ngành sư phạm. Các em thi tuyển vào những ngành sư phạm, ngoài việc được miễn học phí trong suốt quá trình học khi ra trường các em sẽ được các sở GD tuyển dụng ngay.

Tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, tình trạng GV MN và TH cũng thiếu hụt nhiều nhất và trong năm 2011 cần nhiều nhất là GV của hai bộ môn Âm nhạc và Mỹ thuật...

Trao đổi với Thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Phó Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐHSP TP HCM thì cho biết, tính cho tới thời điểm này, "đơn đặt hàng" đào tạo hai ngành MN, TH của các nơi về cho trường đã vượt con số 10.000 nhưng chỉ tiêu tuyển sinh Bộ GD giao cho mới có 260 SV cho cả hai ngành. Và như vậy nếu căn cứ theo số lượng GV mà TP HCM đang cần cho hai ngành MN, TH từ nay đến năm 2013 (khoảng 4.000) thì phải tới 2014, cả 3 trường nói trên mới đáp ứng được trên 1.000 giáo sinh tốt nghiệp (100%) ra trường và phải trong điều kiện: nếu tất cả SV ngoại tỉnh đều ở lại dạy học ở TP HCM.

Theo CAND

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đau đầu "cân" tiền và chất cho suất ăn bán trú (11/4)
 Hoàn thiện đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất giáo dục mầm non 5 tuổi (9/4)
 Đảm bảo VSATTP trong các trường mầm non: Không khó nếu... có tâm (8/4)
 Tăng thu nhập cho giáo viên mầm non: Cách nào? Bài 2: Kiếm thêm tiền từ giữ trẻ ngoài giờ (6/4)
 Tăng thu nhập cho giáo viên mầm non: Cách nào? (5/4)
 Gỡ khó khăn về kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi, TBDH mầm non (4/4)
 Khánh Hòa: Nỗ lực phổ cập giáo dục mầm non đạt 100% vào năm 2013 (1/4)
 Chăm sóc trẻ “cá biệt”: Khoảng trống lớn (31/3)
 Bữa ăn trẻ teo tóp vì giá cả leo thang (30/3)
 Tranh nhau “đặt hàng” giáo viên mầm non (29/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i