Tài liệu bồi dưỡng
   Trò chơi với đất, nước, cát và đất sét.
 

TRÒ CHƠI VỚI ĐẤT, NƯỚC, CÁT VÀ ĐẤT SÉT

Thạc sĩ Lê Thị Liên Hoan
P. Trưởng phòng GDMN - Sở GDĐT
Thành phố Hồ Chí Minh

1. Chơi với đất:
- Chơi với đất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, bạn nên dành riêng 1 góc nhỏ trong vườn cho trẻ tự do chơi nghịch: đào xới, nặn bánh, đắp sông rạch... Như vậy trẻ sẽ không nghịch đất lung tung trong cả khu vườn.
- Dạy trẻ tác dụng của đất là giúp cho cây cối lớn lên và phát triển. Đất hoàn toàn không "xấu" và "bẩn" như nhiều người vẫn nghĩ.

Để giúp trẻ nhận thức được điều này, trong sân trường (nhà) bạn nên trồng cây cối. Dù không có vườn thì bạn vẫn có thể trồng cây trong các chậu kiểng, bồn ...trên cửa sổ, ban công hoặc những nơi thích hợp cho trẻ quan sát và theo dõi sự phát triển của cây.
- Dạy trẻ xới đất, đào lỗ gieo hạt, tưới nước cho đất nhặt lá úa...để cây lớn nhanh.
- Trẻ đặc biệt thích thú với những việc gieo trồng các loại rau và cây ăn trái, vì chúng có thể " thu hoạch" và thưởng thức thành quả lao động của mình.
- Mỗi trẻ nên được khuyến khích trồng ít nhất 1 cây và theo dõi nó lớn lên như thế nào trong suốt cuộc đời mình.

2. Chơi với nước:
- Nước giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và thích thú.
- Chơi với nước là hoạt động thư giản, giải trívì nó không đòi hỏi, bắt buộc hoàn thành nhiệm vụ cụ thể nào.
- Cùng nahu tham dự vào hạot động vui thú như vậy, trẻ có cơ hội học cáh chia sẻ, giúp đở nhau.
- Qua các trò chơi đơn giản với nước như: lọc nước, đong nước qua lại các loại chai đựng có thể tích khác nhau, hút nước qua ống nhựa, vòi, thí nghiệm để tìm ra vật chìm, vật nổi, thảo luận kết quả khám phá...trẻ tìm hiểu những khái niệm đơn giản về toán, khoa học, đồng thời kích thích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
- Chúng ta nên tạo nhiều cơ hội cho trẻ chơi với nước ở nhà cũng như tại trường mầm non.

- Các hoạt động chơi với nước:
+ Trò chơi kết hợp khi trẻ tắm: múc nước dội lên người bằng lon nhựa, bật - tắt vòi sen tưới lên người, tắm cho búp bê, chơi với đồ chơi bằng nhựa xốp...
+ Chơi với chậu nước lớn: cùng những đồ vật trong buồng tắm nhưng to hơn, bình có vòi để rót nước, chai, xoong chảo với kích thước khác nhau, vòi, ống nhựa mềm...
+ Trong bếp: Trẻ cùng bố mẹ rửa ly chén (nhựa).
+ Chơi trong vườn: Tưới cây bằng vòi phun, bình tưới.
+ Chơi thổi bong bóng xà phòng.
+ Kết hợp chơi với đất bùn: Làm bánh, đào đắp sông, kênh rạch, đào lỗ đổ nước làm hồ.
+ Bơi hoặc lội nước.
+ Thả thuyền, đập nước, quạt làm sức đẩy thuyền trôi.

3. Trò chơi với cát:
- Trẻ trải nghiệm cảm giác sảng khoái khi sờ mó, nghịch với cát.
- Trẻ chơi với cát để thư giản.
- Chơi với cát còn giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo vởi vì chúng được thoỉa mái làm theo sáng kiến của riêng mình, thay vì phải bắt chước mẫu của người lớn.
- Ngoìa ra, trong quá trình chơi, trẻ có thể thay đổi, thêm bớt, mở rộng các ý tưởng khi tạo ra 1 công trình nào đó với cát.
- Đào, xới, xúc, ịn. gạt cho bằng, bưng 1 xô cát... là những hạot động giúp trẻ phát triển cơ bắp và sự phối hợp khéo léo, hịp nhàng của cơ thể.
- Khi trẻ làm bánh, khuấy súp, xây lâu đài, đắp hang, đập... bằng cát , là phát triển ở trẻ trí tưởng tượng và hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh.
- Khi trẻ cùng nhau làm một cái gì đó với cát thì chúng thường học cách chia sẻ, hợp tác, thương lượng, kiên trì chờ đến lượt mình... nghĩa là phát triển các năng lực xã hội 1 cách tự nhiên.
- Ngôn ngữ được hình thành cùng với việc trẻ khám phá ra các đặc tính khác nhau khi chơi với cát như: nặng - nhẹ, sâu - nông, đầy - rỗng, mịn - thô ráp, khô - ẩm, ...

- Các trò chơi với cát mà trẻ em yêu thích thường là:
+ Xây hang bằng cách đắp cát lên chân hoặc tay à rút chân hoặc tay ra tạo thành cái hang.
+ Xây lâu đài bằng cách "thả" cát lỏng.
+ Đắp đập, sông ngòi, núi
+ Chơi làm bánh, ịn bánh bằng khuôn.
+ Vẽ trên cát sau khi dùng que gạt để tạo ra 1 mặt phẳng.
+ Chôn và tìm kho báu trên cát.
+ Nhiều trẻ chỉ đơn giản thích đi, chạy nhảy trên cát (cát khô hoặc ướt), nằm lăn ra bãi cát để cảm nhận và thư giãn.

4. Chơi với đất sét:
- Đất sét là vật liệu nhiên dễ nhồi nắn, cho phép trẻ tự chơi thoải mái không cần kiểm soát quá mức từ phía người lớn.
- Không phải lúc nào trẻ cũng có ý định tạo ra 1 sản phẩm nào đó với đất sét. Chỉ nhồi đất, vo đất sét bằng tay thôi cũng đã giúp trẻ cảm thấy sảng khoái và thích thú.
- Những dụng cụ chơi với đất sét như: dao cắt, cây lăn, ... có thể sử dụng, nhưng tốt nhất là cho trẻ dùng tay trực tiếp chơi với đất nặn.
- Những động tác như: nhồi, ấn, kéo, giật,...đất khi chơi giúp trẻ phát triển cơ bắp và sự phối hợp hoạt động cơ thể.
- Khác với vẽ và tô màu, chơi với đất nặn giúp trẻ nhận biết và diễn đạt ý tưởng qua không gian 3 chiều.

5. Vẽ và tô màu bằng ngón tay:
- Vẽ và tô màu trực tiếp bằng tay (khi dùng màu nước) cho trẻ nhiều trải nghiệm bổ ích và lý thú hơn nhiều so với việc dùng cọ.
- Ngoài việc học hỏi, phát triển các năng lực tạohình, vẽ bằng tay còn giúp trẻ giải trí, thư giãn nhiều nhất.
- Đây là một hạot động tạo hình sơ khởi cơ bản trong lịch sử phát triển của loài người.
- Vẽ bằng ngón tay có thể thực hiện trên bàn, trong tập, trên giấy,... và có thể in ra bản khác khi tranh vẽ bằng màu nước chưa khô. Sau khi vẽ các hình như vậy, trẻ có thể thay đổi dáng vẻ của nó bằng cách dùng tay di kéo rộng màu còn ướt ra xung quanh liên tục. Chính bằng cách nay trẻ học hỏi kinh nghiệm về sự biến chuyển của chất lỏng. Vì vậy, không chỉ sản phẩm (bức tranh) trẻ vẽ được cuối cùng là quan trọng, mà toàn bộ quá trình trải nghiệm với hoạt động vẽ này mới có ý nghĩa phát triển nhiều năng lực.
- Vẽ bằng tay là cơ hội giúp trẻ phát triển sự phối hợp khéo léo của các ngón tay (vận động tinh)
- Kỹ thuật vẽ bằng tay rất đơn giản và dễ học.
- Màu nước dùng cho trẻ vẽ bằng tay phải có độ đậm đặc. Để tránh bẩn quần áo trẻ, khi vẽ bằng màu nước nên cho trẻ mặc tạp dề bảo vệ.

* Công thức pha màu nước:
- Cách pha màu nước:
+ Hoà tan ½ tách tinh bột (bột bắp hay bột mì)
+ Thêm vào đó 3 tách nước sôi, khuấy đều.
+ Nấu sôi hổn hợp trên trong 1 phút (Khuấy đều lúc nấu)
+ Đỗ hổn hợp này vào các lọ đựng và cho màu khác nhau vào từng lọ và bảo quản trong tủ lạnh.

- Vẽ bằng tay là cách tốt nhất để dạy trẻ tìm hiểu về màu sắc; trẻ có thể tự khám phá cách thức pha và tạo các màu đa dạng theo ý muốn từ các màu đã có.

- Ngoài màu nước có bán sẵn, có thể tự tạo màu sắc từ các loài thực vật không độc hại cho trẻ vẽ./.

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chuyên đề về xây dựng và tổ chức “ Mái nhà xanh” cho trẻ và phụ huynh (12/6)
 Vài nét về Giáo dục mầm non Nhật Bản (29/4)
 Giáo dục mầm non tại trường mẫu giáo SHIRAUME (29/4)
 Bài 3 - Thực trạng khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi (29/4)
 Bài 2 - Tự lập và Khả năng tự lập của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (29/4)
 Bài 1 - Khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non (27/4)
 Lễ hội Siraume Yochien (15/4)
 Các nguyên tắc trong Giáo dục Mầm non Nhật Bản (15/4)
 Kế hoạch giáo dục của giáo viên Mầm non (7/4)
 Một số quan niệm sai lầm về chương trình giáo dục Mầm non mới (7/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i