Tài liệu bồi dưỡng
   Quy trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
 

QUY TRÌNH CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI
 MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

( TS. HOÀNG THỊ OANH –ThS . NGUYỄN THỊ XUÂN -TRƯỜNG CĐSPMGTW1)

Quy trình này gồm có 3 bước chính .Tuy nhiên việc vận dụng quy trình này thực tế cần linh hoạt, dựa trên các yếu tố sau:
- Nội dung hình thức cần tích luỹ
- Hứng thú khả năng của trẻ
- Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường lớp

Bước 1: Gây hứng thú , kích thích sự quan tâm, chú ý và tích luỹ kiến thức cho trẻ.
- Các hình thức tổ chức: Dạo chơi, tham quan, sinh hoạt hằng ngày, tổ chức hoạt động ở các góc, tiết học.
- Các phương pháp chính : Quan sát, đàm thoại, trò chuyện, đọc truyện, thơ, kể chuyện , thí nghiệm, xem tranh ảnh, mô hình, băng hình.
- Thời gian thực hiện : Tuỳ theo nội dung , khả năng của trẻ điều kiên cụ thể, mỗi nội dung có thể thực hiện trong 2-3 ngày hoặc 1 tuần…
- Quá trình thực hiện:

1. Dạo chơi:

Với các nội dung về: Động vật, thực vật, phương tiện giao thông, thiên nhiên vô sinh, hiện tượng thiên nhiên hay 1 số hoạt động của con người ( Lao động của người lớn trong trường MN, công việc của công nhân vệ sinh môi trường, của thợ xây, của người bán hàng….) trong các buổi dạo chơi, cô giáo giúp trẻ quan sát và đàm thoại nhằm khơi gợi hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, đồng thời cung cấp kiến thức cho trẻ về đối tượng .Tuỳ theo khả năng của trẻ ở từng độ tuổi mà giáo viên có những yêu cầu khác nhau:

+ Mẫu giáo bé: Cho trẻ biết tên gọi , những đặc biểu tiêu biểu của các đối tượng, hướng trẻ phát hiện ra những cái mới lạ , hấp dẫn khi quan sát.
+ Mẫu giáo nhỡ: Giáo viên cần hướng trẻ tìm tòi, phát hiện những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, con người và gợi cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện những đặc điểm giống nhau và khác nhau, đồng thời liên hệ với những đối tượng mà trẻ đã biết trước đó.
+ Mẫu giáo lớn: cần cho trẻ phát hiện thấy sự đa dạng, phong phú và các mối liên hệ , tác động qua lại ,ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng trong môi trường. Khi cho trẻ quan sát giáo viên cần lưu ý liên hệ với những kiến thức kinh nghiệm đã có của trẻ, khơi gợi ở trẻ những tình cảm tích cực, thái độ đúng đắn với môi trường.

Với hình thức dạo chơi, ngoài việc cho trẻ quan sát cô giáo còn có thể sử dụng phương pháp thí nghiệm. Ví dụ như tổ chức các thí nghiệm : cây cần nước, hạt nảy mầm, các con vật ăn gìa, nước bốc hơi, vật nổi- vật chìm…

2. Sinh hoạt hằng ngày:

Trong hoạt động giáo dục, giáo viên tích cực trò chuyện , thảo luận trao đổi kết hợp xem tranh ảnh, băng hình với từng trẻ, nhóm trẻ , cả lớp hoặc để trẻ tự trò chuyện với nhau. Trong vệ sinh chăm sóc giáo viên có thể đọc thơ, truyện  để thu hút trẻ  vào công việc như chuẩn bị bàn ăn , ngủ , dọn dẹp,….

Giáo viên cần kết hợpvới gia đình bằng nhiều hình thức: Thông báo, trao đổi trực tiếp, cuộc họp…để yêu cầu gia đình trẻ phối hợp thực hiện như: Cùng trẻ tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh, truyện,, đọc thơ-truyện cho trẻ , hoặc có thể xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ.

3. Tham quan:

Với các nội dung về xã hội như hoạt động, lao động của con người, các công trình công cộng hay về thế giới động vật, thực vật , giáo viên có thể tổ chức đi tham quan. Hình thức thăm quan thường được tổ chức cho trẻ mẫu giáo nhỏ và đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ mẫu giáo lớn .Tuỳ điều kiện cụ thể của từng trường và mục đích tích luỹ kiến thức về các đối tượng khác nhau, giáo viên có thể cho trẻ tham quan ở gần hay xa trường  mầm non trong khoảng thời gian thích hợp.

Trong khi thăm quan giáo viên có thể tổ chức đàm thoại , thảo luận , trò chuyện về nội dung của buổi tham quan hoặc sau đó một , hai ngày.

4. Tổ chức hoạt động ở các góc:

Giáo viên cần tổ chức tốt môi trường sinh hoạt cho trẻ trong các góc theo những nội dung cần được tích luỹ như:
+ Cung cấp những điều kiện vật chất cho các hoạt động
+ Trang trí các mảng tường , các góc theo nội dung giáo dục

Hướng trẻ tự tìm tòi , khám phá trao đổi, chia sẻ và tích cực hoạt động trên cơ sở hứng thú và khả năng của trẻ ở tất cả các góc.

Trong thời gian trẻ chơi ở các góc, giáo viên có thể lên kế hoạch làm việc với 1 số cá nhân trẻ: Cùng xem tranh ảnh, cùng đọc truyện , đọc thơ, cùng trao đổi , trò chuyện nhằm cung cấp, tích luỹ kiến thức, cho trẻ .Những trẻ nhút nhát, khó khăn trong việc hoà nhập vào tập thể, thường có sự giúp đỡ của giáo viên.

Bước 2: Hình thành khái niệm sơ đẳng củng cố hệ thống hoá và mở rộng hiểu biết cho trẻ

• Hình thức tổ chức:
Hoạt động có chủ đích

Đây là hình thức chủ đạo để củng cố, hệ thống hoá , khái quát hoá, mở rộng kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho trẻ.

Ngoài các yêu cầu đối với tiết học làm quen với Môi trường Xã Hội như trước đây thì hoạt động có chủ đích theo hướng đổi mới còn có 1 yêu cầu sau :
- Giáo viên phải tổ chức các hoạt động phong phú để trẻ tích cừc tham gia : Hoạt động với vật thật, tranh ảnh, mô hình, thảo luận , so sánh, phâm nhóm, trải nghiệm giải quyết vấn đề…
- Việc củng cố mở rộng kiến thức cho trẻ phải đi đôi với việc rèn luyện kỹ năng: Kỹ năng hoạt động trí tuệ ( so sánh, phán đoán, giải quyết vấn đề…) Kỹ năng xã hội ( giao tiếp, hợp tác, thoả thuận trong nhóm bạn bè…)
- Tổ chức hoạt động tập thể kết hợp linh hoạt với hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân .
- Trong quá trình tổ chức học có chủ đích giáo viên có thể tích hợp 1 số nội dung phù hợp. Ví dụ: Tiết học về động vật ,thực vật thì có thể tích hợp kiến thức đơn giản về toán , âm nhạc, tạo hình…

• Các loại hoạt động học có chủ đích
1. Hoạt động học nhằm củng cố , mở rộng, hệ thống hoá kiến thức
- Mục đích yêu cầu của loai hoạt động học này là củng cố ,làm sâu sắc, chính xác và mở rộng , hệ thốg hoá kiến thức về các đối tượng  mà trẻ đã được làm quen ở bước 1. Đồng thời phát triển và rèn luyện kỹ năng cho trẻ , trong đó kỹ năng nhận xét ,so sánh là kỹ năng chủ yếu.

- Hoạt động học này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị các đồ dùng trực quan như vật thật ( nếu đối tượng củng cố trên tiết học là đồ vật, thực vật và những con vật gần gũi), tranh ảnh , mô hình,( nếu đối tượng củng cố là động vật, nghề nghiệp, phương tiện giao thông…). Ngoài ra giáo viên cũng cần phải chuẩn bị các bộ đồ chơi như lô tô, ghép hình , nối hình, các bài hát ,bài thơ, câu đố…( Phương pháp cơ bản trong hoạt động học)

+ Kể tên và xem tranh ảnh, mô hình, vật thật kết hợp với thảo luận, nhận xét đặc điểm của 1 số đồ dùng nhằm mở rộng hiểu biết về các đối tượng khác trong tự nhiên và xã hội
+ So sánh 2 đối tượng để tìm ra những điểm khác nhau và giống nhau của chúng.
+ Các hoạt động củng cố : Có thể chọn các hoạt động phù hợp với nội dung tiết học : Trò chơi học tập( lô tô, cái gì biến mất, cái túi kỳ la, tìm nhà…) Hát múa, đọc thơ, kể chuyện, giải câu đố, vẽ ,nặn, xé dán.

3 độ tuổi mẫu giáo bé, nhỡ, lớn như sau:

* Mẫu giáo bé: Do ở độ tuổi này vốn từ ,vốn kiến thức của trẻ còn chưa phong phú vì vậy chỉ nên làm quen với các đối tượng gần gũi như rau , hoa, quả, đồ dùng, động vật nuôi, phương tiện giao thông đường bộ …
- Mỗi tiết học chỉ nên củng cố , làm sâu sắc kiến thức về 1 số đối tượng cụ thể và mở rộng hiểu biết về 1 vài đối tượng khác. Ví dụ: Bài “ một sốloại rau” , giáo viên giúp trẻ nhận xét đặc điểm của rau bắp cải , su hào , cà chua, và biết tên của 1 số loại rau khác như :cà rốt, rau củ , su hào, khoai tây.

Tuỳ khả năng của trẻ mà giáo viên có thể cho trẻ phân biệt hoặc so sánh 1 vài đặc điểm đặc trưng của các đối tượng giáo viên cần sử dụng vật thật, tranh ảnh hoặc mô hình và đưa ra các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu cho trẻ, ngoài ra cô có thể tổ chức tiết học dưới dạng hoạt động tập thể và nhóm. Cần chọn các hoạt động để giải quyết các mục đích yêu cầu 1 cách tối ưu và đảm bảo về mặt thời gian không quá 25 phút

* Mẫu giáo nhỡ: Vốn kiến thức , kinh nghiệm và vốn từ của trẻ đã phong phú hơn. Vì vậy ,giáo viên có thể mở rộng phạm vi các nội dung kiến thức cho trẻ.Ngoài các nội dung về động vật, thực vật, đồ vật có thể mở rộng thêm kiến thức về nghề nghiệp của cha mẹ , phương tiện giao thông đường thuỷ,đường hàng không…

- Khối lượng kiến thức cần củng cố trên tiết học cần phải nhiều hơn so với mẫu giáo bé .Trẻ cần phải biết so sánh những đặc điểm khác và giống nhau của 1 đến 2 cặp đối tượng , ở lứa tuổi này vẫn phải sử dụng các đồ dung trực quan để giúp trẻ dễ dàng nhận xét đặc điểm đặc trưng của các đối tượng nhưng câu hỏi có thể khái quát hơn .Trẻ mẫu giáo nhỡ có thể tổ chức hoạt động tập thể kết hợp với hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân .Thời gian tiến hành một giờ hoạt động chung không nên quá 30 phút.

* Mẫu giáo lớn : Trẻ tích luỹ được vốn kiến thức rất phong phú , kỹ năng nhận xét , so sánh cũng đã phát triển hơn so với mẫu giáo nhỡ. Do vậy , có thể củng cố , hệ thống hoá kiến thức về tất cả cá nội dung trong tự nhiên và xã hội mà trẻ đã tích luỹ được ở 2 lứa tuổi trước và ở bước 1 của quy trình. Số lượng đối tượng cho trẻ nhân xét và so sánh có thể nhiều hơn so với 2 lứa tuổi trước. Giáo viên có thể cho trẻ tự nhận các đối tượng gần gũi và quen thuộc mà không cần sử dụng đồ dùng trực quan . Câu hỏi của giáo viên cần mang tính khái quát cao hơn. Trẻ không chỉ nhận xét ,trả lời câu hỏi của cô mà còn tự đựat câu hỏi cho bạn bè, đưa ra những thắc mắc của mình. Giáo viên giúo trẻ chỉ ra những mối quan hệ , liên hệ của các sự vật , hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội. Hoạt động nhóm và hoạt động chủ yếu của lứa tuổi này . Thời gian cho 1 giờ hoạt động chung làm quen với MTXQ ở mẫu giáo lớn không nên quá 35 phút.

2. Hoạt động hình thành khái niệm sơ đẳng và phân nhóm đối tượng
Loại tiết học này được tiến hành chủ yếu ở mẫu giáo lớn . Quá trình làm quen với MTXQ ở các lứa tuổi trước, trẻ mẫu giáo lớn đã tích luỹ được nhiều hiểu biết , đã có biểu tượng cụ thể về các sự vật , hiện tượng xung quanh. Điều đó cho phép chúng ta hình thành những biểu hiện khái quát về các sự vật hiện tượng  của tự nhiên  và xã hội. Ví dụ: Động vật nuôi, phương tiện giao thông , đồ dùng gia đình, sản phẩm lao động của nghề nghiệp…

Mục đích yêu cầu của hoạt động này là chỉ ra đặc điểm , đặc trưng chung của 1 nhóm đối tượng. Trên cơ sở đó , hình thành khái niệm sơ đẳng ( biểu tượng khái quát) Trong hoạt động học này , kỹ năng so sánh và phân nhóm đối tượng là kỹ năng chủ yếu cần phát triển . Để tiến hành loại hoạt động này , giáo viên cần thiết phải chuẩn bị và sử dụng các đồ dùng trực quan như các bộ tranh ảnh , mô hình lớn, nhỏ, vật thật, lôtô, các bài tập nối hình…

Phương pháp cơ bản hoạt động là xem tranh ảnh, mô hình, vật thật, và đàm thoại. Một số hoạt động chính có thể tiến hành:
- Xem tranh ảnh hoặc mô hình , vật thật về 2-4 nhóm đối tượng kết hợp với thảo luận, nhận xét đặc điểm chung của từng nhóm .
- So sánh các nhóm đối tượng với nhau, đưa ra khái niệm sơ đẳng.
- Kể tên 1 số nhóm đối tượng khác nhằm mở rộng hiểu biết
- Hoạt động củng cố:
+ Trò chơi phân nhóm: Lô tô. nối hình , tìm nhà…
+ Hát múa, giải câu đố, đọc thơ..
+ Vẽ nặn , xé dán( theo các nhóm đối tượng)

Việc học có thể tổ chức dưới dạng hoạt động theo nhóm và hoạt động cá nhân, trong đó hoạt động nhóm và cá nhân cần được chú trọng nhiều hơn . Giáo viên có thể là người là trọng tài , vừa điều khiển hoạt động của các nhóm vừa phân tích kết quả đúng sai của các nhóm trẻ. Câu hỏi có thể do giáo viên đưa ra hoặc cô gợi ý để trẻ tự đưa ra câu hỏi. Câu hỏi cần mang tính khái quát cao. Các biện pháp, thủ thuật giáo viên sử dụng cần phải đảm bảo phát triển trí tuệ cho trẻ 1 cách mạnh mẽ, kỹ năng so sánh, phân nhóm, đưa ra kết luận nhận định , phát triển ngôn ngữ và tư duy logic - nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào học ở trường phổ thông.

Bước 3: Củng cố , bổ sung và phát triển tri thức
Trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng đã được hình thành ở bước 1, bước 2, bước 3 của quy trình có mục đích chính là củng cố cho trẻ những kiến thức và kỹ năng đó, đồng thời tiếp tục bổ sung và phát triển tri thức cho trẻ.

• Các hình thức tổ chức:
1. Hoạt động góc:
Trong thời gian hoạt động góc giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực ở các góc như : góc thiên nhiên, góc trò chơi xây dựng và trò chơi đóng vai theo chủ đề, góc truyện tranh, góc tạo hình…

Ví dụ : Sau khi đã quen với động vật nuôi ở bước 1 và bước 2 đến bước 3, cô cho trẻ chơi trò chơi: xây dựng trang trai chăn nuôi, nấu ăn chế biến thịt , sữa , trúng, chăm sóc các con vật ở góc thiên nhiên (nếu có), xem tranh, truyện tranh về các con vật nuôi, vẽ nặn , xé dán các con vật…
Các hoạt động này giúp trẻ củng cố kiến thức và rèn luyện một số kỹ năng.

2. Sinh hoạt hằng ngày:
Trong sinh hoạt hàng ngày giáo viên có thể tổ chức các hoạt động như ở bước 1nhưng mục đích của những hoạt động này phải mang tính chất khác.

+ Trò chuyện : Cô trò chuyện với trẻ , đặc biệt chú ý tới những trẻ yếu kém, nhằm bổ sung kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ khá giỏi. Tạo tình huống để các nhóm trẻ trò chuyện với nhau về những nội dung đã được làm quen nhằm củng cố, mở rộng kiến thức.

+ Xem tranh ảnh, mô hình, băng hình: Tạo điều kiện cho các nhóm và cá nhân trẻ xem tranh , ảnh , mô hình. Khi trẻ xem, cô giao 1 nhiệm vụ nào đó nhằm vận dụngnhững kiến thức đã có để giải quyêt. Ví dụ: xem tranh xong các con xếp riêng những con vật đẻ trứng vào 1 hộp, những con vật đẻ con vào hộp khác. Xem băng hình, cô để tự xem , sau đó thảo luận, đưa ra ý kiến nhận xét, về nội dung đã được xem.

+ Kể chuyện , đọc thơ múa hát: Cô khuyến khích để trẻ nhớ và kể lại những câu chuyện, đọc các bại thơ, hát về các đối tượng đã được làm quen ở bước 1 và bước 2, . Đối với Mẫu giáo lớn, có thể tổ chức cho trẻ thi tìm bài hát, bài thơ, câu đố hoặc tự sáng tác chuyện thơ, câu đố, bài hát.

+ Trò chơi học tập : Cho trẻ vận dụng kiến thức để chơi các trò chơi học tập hoặc giải các bài tập  đơn giản. Có thể tổ chức chơi theo nhóm hoặc cá nhân. Các trò chơi học tập

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Công tác giáo dục an toàn giao thông trong giáo dục mầm non (16/2)
 Giáo dục hòa nhập là gì ? (16/2)
 Hướng dẫn điều khiển hành vi của trẻ. (9/2)
 Những lưu ý trong "Hoạt động khám phá - thử nghiệm" của trẻ Mầm non (6/2)
 Một số vấn đề giáo viên cần lưu ý khi tổ chức hoạt động LQVH - CV cho trẻ mẫu giáo. (6/2)
 Giáo án: Chuyên đề Hoạt động Lễ Hội ( Phòng mầm non-Sở GD&ĐT TPHCM ) (25/1)
 Giáo dục song ngữ trong ngành học mầm non ở vùng dân tộc (4/1)
 GDMN thực hiện luật giáo dục sửa đổi và nghị quyết 05/2005/NQ-CP (4/1)
 Giáo án tham khảo: Hội nghị chuyên đề Làm quen văn học và chữ viết tại TPHCM ( Vụ GDMN tháng 11-2005) (6/12)
 Giáo án tham khảo: Chuyên đề Hoạt động khám phá thử nghiệm ( Phòng mầm non-Sở GD&ĐT TPHCM ) (6/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i