Kỷ luật tích cực với con cái
   Tại sao lại là kỷ luật tích cực? Về thời gian chờ đợi
 


Nguồn: Positive Discipline For Preschoolers
Tác giả: Jane Nelsen, ed.d., Cheryl Erwin, M.A, và Roslyn Ann Duffy



Bạn có thể băn khoăn đâu là công cụ nuôi dạy con cái phổ biến, "Thời gian chờ tích cực" là điểm chính của cách tiếp cận từ phương pháp Kỷ Luật Tích Cực. Hầu hết các bậc cha mẹ sử dụng nó (một cuộc khảo sát chỉ ra kết quả: 91% các bậc cha mẹ có con 3 tuổi thừa nhận đang sử dụng). Tuy nhiên chỉ một số rất ít hiểu tại sao phương pháp này là hiệu quả tốt nhất với trẻ mẫu giáo.


Khoảng thời gian tạm dừng tích cực có thể thực sự là cách có tác dụng giúp trẻ cũng như phụ huynh có thời gian để trấn tĩnh tìm cách cùng nhau giải quyết các vấn đề. Khoa học đã chứng minh: Khi chúng ta thất vọng hay giận dữ, chúng ta mất đi sự truy cập vào phần não bộ cho phép suy nghĩ thấu đáo và có ý tưởng giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Một khoảng thời gian chờ mang tính chất trừng phạt đã là xu hướng lạc hậu của quá khứ, nó tạo áp lực bắt trẻ chịu đựng hậu quả của những gì chúng đã làm sai, và không thật sự khuyến khích trẻ đưa ra các quyết định đúng về điều gì nên làm trong tương lai. Một khoảng thời gian chờ tích cực cho phép xoa dịu cảm xúc mạnh mẽ nhất thời của cả hai, tạo cơ hội cho não bộ truy cập khu vực xử lý thông tin hợp lý, đó đang và sẽ là xu hướng của giáo dục hiện đại và tương lai. Trẻ sẽ cảm thấy mình được khuyến khích, trẻ có thể học cách đưa ra những quyết định tích cực về sự tự chủ và trách nhiệm.


Khá hữu ích nếu đổi tên khoảng thời gian chờ ngắn đó là "Thời gian dừng tích cực". Cụm từ này loại bỏ ý nghĩa khoảng thời gian trừng phạt hoăc cấm đoán trẻ. Cũng là ý tưởng hay nếu bạn đặt tên một khu vực nhỏ dễ chịu trong nhà/ lớp học là khu vực "Chỉ dành cho niềm vui" hoặc "Chỉ có cảm giác tốt". Sẽ có hiệu quả nếu thôi thúc con bạn gúp bố mẹ tạo ra một khu vực chỉ dành cho "thời gian chờ tích cực" mà trẻ thấy hài lòng, hãy cung cấp cho khu vực đặc biệt này các loại đồ chơi bằng vật liệu mềm, những quyển sách, những bức tranh nghệ thuật, một tấm chăn mềm, một cái gối ôm, giấy bút để vẽ, chất liệu cắt dán...

 

Một số cha mẹ và giáo viên tin rằng tạo ra một khu vực "thời gian chờ tích cực" là phần thưởng dễ chịu an ủi khi trẻ có hành vi không đúng. Ai cũng có những giây phút khi bản thân mình khó chịu với một việc gì đó, ai cũng cần một vài phút ở trong một không gian dễ chịu nhằm đợi để mình trở lại tâm trạng bình tĩnh, trải nghiệm hệ quả hành vi mình vừa gây ra (sự xấu hổ, sự cân nhắc, tự vấn bản thân...).


Để trẻ giúp cha mẹ/ cô giáo thiết lập một khu vực trong nhà/ một góc của lớp học với gối và đồ chơi dễ thương, đặt tên "Ngôi nhà cảm giác tốt". Bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể đến "Ngôi nhà cảm giác tốt" để bình tĩnh khi có điều gì đó bực dọc, khi vừa làm một điều gì bé thấy hối hận hay xấu hổ, hoặc tức giận... Hãy đặt mục tiêu làm sao "Ngôi nhà cảm giác tốt" thực sự hấp dẫn được trẻ, gạt đi ý nghĩa tiêu cực của trừng phạt, cho phép trẻ nhanh chóng trở lại là một em bé dạt dào tình cảm, những em bé ngoan. Đồng thời, bạn có thể rèn luyện cho bé kỹ năng khi nào nên đến "Ngôi nhà cảm giác tốt". (Thật tuyệt vời nếu người lớn cũng có một "Ngôi nhà cảm giác tốt" tiện lợi như thế!). Hãy đảm bảo rằng bé hiểu mình luôn được chào đón trở lại một khi bé tìm thấy sự bình tĩnh, sẵn sàng rời "Ngôi nhà cảm giác tốt", tiếp tục chơi/ hoạt động với bố mẹ, cô giáo, bạn bè.

 

Dưới đây là một số điểm cần thiết để cân nhắc khi sử dụng "Thời gian chờ tích cực"

"Thời gian chờ" không nên sử dụng với trẻ em dưới 3 tuổi. Cho tới khi bé vào 3 tuổi, sự phát triển trí tuệ chính thức được đẩy mạnh, và đây là một quá trình phát triển liên tục, khi áp dụng biện pháp "thời gian chờ" cần có sự giám sát và sự quan tâm đúng mực, hợp lý từ các nhà giáo dục (Cha mẹ, cô giáo...)


Trẻ em làm tốt hơn khi trẻ cảm thấy mình tốt. Những xúc cảm mạnh có thể làm trẻ thấy quá sức. Một khoảng "thời gian chờ tích cực" tạo cơ hội cho bé lấy lại nhịp thở, bình tĩnh, để bé có thể tiếp tục hợp tác với cha mẹ giải quyết những vấn đề. Khi bé còn nhỏ, bạn có thể cùng bé tới khu vực "Ngôi nhà cảm giác tốt" nếu điều đó làm bé an tâm hơn. Hãy luôn tâm niệm rằng mục đích của hành động đó là cho cả hai cảm thấy tốt hơn.


Thái độ của cha mẹ/ giáo viên chính là chìa khóa. "Thời gian chờ" không nên được sử dụng như hình phạt, mà là một cách tạo ra khoảng thời gian nhận thức hành vi và phương hướng điều chỉnh sau này. Khi con bạn cảm thấy nản lòng (bé có cảm giác "không tốt"), bạn có thể hỏi bé: "Con có muốn tới nơi nào đó để mình vui vẻ hơn không?". Nếu bé từ chối, bạn hãy làm gương cho bé. Dần dần thể hiện cho bé thấy rằng mỗi khi bạn cần bình tĩnh, bạn sẽ đi tới "Ngôi nhà cảm giác tốt". Một khoảng "Thời gian chờ" đa phần có hiệu quả khi nó được đưa ra như một trong số một vài phương án cho bé lựa chọn: "Con muốn đi tới "Ngôi nhà cảm giác tốt", hay cùng mẹ tiếp tục tìm ra cách để hạn chế các hành vi xấu này nào?". Khi trẻ không lựa chọn, thậm chí một khoảng "Thời gian chờ tích cực" cũng trở thành một cuộc đấu tranh giữa người lớn với bé, nếu bạn cố gắng ép trẻ tới khu vực cấm như một cách phạt trẻ, thì khu vực đó không có ý nghĩa nào nữa.


Không công cụ chăm sóc - giáo dục con cái nào hiệu quả mọi lúc mọi nơi. Chắc chắn rằng trong những cách thức giáo dục con, bạn luôn có biện pháp "thời gian chờ" để áp dụng như một công cụ hữu ích. Không bao giờ có một công cụ - hay ba, thậm chí là mười - mà hiệu quả trong mọi tình huống và với mọi đứa trẻ. Hãy lấp đầy hộp công cụ phương pháp chăm sóc - nuôi dạy con của mình với các phương pháp lành mạnh, những phương pháp thay thế sự trừng phạt, điều đó sẽ giúp bạn chống lại sự cám dỗ của trừng phạt khi con bạn thách thức bố mẹ/ cô giáo (mà bé thì luôn bướng bỉnh thế!)


Luôn luôn ghi nhớ những khả năng và sự phát triển của bé. Tìm hiểu những hành vi phù hợp lứa tuổi của con sẽ giúp bạn không đặt ra những kỳ vọng quá đáng nơi bé, cũng như hiểu tâm lý của bé hơn.
Thời gian chờ có thể hiệu quả và là công cụ giáo dục con phù hợp khi bạn sử dụng nó để dạy, để khuyến khích và để an ủi trẻ.


(Để tìm hiểu thêm thông tin về "Thời gian chờ", hãy tìm đọc "Possitive Time Out: And Over 50 Ways to Avoid Power Struggles in Homes and Classrooms" by Jane Nelsen, Ed.D., Nxb Three Rivers, 1999.)


Ngọc Mai mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tại sao lại là kỳ luật tích cực? : Tại sao có phương pháp kỷ luật hiệu quả với đứa trẻ này, nhưng với đứa trẻ khác thì không? (11/1)
 Tại sao lại là kỳ luật tích cực? : Phương Pháp Kỷ Luật Có Nên Khác Nhau Giữa Bé Trai Và Bé Gái? (11/1)
 Tại sao lại là kỳ luật tích cực? : Khi con bạn “không nghe lời” (11/1)
 Tại sao lại là kỳ luật tích cực? : Luôn đề cao thông điệp yêu thương (11/1)
 PHẦN II: Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Con đã lớn thế rồi sao? (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Học để thích nghi. (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Thế giới bên ngoài (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Các kiểu mẫu cha mẹ (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Tất cả các hình mẫu gia đình (11/1)
 Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Tại sao phải kỷ luật tích cực? (11/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i