Tài liệu bồi dưỡng
   Hiện Tượng Bắt Nạt Ở Trường Mầm Non ( phần 2)
 

Phần 1 - Hiện Tượng Bắt Nạt Ở Trường Mầm Non
Phần 2 - Đâu là những hậu quả của việc bắt nạt nhau ở lứa tuổi mầm non?

• Các triệu chứng căng thẳng thần kinh - trẻ mầm non bị quấy nhiễu bắt nạt bởi bạn bè được cha mẹ và giáo viên quan sát thấy có những hiện tượng căng thẳng thần kinh, lo lắng (ví dụ: đau đầu), lo sọ việc tới lớp và có nhiều dấu hiệu trầm cảm.

• Sợ bị bạn bè từ chối- trong các nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng việc bắt nạt giữa các trẻ mầm non khá giống giữa các trẻ lớn ở trường phổ thông. Nó gây ra vấn đề đáng lo ngại với toàn bộ nhóm trẻ trong lớp cũng như với người lớn (giáo viên và phụ huynh). Trẻ là nạn nhân ít tham gia vào nhóm bạn bè, do vậy nạn nhân thiếu bạn bè để có thể bảo vệ chúng. Trẻ em bị bạn bè từ chối lâu dài sẽ có hậu quả tiêu cực cả về sức khỏe, khả năng điều chỉnh hành vi xã hội, và thậm chí có nguy cơ dẫn đến bị ngược đãi cao. Những minh chứng trên thể hiện: rõ ràng trẻ thiếu bạn, ít được chấp nhận trong nhóm và trẻ đang bị bắt nạt là một hiện tượng nguy hiểm, cần nhận được sự chú ý đặc biệt, sự giúp đỡ từ phía người lớn để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn xấu xa đó.

• Trẻ không thể tự giải quyết - chúng ta thấy rằng nhiều đứa trẻ cảm thấy áp lực vì bị bắt nạt hay chứng kiến hành vi bắt nạt. Nạn nhân không thể tự đưa tình hình đi đến kết thúc, và những kẻ bắt nạt cũng không phải tự ý dừng lại. Trẻ là kẻ bắt nạt lâu dần sẽ thấy ham thích việc làm của mình, chúng sẽ tăng cường, đẩy mạnh các hành vi bắt nạt lên mức độ cao hơn.

Người lớn cần làm theo những hướng dẫn sau:
• Đầu tiên, giáo viên cần nhận ra, phân biệt sự khác nhau giữa bắt nạt và một số hình thức xung đột giữa các cá nhân trẻ. Từ đó, can thiệp sớm nhất có thể.

• Thứ hai, giáo viên cần phải hiểu rằng can thiệp sớm là cần thiết để ngăn chặn hành vi bắt nạt. Thảo luận với cả lớp về các hành vi không thể chấp nhận.

• Có sự nói chuyện và trấn an với trẻ bị bắt nạt để chúng cảm thấy mình được bảo vệ ngay khi bạn thấy dấu hiệu bé bị bắt nạt. Điều này giúp kẻ bắt nạt cũng như những kẻ tòng phạm có một bức tranh rõ ràng về điều gì được cho phép làm và không. Nó cũng góp phần vào tạo ra cảm giác an toàn trong cả lớp, trẻ sẽ nhận biết rằng chúng không còn cảm thấy lúng túng trong những hoàn cảnh hay tình huống dễ bị bạn xấu bắt nạt.

• Bố mẹ cũng nên có kiến thức về vai trò của mình như một nhà giáo dục. Hãy làm gương, truyền đạt quan điểm, thái độ đồng nhất với giáo viên về việc bắt nạt nhau trong lớp (sự đồng nhất giáo dục giữa gia đình và nhà trường).

Một số lưu ý của các chuyên gia giáo dục:
• Việc bắt nạt người khác, nhất là bắt nạt bạn cùng lớp, các bạn yếu hơn và những em nhỏ tuổi hơn mình là điều không công bằng. Người lớn cần nghiêm khắc ngăn chặn hiện tượng này càng sớm càng tốt.

• Có nhận thức và biết phân loại các hành vi giao tiếp xã hội giữa trẻ em: các hình thức bao che và hỗ trợ nhau bắt nạt bạn, đâu là bắt nạt nhau và đâu là xung đột, tranh luận cá nhân...

• Chú ý tới các dấu hiệu và chỉ số có thể nhận thấy, thể hiện khả năng bị bắt nạt, ngược đãi ở trẻ mầm non như: miễn cưỡng phải đi học, lo lắng sợ sệt khi gặp cô - bạn; căng thẳng, buồn bã, ủ dột, một thời gian dài nói ít hoặc không nói, thích chơi một mình...

• Nghe và phán đoán xem ẩn ý trong những câu chuyện của con: Khi đón con về nhà, trẻ thường kể cho cha mẹ những chuyện tưởng như tầm phào, vô vị: "hôm nay ở trường con cãi cọ với ai khiến con buồn, thất vọng"; "bạn A - bạn B chê con". Nhưng các bậc phụ huynh nên lắng nghe và đánh giá tầm quan trọng của câu chuyện. Nó có thể là một trong nhiều rắc rối phức tạp của trẻ, có nguy cơ dẫn tới tình trạng trẻ bị bắt nạt hay bị xa lánh ở lớp...

• Nói với con về "Những điều tốt và những điều xấu" xảy ra khi bé ở trường mầm non

• Giáo dục trẻ về những điều không công bằng (như bắt nạt); và hướng dẫn, cung cấp cho trẻ những hành vi tự vệ, thay thế. Cả phụ huynh và giáo viên nên chú ý tới việc này, kết hợp với nhau để thống nhất nội dung - hình thức - phương pháp giáo dục về hiện tượng bắt nạt.

• Dạy bé nói "Không" với những hành vi bất công, bắt nạt nhau trong lớp: Không bắt nạt ai, không hùa theo bạn bè "hư", bảo vệ và bênh vực bạn...

• Giáo dục trẻ để trẻ cảm thấy mình đủ khả năng thực hiện những điều đúng đắn, những hành vi tốt đẹp.

• Cung cấp cho trẻ - những trẻ yếu thế, đơn độc, hay có dấu hiệu bị bắt nạt - một số tình huống cụ thể và hướng dẫn đối phó với những tình huống bị bắt nạt thế nào.

• Sử dụng các hình thức dạy học và vui chơi nhằm tăng cường sự tham gia tích hợp của cả lớp: có tinh thần làm việc cũng như học tập nhóm, đoàn kết và tương trợ nhau.

• Khuyến khích và cảnh báo trẻ không được tham gia vào việc bắt nạt. Bé cũng nên được dạy để biết cách:
- Yêu cầu chấm dứt sự bắt nạt mình và bắt nạt bạn.
- Thông báo với giáo viên, phụ huynh để có sự giúp đỡ.

• Đóng kịch: Diễn các vở kịch có tình huống liên quan bắt nạt nhau, hãy cho trẻ vào vai các nạn nhân (đặc biệt trẻ bạn biết đang bị bắt nạt). Việc làm này giúp trẻ được trải nghiệm thực sự phải làm thế nào khi rơi vào tình huống bị bạn bè bắt nạt.

Ngọc Mai mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc cho trẻ bậc học mầm non ở các vùng ngoại thành, nông thôn (13/7)
 Hiện Tượng Bắt Nạt Ở Trường Mầm Non ( phần 1) (10/7)
 Trò chơi với đất, nước, cát và đất sét. (12/6)
 Chuyên đề về xây dựng và tổ chức “ Mái nhà xanh” cho trẻ và phụ huynh (12/6)
 Vài nét về Giáo dục mầm non Nhật Bản (29/4)
 Giáo dục mầm non tại trường mẫu giáo SHIRAUME (29/4)
 Bài 3 - Thực trạng khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi (29/4)
 Bài 2 - Tự lập và Khả năng tự lập của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (29/4)
 Bài 1 - Khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non (27/4)
 Lễ hội Siraume Yochien (15/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i