Giáo dục mầm non
   Chăm sóc trẻ “cá biệt”: Khoảng trống lớn
 

Chỉ nghĩ đơn giản là con mình hiếu động, nghịch ngợm, phụ huynh tỏ ra bất bình khi cô giáo thông báo con mình có biểu hiện của hội chứng tăng động giảm chú ý. Không có sự đồng thuận của phụ huynh, thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ thuộc nhóm này khiến cô giáo lúng túng, thậm chí phạm sai lầm đáng tiếc dù không chủ tâm.

Cần sự quan tâm của cả gia đình và nhà trường để giáo dục hiệu quả

Nỗi lo thường trực với trẻ "cá biệt"
Mới đây một phụ huynh phát hiện đứa con 2 tuổi của mình bị buộc vào ghế trong lớp mầm non vì cô giáo cho rằng cháu có biểu hiện tăng động, quậy phá đã gây phản ứng khá mạnh từ xã hội. Phần nhiều đổ lỗi cho các cô đã áp dụng biện pháp tiêu cực, phản giáo dục, ảnh hưởng tâm lý lâu dài cho trẻ nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng lỗi cả từ phía phụ huynh khi không sớm quan tâm, phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc trẻ. Thậm chí có những ý kiến phản hồi quá khích khiến chính bố mẹ của cháu bé cũng nhận thấy sự việc đã bị đẩy quá xa, không kiểm soát được phản ứng của dư luận khiến cho cả gia đình cũng như nhà trường, cô giáo đều bị ảnh hưởng khá nặng nề về tâm lý và uy tín.

Ngay khi sự việc được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, bà Bùi Thùy Hương, nguyên Chuyên viên phụ trách khối Mầm non quận Hai Bà Trưng, hiện đang quản lý một trường mầm non tư thục cho biết, các cô giáo trong trường bà quản lý đều được cập nhật thông tin và đánh giá mức độ sự việc để rút kinh nghiệm cho hoạt động chăm trẻ của mình. Không đồng tình với cách thức xử lý nói trên của các cô giáo, tuy nhiên, bà Hương cũng phân tích cái khó của việc chăm trẻ, nhất là những bé quá hiếu động hoặc có biểu hiện tăng động giảm chú ý.

"Hơn 38 năm hoạt động trong ngành mầm non, tôi đã trực tiếp xử lý không ít trường hợp phải chăm sóc đặc biệt với những trẻ quá hiếu động. Phải thừa nhận là thời gian gần đây, hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ tăng mạnh. Trong khi nhà trường không thể từ chối chăm sóc những trẻ này". "Chăm sóc trẻ mầm non rất căng thẳng, nhất là người quản lý, chỉ khi nào các cháu về hết thì mới thở phào vì có một ngày suôn sẻ. Để được như vậy, các cô phải luôn được cập nhật kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn nhất là khi sự việc có thể diễn ra dưới nhiều dạng khó lường. Theo tôi, việc xảy ra với cháu bé 2 tuổi cũng là một tai nạn cần được rút kinh nghiệm chung với các cô trong ngành"- Bà Hương cho biết.

Thiếu kiến thức bài bản
Bà Trần Hiền Mai, đại diện Ban điều hành Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội cho biết, các cháu bị tăng động, tự kỷ thường có phổ rất rộng, thể hiện ở nhiều biểu hiện khác nhau. Chính vì mỗi trường hợp lại có những hành vi khác nhau nên việc phát hiện rất phức tạp. Ngay phụ huynh, theo bà Trần Hiền Mai cũng có nhiều thái độ khác nhau. Người thì thừa nhận con mình mắc hội chứng này, người không thừa nhận. Chính vì vậy, nếu các cô giáo có nhận thấy các biểu hiện của hội chứng này thì cũng khó làm cho phụ huynh tiếp nhận được.

Theo bà Trần Hiền Mai, việc phát hiện sớm và cùng phối hợp chăm sóc trẻ thuộc nhóm này có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Một học sinh "cá biệt" trong lớp - không chú ý nghe giảng, hay nói chuyện riêng và làm phiền mọi người xung quanh là do bị hội chứng tăng động giảm chú ý hay chỉ đơn thuần là nghịch ngợm? Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Theo các chuyên gia về hội chứng này thì một đứa trẻ đi học về là la hét và chạy quanh nhà thì không có vấn đề gì nhưng nếu các giáo viên của con bạn luôn phàn nàn rằng bé không tập trung trong lớp học và dường như không có bạn bè thì có lẽ bạn cần đưa con đi khám. Trẻ tăng động giảm chú ý không phải là trẻ ngỗ nghịch, trẻ không thể điều chỉnh hành vi hoặc cảm xúc của chúng, chúng không rút được kinh nghiệm sau những sai lầm của mình, không thể lập kế hoạch hay tổ chức việc gì...

"Hiện nay, các chuyên gia quốc tế về hội chứng này đã đưa ra 1 bảng câu hỏi để kiểm tra nhanh, phát hiện sớm trẻ tự kỷ mà cả giáo viên lẫn phụ huynh có thể tự thực hiện được. Nếu sử dụng biện pháp này thì việc giáo viên phản ánh với phụ huynh sẽ có cơ sở khoa học để họ cùng có những liên kết trong việc chăm sóc trẻ. Chúng tôi đã đề xuất nhiều lần đến các cơ quan quản lý giáo dục là tạo điều kiện để phổ biến biện pháp này vào các bậc học nhằm phát hiện sớm trường hợp trẻ mắc hội chứng này nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì" - bà Trần Hiền Mai cho biết.

Trong khi đó, bà Mai cho biết, thống kê mà câu lạc bộ nhận được thì trẻ mắc bệnh tự kỷ hiện chiếm tới 30% trong tổng số các khuyết tật học đường và nếu tách riêng hội chứng tăng động giảm chú ý thì con số này còn khủng khiếp hơn nhiều.

Việc giáo dục hòa nhập với trẻ tự kỷ trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cũng khó có thể hiệu quả khi thiếu những bước chuẩn bị kiến thức bài bản cho giáo viên cũng như điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp chưa thể đáp ứng với trẻ đặc biệt. Và cũng chính vì sự thiếu chuẩn bị đó mà thực tế vẫn đang diễn ra không ít những "sự cố" trong ngành sư phạm.

Theo ANTĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bữa ăn trẻ teo tóp vì giá cả leo thang (30/3)
 Tranh nhau “đặt hàng” giáo viên mầm non (29/3)
 Công bố dự thảo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non (28/3)
 Khó tuyển đủ giáo viên mầm non (25/3)
 'Không răn, không nạt khó mà quản trẻ mầm non' (24/3)
 Giải đáp hàng loạt các ý kiến liên quan đến chế độ nhà giáo (23/3)
 Dùng khăn buộc trẻ - một phương pháp tiêu cực' (22/3)
 Nỗi niềm trường nhiều điểm lẻ (21/3)
 Nghịch lý trường mầm non (18/3)
 Thực hiện đề án PCGDMN trẻ 5 tuổi: Không chạy theo thành tích (17/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i