Giáo dục mầm non
   Giáo viên mầm non hợp đồng : Chật vật theo nghề
 

So với các bậc học khác, giáo viên mầm non dù đã được vào biên chế cũng không thể sống được với nghề, với những giáo viên hợp đồng còn chật vật hơn vì hưởng mức lương quá thấp so với công sức bỏ ra để được theo nghề.

Trong thành phố, giáo viên hợp đồng bỏ nghề
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện cả nước có 159.134 giáo viên nhà trẻ và mầm non, trong đó giáo viên trong biên chế chỉ chiếm 42%, còn lại 58% giáo viên mầm non ngoài biên chế. Các cô giáo mầm non dù là biên chế hay hợp đồng đều phải làm việc khá căng thẳng, có mặt từ 6h30 để dọn dẹp lớp, nếu ngày nào đến muộn 5 phút sẽ bị trừ lương, chiều phải chờ trả hết cáccon, dọn dẹp lớp rồi mới được về. Ban ngày chăm sóc trẻ, tối về lo soạn giáo án, thậm chí còn phải làm trên máy tính. Hằng tuần phải rửa đồ chơi, mỗi tháng lau nhà, cọ rửa từng khe gạch... Với từng đấy công sức bỏ ra, nhưng giáo viên hợp đồng chỉ nhận được mức lương quá thấp, trường nào cao là 1 triệu, trường thấp chỉ 600.000 đồng, quả thật là quá vất vả, đấy là nhận định nhiều người đưa ra khi bàn về vấn đề giáo viên mầm non hợp đồng.

Trường mầm non Tuổi Hoa (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) là một trường điểm của quận, do số lượng học sinh trong một lớp đông (70 học sinh/lớp) nên trường được phép tăng thêm mỗi lớp một giáo viên theo đúng quy định. Cũng đồng nghĩa với việc lượng giáo viên hợp đồng tăng thêm. Bà Nguyễn Thị Báu, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Vấn đề làm chúng tôi trăn trở nhất trong bao năm qua chính là thu nhập của giáo viên mầm non quá thấp so với công sức bỏ ra. Với những giáo viên biên chế, mức lương đã có nhiều thiệt thòi, dù cô giáo ấy có tốt nghiệp ĐH, hay CĐ đi nữa, nhưng khi vào ngành đều được tính lương cơ bản theo trình độ trung cấp. Vì vậy, có những cô vào biên chế cả chục năm rồi, mức lương cũng chỉ được khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Ở trường Tuổi Hoa, giáo viên hợp đồng lương cứng chỉ được 800.000 đồng/tháng, cộng với một chút tiền thưởng, nhưng phải đảm bảo 100% học sinh không xảy ra sự cố gì, dù là nhỏ nhất.

Cô Thanh Ngà, giáo viên hợp đồng một trường công lập ở quận Cầu Giấy cũng tâm sự: Nhiều người bảo trông trẻ con thì đơn giản, nhưng với khoảng 6-7 môn học/tuần, lớp em có 50 trẻ, với 2 cô, phải căng sức để trông coi, dỗ dành, thậm chí hò hét theo trẻ trong mỗi buổi dạy. Trường quy định nhà vệ sinh, nền lớp học phải luôn trong tình trạng khô ráo nên hễ trẻ nghịch nước, tè dầm, hai cô lại "lăn lưng" ra lau nhà. Chỉ khi các cháu ngủ trưa, các cô mới tranh thủ ăn cơm. Mỗi bữa trưa với 6.000đồng/người chỉ có rau, cà, đậu và vài miếng thịt. Công việc nặng nề,áp lực trách nhiệm đổ lên đầu các cô rất lớn nếu để xảy ra một sơ suất nhỏ với các cháu, nhưng thu nhập chưa được một triệu đồng/tháng, làm sao đủ sống? Vì thế đã có nhiều bạn bè em bỏ nghề, học lại ngành khác.

Giáo viên bỏ nghề, cũng đang là vấn đề bức xúc với nhiều trường công lập trên địa bàn Hà Nội. Nói như hiệu trưởng trường mầm non Tứ Liên (Tây Hồ), hiện tại trường có 400 học sinh mà chỉ có hơn 20 giáo viên phụ trách. Đã không thể tuyển đủ giáo viên do lương thấp, lại còn phải chứng kiến cảnh nhiều giáo viên xin thôi việc để ra làm ngoài.

Với các trường mầm non nông thôn càng nghèo hơn
Cô giáo Nguyễn Thị Hường, giáo viên một trường mầm non nông thôn tại Sóc Sơn đã có thâm niên gần 30 năm trong ngành thì lương cũng chỉ 450.000 đồng/tháng, dù đã là giáo viên đạt chuẩn. Hay cô giáo Ðỗ Thị Bình, giáo viên dạy giỏi liên tục nhiều năm cũng chỉ nhận được mức lương bằng ấy. Các giáo viên mầm non nông thôn, nếu có tốt nghiệp ĐH, hoặc CĐ khi dạycũng chỉ hưởng lươngngoài biên chế như mọi giáo viên khác.

Công việc của giáo viên mầm non, diện hợp đồng còn nhọc nhằn hơn cả đồng nghiệp trong biên chế, họ cũng là giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua nhiều năm liền... thế nhưng họ lại phải chấp nhận mức lương "giậm chân tại chỗ". Có những người số năm dạy hợp đồng lên đến hàng chục năm nhưng cũng không hề được hưởng một khoản trợ cấp nghề nghiệp gì như trường hợp của những cô giáo mầm non ở trường bán công của quận Hoàng Mai, dạy hợp đồng hơn 20 năm vẫn chỉ có mức thu nhập mấy trăm nghìn... Để gắn bó, cống hiến và sống được bằng nghề đang thực sự là cuộc vật lộn quyết liệt đối với họ.

Theo KTDT

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Thật sự bức xúc.
Ngày gửi: 11/18/2008 12:13:23 PM

Tôi cũng là 1 giáo viên mầm non, nên hiểu được những gì mà 1 giáo viên mầm non chịu đựng. Nhưng biết phải làm sao khi đã chọn nghề này. Thôi thì sống- làm- và hi vọng một ngày nào đó xã hội ưu đãi và thương đến chị em chúng tôi, tạo cho chị em chúng tôi có 1 mức lương hợp lý với ngày công bỏ ra. Để chị em vui mừng và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chồng người mà xã hội giao phó.


guest
Ai cho chúng tôi câu trả lời đây???
Ngày gửi: 11/23/2008 11:08:30 PM


Tôi cũng là một giáo viên mầm non nhà tôi ở một huyện miền đông của Quảng Ninh, tôi đi làm năm nay là được tròn 4 năm nhưng lương của tôi cũng chẳng khá hơn là bao đó là 740.000 đồng. Nhà tôi làm cách trường khoảng 15km, đi và về cũng mất khoảng 30km. Mặc dù tôi cũng rất yêu nghề nhưng với một đồng lương như vậy thì ai đảm bảo rằng cuộc sống không gặp nhiều khó khăn. Mới đây ở huyện tôi cũng có một đợt thi công chức nhưng mà thật ra đâu có được gọi là thi vì ở đây họ chỉ xét mà thôi. Những ai có tiền thi được ưu tiên còn như chúng tôi thì sao, khi nào thì mới có thể được vào đây?Tôi chỉ muốn biết khi nào thì mới không có sự bất công này. Khi nào cuộc sống của những người như chúng tôi mới ổn định hơn?



guest

Thư gửi phụ huynh.
Ngày gửi: 11/29/2008 9:50:50 PM

Tôi là một GVMN, và tôi thấu hiểu công việc của một người giáo là cực nhọc như thế nào. Khi mà chúng ta bỏ công lao vào một lĩnh vực nào đó mà không được "đền đáp xứng đáng" thì tất nhiên là chúng tôi phải "than vãn". Nhưng cái chúng tôi cần khi "than vãn" là một thứ khác chứ không phải chỉ để đòi "quyền lợi kinh tế". Bản thân tôi cũng chán nản rất nhiều nhưng càng nghĩ tôi càng không thể bỏ nghề, vì vậy mà tôi tha thiết mong ở tất cả phụ huynh sự thông cảm và sẻ chia nỗi cực nhọc mà chúng tôi đã làm để con em mình ngày càng lành mạnh hơn về mọi mặt. Hãy cười vui lên khi con mình khỏe mạnh và xin đừng có thái độ quá đáng khi lỡ con mình bị trầy da, bởi trẻ con rất hiếu động và cũng đừng bao giờ nghĩ chúng tôi có thể làm tệ hơn khi phụ không "bỏ bao thơ"


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Người ươm mầm lặng lẽ. (16/11)
 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân: Rất quan tâm đến giáo dục mầm non, nhưng... (13/11)
 “Càng yêu nghề bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu”. (13/11)
 Trẻ mầm non học bằng máy tính (12/11)
 Trách nhiệm “Người đưa đò sang sông”! (10/11)
 Nhiều trường mầm non ở Hà Nội thay thực đơn sau úng ngập (8/11)
 Công bố 30 giáo viên đoạt giải thưởng Võ Trường Toản năm 2008 (7/11)
 Hệ thống trường mầm non tại TP Hồ Chí Minh: “Bói” không ra cán bộ y tế (6/11)
 Nghịch cảnh mầm non ngày mưa (5/11)
 Các trường ồ ạt tăng học phí (3/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i