- Phương pháp dạy trẻ kể chuyện theo mô hình đã tạo cho trẻ cơ hội phát triển trí tưởng tượng rất tốt. Các giáo viên nên sử dụng phương pháp này không chỉ trong hoạt động văn học mà cả trong các hoạt động khác.
- Ngoài mô hình gợi ý của giáo viên, có thể cho trẻ tự lập mô hình. Lúc đầu mô hình nên có màu sắc giống với màu sắc của nhân vật và hình dạng phù hợp với tính cách của nhân vật trong câu chuyện. (Ví dụ : Dê trắng được biểu thị bằng 1 hình tròn màu trắng, Dê đen bằng hình tam giác đen).Khi trẻ đã quen, có thể sử dụng các mô hình có cùng màu sắc
- Khi kể chuyện giáo viên có thể thêm một vài chi tiết, thay một số đoạn, một số lời thoại hoặc đổi nhân vật để nội dung câu chuyện phù hợp với mục đích giáo viên đề ra, cho hấp dẫn trẻ hơn (chứ không cần phải trung thành với tác phẩm).
- Ngoài việc kể diễn cảm giáo viên kể phải rõ lời.
- Trong khi kể chuyện giáo viên có thể không kể liền một mạch mà có thể dừng lại ở một số đoạn đăït câu hỏi để kích thích tính tò mò của trẻ, giúp trẻ dự đoán những gì sắp xảy ra trong câu chuyện. Ví dụ : Cô đố các con chuyện gì sẽ xảy ra sau đó ?
- Với các câu hỏi sử dụng để đàm thoại với trẻ, giáo viên nên chú trọng đến các câu hỏi kích thích trẻ suy luận để giúp trẻ hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về nội dung câu chuyện.
+ Dạng câu hỏi “Ai nghĩ khác ?” rất cần thiết để khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập, để đưa ra những ý tưởng khác nhau, tránh tình trạng trẻ bắt chước lặp lại máy móc câu trả lời, câu nói của bạn.
+ Giáo viên nên chú ý động viên kiên trì lắng nghe những trẻ đứng xa cô (thường là những trẻ nhút nhát) trả lời câu hỏi của cô hay nói những lời thoại của các nhân vật để giúp các trẻ này tự tin và có cơ hội được phát triển về ngôn ngữ.
+ Chú ý tập cho trẻ thói quen : sau khi nghe câu hỏi của cô phải suy nghĩ rồi mới trả lời, không tranh nhau nói, không hấp tấp trả lời. Giáo viên nên khuyến khích, khen thưởng những trẻ nói mạch lạc.
+ Trẻ thường có thói quen kéo dài giọng khi trả lời câu hỏi hoặc nói lời thoại, giáo viên cần chú ý hiện tượng này để rèn cho trẻ nói bình thường.
Ngoài những câu hỏi đã dự kiến sẵn trong giáo án. Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi dựa trên câu trả lời của trẻ để giúp trẻ hiểu sâu hơn nội dung câu chuyện, giúp trẻ phát triển tư duy tích cực.
- Tăng cường việc chia trẻ ra nhiều nhóm để hoạt động. Để giúp trẻ hoạt động nhóm tốt giáo viên nên đến các nhóm hướng dẫn trẻ các kỹ năng hoạt động theo nhóm : không tranh dành, biết chờ đợi đến lượt, giúp đỡ nhau, phân công đồng đều, lắng nghe bạn nói, hợp tác, …
- Chú ý dạy trẻ tìm các chữ cái ở trong câu, trong từ, không dạy trẻ nhận biết từng chữ cái đơn lẻ.
- Sử dụng đồng dao, ca dao để tập cho trẻ phát âm. Không dạy trẻ đánh vần, không phân tích âm mà dạy trẻ đọc trơn theo cách bắt chước.
Sở GD&ĐT TPHCM.