HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN THÁNG 1 NĂM 2006
NỘI DUNG: ĐỔI MỚI TỔ CHỨC LỄ HỘI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Phòng mầm non - Sở GD-ĐT TPHCM
1/ Xem băng video về hoạt động chuẩn bị cho buổi lễ Mùa xuân và tết nguyên đán tại trường Mầm non Quận, quân 11
- Trẻ được giáo viên hướng dẫn làm các đồ dùng trang trí sân khấu, trang phục biểu diễn( bánh chưng, thiệp chúc mừng, quà…)
- Giáo viên thảo luận với trẻ về cách bố trí xắp xếp sân khấu
- Trẻ tập các tiết mục văn nghệ( hát múa, đọc thơ, trò chơi, múa lân..)
2/ Quan sát tại các lớp:
- GV và trẻ hóa trang, thay trang phục, lấy các đồ dùng biểu diễn..
- GV trò chuyện với trẻ trong lúc chuẩn bị, nhắc nhở các việc cần làm
3/ Dự lễ hội tại sân trường( kèm kịch bản ngày hội )
THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM
1/ Quan điểm chung:
- GV tổ chức cho trẻ tự chuẩn bị lễ hội
- Tất cả trẻ đều có cơ hội tham gia biểu diễn thay vì chỉ những cháu có năng khiếu.
2/ Nên chú trọng đến quá trình chuẩn bị cho buổi lễ( hướng đến các nhiệm vụ GD trong suốt khoảng thời gian 2,3 tuần trước tết) thay vì chỉ quan tâm đến chính buổi lễ. Buổi lễ chỉ nên được nhìn nhận như kết quả của quá trình GD theo chủ điểm Tết và Mùa Xuân
3/ Không khí đón tết đầy ấn tượng, nhộn nhịp đang xẩy ra ngoài xã hội và trong gia đình trẻ tác động mạnh đến nhận thức và cảm xúc của trẻ. GV nên tận dụng cơ hội này để giúp trẻ học và khám phá nhiều điều bổ ích. Kết quả của việc học này dùng làm nội dung cho buổi lễ hội
4/ Những hoạt động cụ thể trong qúa trình chuẩn bị cho lễ hội mừng xuân- tết nguyên đán:
- Trò chuyện với trẻ : sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, cây cối, các loại hoa , trái cây, quang cảnh, con người( cảm xúc), các hoạt động đặc biệt( mua sắm đồ đạc, quần áo, thực phẩm, dọn dẹp, sửa sang, trang trí nhà cửa, đi chơi chợ hoa…)
- Trò chuyện nên tiến hành hàng ngày, suốt thời gian trước buổi lễ hội để tạo cảm xúc cho trẻ, chia sẻ các kinh nghiệm, hiểu biết
- Thảo luận với trẻ về buổi lễ hội, tạo cơ hội cho mỗi trẻ đề xuất, đóng góp các ý tưởng: trang trí sân khấu bằng những đồ vật gì?( cây mai, đào, thiệp chúc mừng năm mới, câu dố, bánh chưng, dưa hấu), đặt vật gì, ở đâu?( có thể chơi thiết kế sân khấu ở góc xây dưng), cách làm các đồ vật trang trí thế nào? bằng nghuyên vật liệu gì?( Vdu: miếng dưa hấu có thể làm bằng cách cắt tấm bìa, tô xanh phần vỏ, tô đỏ phần ruột, dán chấm đen lên phần ruột để làm hạt….), mua thêm vật trang trí gì?, trẻ có thể mang gì ở nhà đến?..
- Tổ chức cho trẻ làm các đồ dùng cho buổi lễ với sự chỉ dẫn của GV: gói quà, (dùng các hộp các tông to nhỏ, giấy gói quà, nơ), vẽ và viết thiệp( sao chép chữ), cắt hoa mai đào, làm bánh chưng tét( giờ tạo hình, góc tạo hình). GV có thể yêu cầu trẻ sưu tập các hộp bao bì khi cha mẹ sắm đồ tết bỏ ra( hộp trà, bánh..)
- GV phân công ai làm gì và tổ chức theo từng nhóm trẻ hoạt động trong giờ vui chơi
- Tổ chức góc xây dựng: chơi thiết kế sân khấu xuân
- Trẻ sao chép lời chúc, cấu đối từ các thiệp chúc mừng năm mới( GV và trẻ cùng sưu tầm)
- Tổ chức một số trò chơi gắn với mùa xuân, tết( có thể là trò chơi dân gian kèm đồng dao)
- Thảo luận về các tiết mục văn nghệ: trẻ thích bài hát, thơ, chuyện, trò chơi gì đã và đang học về mùa xuân và tết. Cô có thể đề xuất, gợi ý các bài hát, thơ vui nhộn
- Tập các tiết mục văn nghệ, dựa trên ND đã thảo luận cho cả lớp. Không nên chỉ chọn trẻ có năng khiếu biểu diễn.
5/ GV cần lưu ý các vấn đề sau:
- Không nên tổ chức lễ hội với số lượng trẻ quá đông. Khuyến khích tổ chức buổi lễ hội chỉ gồm 2 đến 3 lớp, có thể bao gồm nhiều khối tuổi hoặc 1 khối tuối. Đối với trẻ 25-36 tháng nên tổ chức lễ hội tại lớp, xem các anh chị mẫu giáo biểu diễn và tham gia nếu phù hợp
- GV các lớp cùng thảo luận, phân công phụ trách từng phần việc cụ thể. VD: nội dung chương trình, trình tự tiết mục, MC, lời dẫn…Nên chuẩn bị ngay đầu chủ điểm
- Đồ dùng nguyên vật liệu làm đồ trang trí nên đơn giản, dễ tìm
- GV nên tự dàn dựng các tiết mục văn nghệ, dựa trên các kỹ năng âm nhạc, ngôn ngữ trẻ đã có. Các tiết mục văn nghệ không cần dàn dựng quá công phu, sao cho tất cả trẻ cùng có thể tham dự một cách tích cực, hứng thú. GV nên tham gia biểu diễn cùng trẻ
- Chọn GV làm MC cho buổi lễ nên quan tâm đến:
+Sự lưu loát ngôn ngữ, nói đơn giản, mặch lạc rõ ràng
+Thoải mái, tự tin, có khả năng nói chuyện tự nhiên trước đám đông
+Vui, hài hước
+Có khả năng quan sát tốt, phản ứng nhanh trước các tình huống
- Lễ hội có thể tổ chức tại phòng Hoạt động âm nhạc, sân trường, sảnh lớn
- Nhắc nhở trẻ thực hiện các hành vi văn minh khi xem biểu diễn: vỗ tay sau mỗi tiết mục, lắng nghe không nói chuyện to…( kỹ năng sống chung trong cộng đồng)
- Sau buổi lễ dạy trẻ dọn dẹp( có thể xử dụng nhạc nền phù hợp với buổi lễ)
- Bước vào ngày có buổi lễ, GV nên tạo không khí tưng bừng, náo nức, nhộn nhịp ngay khi trẻ mới vào trường( nhạc, trang trí, treo trang phục, xếp các đồ chuẩn bị diễn, hỏi về cảm xúc… và đặc biệt GV phải vui tươi).
- Trẻ có thể tự hóa trang hoặc giúp bạn (đeo nơ, mặc trang phục…). Tránh để trẻ ngồi im lặng, chờ đợi
- GV nên tận dụng sản phẩm tạo hình của trẻ khi học để trang trí cho buổi lễ.
LỄ HỘI MỪNG XUÂN – TẾT NGUYÊN ĐÁN
GIÁO VIÊN & TRẺ KHỐI CHỒI– KHỐI LÁ
Trường : MẦM NON BÁN CÔNG QUẬN 11
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết hợp tác cùng cô thiết kế trang trí sân khấu tết bằng các nguyên vật liệu
- Ôn luyện các bài hát , vận động đã học.
- Biết hoạt động phối hợp với nhau luân phiên biểu diễn.
II/ CHUẨN BỊ :
- Thảo luận, trò chuyện với trẻ về tổ chức lễ hội :
- Thực hiện những đồ dùng, dụng cụ để trang trí, thiết kế sân khấu . Thực hiện phông sân khấu, cây mai, cây đào, thiệp, liễn treo… khối lá. Thực hiện gói bánh chưng, bánh tét, trà, dưa hấu, dán vẩy đuôi rồng …khối chồi.
- Trang trí và thiết kế sân khấu tết
- Trang phục
- Cảnh trí
- Chương trình biểu diễn
- Địa điểm
- Chơi thiết kế sân khấu tết trong góc chơi xây dựng.
- Nhạc cho các cháu hát + nhạc sáng tác
III / TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
- Hoạt động 1 : Thiết kế và trang trí sân khấu cùng cô ( 10 phút)
- Cô giáo 1 : đánh trống hội mùa xuân , các lớp lần lượt đi ra .
Nhạc :’’Sắp đến tết rồi”.
- Giới thiệu sắp đến tết rồi đến trường rất vui, cho trẻ thực hiện tiếp các công việc trong buổi lễ hội hôm nay như đã trao đổi thảo luận, chuẩn bị thiết kế và trang trí sân khấu để chuẩn bị cho buổi biểu diễn hát múa mừng xuân.Yêu cầu trẻ hát và lăn thảm .
Nhạc :’’ Vườn xuân”(nhạc sáng tác)
Cô giáo 1 : giao nhiệm vụ cho trẻ
- Lớp lá 1 trang trí , bố trí sân khấu bàng bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, trà
- Lớp lá 5 gắn thiệp trang trí cây mai bên trái cô
- Lớp chồi 2 gắn thiệp trang trí cây mai bên phải cô
- Lớp chồi 4 gắn thiệp trang trí cây đào phía sau cô
Nhạc : “giao hưởng không lời ”
2. Hoạt động 2 : Biểu diễn mừng xuân
Cô tiên mùa xuân : xuất hiện
Hát tập thể : ‘’Mừng xuân’'
Nhạc :’’Mừng xuân’’ ( nhạc sáng tác)
Cô mùa xuân : tặng nơ . Yêu cầu bạn gái cài trên tóc, bạn trai cài vào áo, cho trẻ kết nhóm nơ theo dấu hiệu màu sắc, kiểu nơ,( kết 4 nhóm) hát bài “Ngày tết đến rồi”
Nhạc :’’Ngày tết đến rồi”
Cô mùa xuân : giới thiệu trò chơi âm nhạc :’’Bí mật sau ô số’’. Phổ biến cách chơi, luật chơi. Lần lượt mỗi đội biểu diễn 1 bài theo ô số của đội lật được.
Nhạc : 1. Bé thương ông địa
2. Em đi chợ tết
3. Cây đào ( nhạc sáng tác)
4. Hoa mai
Cô giáo 1 : giới thiệu các bạn lớp lá múa “Hoa xuân’’
Nhạc không lời :’’ Đoản xuân ca”
Cô mùa xuân : giới thiệu tiết mục múa rối đón xuân của các con vật
Nhạc không lời ( sáng tác)
Cô giáo 1 : giới thiệu lân, rồng nhảy múa đón xuân. Yêu cầu trẻ cùng cô cầm con rồng đã chuẩn bị nghe nhạc nhảy múa theo nhạc .
Nhạc trống múa lân, rồng
3. Hoạt động 3 : thu dọn sau khi biểu diễn
Cô giáo 1 : giao nhiệm vụ
- Lá1 – Chồi 2 : thu dọn đem trà, dưa hấu, bánh chưng, tét v.v… vào đặt ở đại sảnh để trang trí
- Lá 5 – chồi 4 : cuốn thảm
Nhạc : ‘’Vườn xuân”