Hiệu ứng Mozart không thể kéo dài sự cải thiện trong chỉ số thông minh?
Mọi người đều đã từng nghe về Hiệu ứng Mozart - một giả thuyết cho rằng bạn có thể tăng trí thông minh bằng cách nghe nhạc giao hưởng - đặc biệt nhạc Mozart.
Các nghiên cứu khoa học đã khám phá ra: ở một số người, có sự cải thiện ngắn về năng lực tầm nhìn không gian ngay lập tức sau khi nghe một bản xô nát Mozart (Rauscher - 1003; Hetland 2000).
Tuy nhiên, tuyên bố của nhiều kết quả nghiên cứu đưa ra lại đầy mâu thuẫn, một số nghiên cứu thông báo rằng họ không đạt được kết quả đó.
Hơn nữa, cũng không có những bằng chứng thực sự rõ ràng về việc âm nhạc có giúp tăng cường trí thông minh tạm thời hay không.
Dường như một điều chắc chắn: con người cải thiện năng lực hành động của mình khi làm việc trong môi trường âm nhạc. Việc nghe nhạc có tác dụng nâng cao tâm trạng của họ và làm họ cảm thấy lanh lợi hơn (Schellenberg 2005)
Điều quan trọng nhất cần lưu tâm: Các ảnh hưởng của âm nhạc không xuất hiện và kéo dài hơn 10-15 phút.
Vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả trí thông minh cho con mình, Hiệu ứng Mozart là một điều không hoàn toàn chắc chắn.
Âm nhạc có thể giúp con người thấy tỉnh táo lanh lợi trong việc tập trung vào các nhiệm vụ liên quan tới không gian. Bằng chứng là khi trẻ nghe nhạc trong giờ học vẽ, các tác phẩm của trẻ sinh động, hấp dẫn, mang tính sáng tạo và nghệ thuật cao hơn hẳn.
Nhưng âm nhạc là âm nhạc. Hãy nghe các bản nhạc với mục đích chính là thưởng thức âm nhạc; đừng quá kỳ vọng vào một giải pháp toàn năng.
Âm nhạc có tác động tới cấu tạo não bộ?
Hình ảnh kỹ thuật quét về não bộ cho phép các nhà thần kinh học kiểm tra giả thuyết về sự liên kết giữa âm nhạc và trí thông minh. Và một số kết quả khá rõ ràng: Những người làm việc liên quan tới âm nhạc hay học tập-rèn luyện âm nhạc, có một phần trên não bộ khác với những người khác.
Ví dụ, nếu bạn kiểm tra bộ não của một người chơi bàn phím, bạn sẽ thấy vùng não điều khiển chuyển động của các ngón tay mở rộng hơn so với người bình thường (Pascual - Leone 2001)
Ngoài ra, những hình ảnh quét về não trẻ 9-11 tuổi tiết lộ rằng: những đứa trẻ chơi nhạc cụ đều có lượng chất xám lớn hơn đáng kể trên phần vỏ não có chức năng cảm nhận, vận động, và thùy chẩm (Schlau 2005)
Thực tế, những người chơi nhạc có một số vùng não bộ với số lượng chất xám nhiều hơn một số vùng khác (Schaug 2005), và tác động của âm nhạc dường như giúp cảm xúc và cường độ tập dượt tăng.
Một cuộc khảo sát nhằm so sánh giữa một bên là các người chơi bàn phím chuyên nghiệp, một bên không chuyên. Mặc dù cả 2 nhóm đều có tham gia luyện tập âm nhạc, nhóm chuyên nghiệp luyện tập với thời lượng gấp hơn 2 lần. Kết quả: Nhóm chuyên nghiệp có não bộ một số vùng số lượng chất xám nhiều hơn. (Gaser và Schlaug 2003)
Không đơn giản, trong nhiều trường hợp của di truyền phát sinh, tức: những người nhiều chất xám hơn có thể đều trở thành nhạc công.
Một cuộc nghiên cứu với đối tượng không phải người chơi nhạc đưa ra yêu cầu luyện tập các bài về ngón trên piano 2 giờ một ngày. Sau 5 ngày, các hình ảnh quét não cho thấy vùng não liên đới điều khiển chuyển động tay đã mở rộng và trở nên tích cực hơn. (Pascual - Leone 2001)
Như vậy, có rất nhiều bằng chứng về sự phát triển của não bộ đã có phản ứng trong quá trình luyện tập âm nhạc. Có phải sự khác nhau này cho thấy bản chất âm nhạc tác động tới trí thông minh?
Có thể đúng thế. Trong cuộc nghiên cứu trên đối tượng trẻ em 9-11 tuổi, các em có luyện tập âm nhạc làm một số bài kiểm tra cùng với các em không có năng khiếu, kiến thức âm nhạc. Các em này đạt được kết quả cao hơn hẳn trong các bài thuộc phần từ vựng, nhịp điệu, cũng như có sự định hướng không gian tốt. (Schlaug 2005)
Những cuộc nghiên cứu khác cũng thống kê phát hiện một số những chú ý quan trọng sự khác biệt trong kết quả bài kiểm tra giữa người học nhạc và không học nhạc.
Những trẻ em học nhạc thực hiện tốt hơn trên các nhiệm vụ nhận thức.
Những người với sự đào tạo âm nhạc thường làm tốt hơn những người ngang hàng không thích âm nhạc về những bài kiểm tra thuộc nhận thức. (Schellenberg năm 2006)
Chẳng hạn, một cuộc nghiên cứu với trẻ 4-6 phát hiện rằng: trẻ em được đào tạo với âm nhạc làm tốt hơn trong cùng một bài kiểm tra liên quan sử dụng ghí nhớ. (Fujioka 2006)
Những nghiên cứu khác được (được xem xét lại bởi Schellenberg 2006) cho thấy rằng: Trẻ em có học nhạc thực hiện tốt hơn đáng kể trên những bài kiểm tra về:
• Kỹ năng không gian - thời gian
• Khả năng toán
• Kỹ năng đọc
• Từ vựng
• Ghi nhớ lời nói.
Và điều này cho thấy những người được đào tạo dạy dỗ bằng âm nhạc thể hiện khả năng vượt trội trong các bài trắc nghiệm về trí thông minh.
Schellenberg (2006) phát hiện ra rằng trẻ luyện các bài âm nhạc có chỉ số IQ cao hơn một chút. Các ảnh hưởng được tổng hợp trên một số khả năng trí tuệ khác nhau (vd: ngôn từ, toán học, định hướng không gian-thời gian). Các bài học âm nhạc đã được kết hợp, liên kết với khả năng - phẩm chất trí tuệ hay thay đổi, chẳng hạn như:
• Trí nhớ làm việc.
• Tổ chức giác quan.
• Tốc độ xử lí.
Họ cũng liên kết với sự tăng khả năng hiểu lời nói - các mức độ cao hơn khi học lên trung học phổ thông.
Những sự khác biệt này vẫn tương đối đáng kể sau khi kiểm tra theo độ tuổi, theo sự hoạt động âm nhạc (luyện tập - không luyện tập), theo thu nhập gia đình, và cách giáo dục của cha mẹ.
Tại sao những bài học âm nhạc sẽ giúp tăng cường trí thông minh?
Như những lưu ý của Schellenberg (2005) và những cuộc nghiên cứu khác (Shlaug 2005), một số lượng lớn những giả thuyết có thể giải thích. Ví dụ: Những bài học âm nhạc có thể tăng trí thông minh bởi vì chúng luyện cho trẻ:
• Sự tập trung chú ý trong một khoảng thời gian dài
• Giải mã một hệ thống các ký hiệu biểu tượng tương đối phức tạp (ký âm nhạc)
• Nhận ra những mẫu hình âm thanh theo thời gian
• Học về các nguyên tắc, quy luật âm nhạc
• Khả năng ghi nhớ những đoạn nhạc dài.
• Hiểu tỷ lệ số và những cách chia phần (vd: nốt nhạc ¼ = ½ của nốt nhạc đơn)
• Ứng biến theo một quy tắc âm nhạc đã học
Tất cả những lời giải thích này có điểm chung: khẳng định các bài tập âm nhạc có thể tạo nên chỉ số thông minh cao hơn.
Nhưng đó cũng chỉ là một hướng tìm hiểu theo cách: Âm nhạc tạo ra ảnh hưởng, nhưng không là nguyên nhân dẫn đến tăng trí thông minh.
Có sự liên kết di truyền?
Có thể bố mẹ với trí thông minh cao dường như con họ sẽ có nhiều khả năng hơn trong các bài tập âm nhạc. Hoặc có thể những đứa trẻ với chỉ số thông minh cao dường như có thể gắn bó và yêu thích các bài tập âm nhạc, vì chúng thấy âm nhạc rất đáng giá, tuyệt vời (Schellenberg 2006).
Cách tốt nhất để phủ nhận những lời giải thích về sự kế thừa di truyền trong âm nhạc là sử dụng những cuộc kiểm tra ngẫu nhiên với trẻ em không có sự đào tạo - luyện âm nhạc từ trước. Một số cuộc nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận này. Kết quả đang gây kích thích trí tò mò với những người quan tâm.
Các bằng chứng cho thấy sự luyện tập âm nhạc là nguyên nhân - không những chỉ đơn thuần ảnh hưởng - mà còn làm tăng cao trí tuệ:
Một nghiên cứu ngẫu nhiên trên trẻ 4 tuổi: Trong 6-8 tháng liên tiếp luyện tập âm nhạc dưới sự kiểm soát, hướng dẫn, kiểm tra của người lớn. Các trẻ em này nhận được sự hướng dẫn luyện tập âm nhạc tốt hơn, do vậy làm các bài về kỹ năng không gian kết quả cao hơn. (Rauscher et al 1997). Kết quả này đã được một cuộc thực nghiệm khác khẳng định (Rauscher 2002).
Một nghiên cứu thực nghiệm ngẫu nhiên khác trên trẻ 6 tuổi: trẻ nhận một trong 4 kiểu đào tạo-luyện tập âm nhạc trong suốt một năm học:
• Các bài học luyện bàn phím đàn
• Những bài luyện giọng
• Những bài tập kịch
• Không bài tập (không thử nghiệm)
Vào cuối năm học, hầu hết những người đã tham gia nhận thử nghiệm đều thể hiện sự cải thiện chỉ số IQ. Tuy nhiên, trẻ em nhận những bài học âm nhạc có sự cải thiện đáng kể hơn so với những nhóm trẻ em khác (Schellenberg 2004)
Các kết quả này minh chứng cho giả thuyết: Việc luyện tập âm nhạc có khả năng là nguyên nhân gây ra sự cải thiện chỉ số IQ
Nhưng, theo nhà nghiên cứu E. Glenn Schellenberg, chúng ta không biết sự tác động sẽ kéo dài trong bao lâu. Và ít nhất một cuộc nghiên cứu về rèn luyện âm nhạc đã thất bại trong sự tìm kiếm mối liên hệ giữa âm nhạc và trí tuệ (Costa-Giomi 1999; Schellenberg 2006). Schellenberg đã đề cập tới một vấn đề: nhiều người đã bỏ dở giữa chừng trước khi cuộc nghiên cứu hoàn tất.
Vì vậy, cần nhiều cuộc nghiên cứu theo chiều sâu hơn nữa.
Một cuộc nghiên cứu tương tự cũng đang được thực hiện bởi Gottfried Schlaug và các đồng nghiệp của ông tại Phòng thí nghiệm âm nhạc và Khả năng thần kinh tưởng tượng tại trung tâm y tế Deaconess Israel Beth và khoa Y Havard: theo dõi những tác động của các bài âm nhạc - đặc biệt là những bài học piano và violin - lên sự phát triển não bộ và nhận thức.
50 trẻ em, tuổi từ 5-7, bắt đầu tham gia chương trình nghiên cứu mà không có sự đào tạo âm nhạc trước đó. Trước khi bắt đầu các bài học âm nhạc, những đứa trẻ này được quét não và làm một số bài kiểm tra nhận thức để thiết lập cơ sở nền tảng xuất phát. Những nhà nghiên cứu cũng tiến hành tách nhóm theo độ tuổi, tình trạng kinh tế xã hội và chỉ số thông minh lời nói của trẻ.
Sau một năm nghiên cứu, các trẻ em được nhận đào tạo âm nhạc thể hiện rõ ràng sự cải thiện tuyệt vời trong các kỹ năng vận động và phân biệt thính giác. Mặc dù không có sự khác biệt quan trọng theo thống kê giữa các nhóm, các trẻ em học về âm nhạc cũng thể hiện xu hướng:
• Tăng số lượng chất xám trên vỏ não bộ.
• Tăng kết quả bài kiểm tra ngôn ngữ nói, khả năng không gian-thời gian và toán
Kết luận:
Không ai bác bỏ quan điểm rằng gen góp phần quyết định khả năng âm nhạc và trí thông minh. Nhưng những nhà nghiên cứu nghi ngờ mạnh mẽ rằng sự luyện tập - đào tạo âm nhạc có thể là nguyên nhân của một số tác động ảnh hưởng tới chỉ số IQ cho trẻ. Hy vọng rằng, tương lai gần, sẽ có nhiều hơn các bằng chứng chứng minh rõ ràng quan điểm này.
Dù sao, các nhà khoa học và các nhà tâm lý - giáo dục vẫn khuyên các bậc phụ huynh hãy định hướng và tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc - thưởng thức âm nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Chúng ta cũng không nên xem nhẹ tầm quan trọng của kết quả thành tựu nghiên cứu khoa học ban đầu về mối liên hệ giữa âm nhạc với sự thông minh của con người.
Và bên cạnh đó, chúng ta không nên bỏ qua một điều hiển nhiên: Những bài học âm nhạc về bản chất là đáng giá để trẻ được học. Khi trẻ học chơi một nhạc cụ âm nhạc, chúng sẽ hình thành nền tảng cơ bản cho sự đánh giá, thưởng thức âm nhạc - hình thành thị hiếu âm nhạc trong cuộc sống sau này.
Source: http://www.parentingscience.com/
Ngọc Mai mamnon.com