Giáo dục mầm non
   Đau đầu "cân" tiền và chất cho suất ăn bán trú
 

Giá cả liên tục leo thang không chỉ khiến cho các gia đình chật vật xoay xở, mà còn là bài toán khó đối với các trường mầm non, tiểu học khi buộc phải tăng tiền ăn, cân đối các loại thực phẩm...

Đau đầu vì trượt giá
Giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu hàng ngày đều tăng theo giá xăng và điện khiến cho các trường có tổ chức bữa ăn bán trú đang rơi vào tình trạng lúng túng giữa một bên là liều lượng dinh dưỡng cho học sinh, một bên là tiền ăn của học sinh.

Ảnh minh họa

Bà Đỗ Thị Tâm, Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Sáng (Đống Đa) cho biết, trước Tết, trường vẫn cố duy trì mức thu tiền ăn là 10.000 đồng/học sinh/ngày, nhưng sang đến học kỳ II, trước thực tế biến động của giá cả thực phẩm, trường buộc phải tăng lên 12.000 đồng/ngày. So với giá cả thực phẩm hiện nay, với mức thu này, nhà trường cũng chỉ có thể cung cấp bữa ăn cho các cháu với chất lượng bằng với mức thu 10.000 đồng trước đây.

Một số phụ huynh ở trường mầm non Phúc Đồng (Long Biên) cho biết, từ đầu năm nay, tiền ăn của con đã tăng từ 10.000 đồng lên 12.000 đồng; trường tiểu học La Thành đã nhận được thông báo tăng suất ăn (công nghiệp) từ 15.000 đồng lên 17.000 đồng/học sinh (gồm một bữa chính và một bữa phụ). Cũng đặt suất ăn công nghiệp, trường tiểu học Kim Liên cũng tăng từ 15.000 đồng lên 16.000 đồng/học sinh bắt đầu từ năm học này...

Tuy nhiên, mức tăng này đều được áp dụng từ đầu năm học hoặc đầu năm 2011 nên theo phản ánh của các trường vẫn chưa theo kịp so với mức tăng của lương thực, thực phẩm và chất đốt ở thời điểm hiện tại. Nếu tiếp tục tăng thì sẽ đẩy các gia đình học sinh có thu nhập trung bình trở xuống vào "thế bí" mà nếu không tăng thì lại lo khẩu phần ăn của các cháu bị ảnh hưởng về chất lượng dinh dưỡng.

Bà Hoàng Thị Thanh, Hiệu trưởng trường MN Việt Triều cho hay: tiền ăn từ năm học này của trường đã tăng lên 2.000 đồng/cháu nhưng đến thời điểm này thì mức tăng này vẫn chưa "thấm" vào đâu so với trượt giá.

Mặc dù vậy, theo bà Thanh, nhà trường cố gắng xoay xở để tiết kiệm chi phí chứ không thu thêm của phụ huynh. Ví dụ, trước đây, có một số loại bánh, sữa đậu nành, sữa chua.... để phục vụ bữa ăn phụ của trẻ được đặt ở các cơ sở bên ngoài thì nay nhà trường yêu cầu đội ngũ nhân viên nhà bếp tự làm để tiết kiệm. Nhà trường cũng tính đến việc trích một phần của quỹ học phí để hỗ trợ tiền ăn cho học sinh để đảm bảo bữa ăn không thay đổi cả về lượng và chất.

Là một trường ở vùng sâu của Hà Nội, bà Trần Thị Liên, Hiệu trưởng trường mầm non Ba Trại (H. Ba Vì) thì ngậm ngùi cho biết: phải cân nhắc rất kỹ năm nay chúng tôi mới quyết định tăng tiền ăn của các cháu từ 5.500 lên 6.500 đồng.

Thế nhưng, với một mức thu ít như vậy trong khi giá cả đắt đỏ như hiện nay thì nhà trường cũng không thể tự tin là cung cấp đủ lượng calo cho các cháu trong mỗi bữa ăn. Với lợi thế là một trường ở khu vực miền núi nên nhà trường khuyến khích giáo viên và học sinh tự trồng rau ngay ở trong khuôn viên nhà trường, còn trứng thì đặt mua của các gia đình phụ huynh học sinh để có một mức giá "ưu ái" nhất.

Chính vì vậy nên bà Liên cũng thẳng thắn cho biết: thực đơn của các con rất nghèo nàn, chủ yếu là rau, đậu phụ hoặc trứng, rất ít thịt cá. Còn sữa, dù biết là thực phẩm rất cần thiết đối với trẻ nhưng cũng chưa thể có trong thực đơn của nhà trường. "Chúng tôi đành động viên phụ huynh cho các con ăn thêm thực phẩm nhiều chất đạm ở nhà", bà Liên nói.

Phụ huynh phải tính toán
Có thể thấy, hiện nay, mức tiền ăn của trẻ tại các trường mầm non không đều nhau. Hầu hết các trường mầm non công lập đều đang duy trì mức thu hơn 12-15.000 đồng/ học sinh nhưng cũng có những trường "điểm" ở khu vực nội thành thu tới 20.000 đồng; ngược lại, có những trường ở vùng khó khăn ngay ở địa bàn thành phố lại chỉ có thể thu 6-7.000 đồng cho bữa ăn của trẻ.

Với mức thu này, dù khéo vun vén đến mấy, các trường cũng chỉ có thể đáp ứng được chưa đầy 50% nhu cầu năng lượng cho trẻ. Trong khi đó, theo quy định, bữa ăn bán trú phải đảm bảo đủ 55 - 60% nhu cầu năng lượng của trẻ trong một ngày.

Mặc dù nhiều phụ huynh bày tỏ sự đồng tình nếu nhà trường có quyết định tăng tiền ăn của con em mình tại trường. Điều mà phụ huynh lo ngại nhất vẫn chính là việc tăng giá các mặt hàng thực phẩm trong khi tiền ăn không đổi sẽ khiến bữa ăn của con họ ở trường không đảm bảo dinh dưỡng.

Tuy nhiên, đối với những gia đình có thu nhập thấp, vốn đang phải trong cảnh ăn bữa nay lo bữa mai thì việc tăng thêm vài nghìn đồng tiền ăn của con mình cũng không phải là chuyện nhỏ.

Không những thế, đối với nhiều phụ huynh đang cho con mình học ở trường tư với mức học phí khá cao, 2-3 triệu một tháng cũng đứng trước sự lựa chọn cho con vào học trường công hay trường tư, nhiều phụ huynh đã nghiêng về phía học trường công, vì nếu gửi con ở trường công mỗi tháng họ sẽ tiết kiệm được một khoản tiền từ 700.000 - 1.000.000 đồng. Tiền này để chi phí cho giá xăng, giá điện và giá cả thực phẩm tăng. Và để bù vào dinh dưỡng thiếu hụt ở trường, các phụ huynh tăng thêm khẩu phần ăn cho con ở nhà hoặc mang thêm thức ăn cho trẻ.

Thời tăng giá khẩu phần ăn của trẻ thay đổi, cách nghĩ của phụ huynh cũng thay đổi để tìm cho mình giải pháp nhằm thích ứng với sự thay đổi của giá cả thị trường. Không chỉ người lớn tập thích nghi mà cả trẻ con cũng dần phải thích nghi cùng cha mẹ.

Theo Pháp luật VN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hoàn thiện đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất giáo dục mầm non 5 tuổi (9/4)
 Đảm bảo VSATTP trong các trường mầm non: Không khó nếu... có tâm (8/4)
 Tăng thu nhập cho giáo viên mầm non: Cách nào? Bài 2: Kiếm thêm tiền từ giữ trẻ ngoài giờ (6/4)
 Tăng thu nhập cho giáo viên mầm non: Cách nào? (5/4)
 Gỡ khó khăn về kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi, TBDH mầm non (4/4)
 Khánh Hòa: Nỗ lực phổ cập giáo dục mầm non đạt 100% vào năm 2013 (1/4)
 Chăm sóc trẻ “cá biệt”: Khoảng trống lớn (31/3)
 Bữa ăn trẻ teo tóp vì giá cả leo thang (30/3)
 Tranh nhau “đặt hàng” giáo viên mầm non (29/3)
 Công bố dự thảo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non (28/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i