Tự kỷ
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Tự kỷ
   Những thiếu hụt trong sự tập trung chú ý của trẻ em đánh dấu nguy cơ bị tự kỉ

Kasia Chawarska là tiến sĩ, phó giáo sư về tâm thần học và nhi khoa ở trường y khoa thuộc đại học Yale. Sau đây là bài viết của cô được đăng tải trên trang blog của tổ chức Autism Speaks.

Vài năm qua, chúng tôi đã theo dõi nhiều hơn 100 trẻ em từ tuổi thứ 3 cho đến tháng thứ 36. 50 trong số đó đến từ những gia đình không bị ảnh hưởng bởi chứng tự kỉ. 67 trong số đó có nguy cơ cao vì chúng có anh hoặc chị có hội chứng tự kỉ. Biết được rằng những đứa trẻ nhiều tuổi hơn có hội chứng tự kỉ gặp khó khăn trong việc chú ý tới mọi người và những hành động của họ, chúng tôi tìm kiếm những vấn đề tương tự ở những đứa trẻ mà sau đó phát triển hội chứng tự kỉ.

Để làm điều đó, chúng tôi sử dụng một phương pháp theo dõi ánh mắt cho phép chúng tôi kiểm tra xem những đứa trẻ nhìn đi đâu khi chúng xem 1 đoạn video miêu tả một phụ nữ thân thiện đang làm những công việc đơn giản hàng ngày (Nhìn hình). Trong đoạn video, người phụ nữ làm một chiếc bánh sandwich, cố gắng hướng sự chú ý của những đứa trẻ tới những đồ chơi động vật và nhìn về phía đứa trẻ, như thể đang cố gắng để giao tiếp bằng mắt. Người phụ nữ sẽ cười và nói "em thật dễ thương!" và "em đã nhìn thấy những con hổ chưa?"
Chúng tôi tự hỏi liệu những đứa trẻ 6 tháng tuổi mà sau đó phát triển hội chứng tự kỉ có theo kịp cùng những yếu tố của đoạn video giống như những đứa trẻ không phát triển chứng rối loạn này không. Những đứa trẻ phát triển hội chứng tự kỉ có xu hướng gặp nhiêu khó khăn hơn để chú ý đến khuôn mặt của người phụ nữ và những hành động của cô ta.

Những khám phá này gợi ý rằng thậm chí ở tháng thứ 6, những đứa trẻ mà sau này phát triển hội chứng tự kỉ sử dụng những nguyên tắc khác biệt để lựa chọn cái mà chúng cho là quan trọng trong môi trường của chúng. Đây là điều quan trọng bởi vì về bản chất tất cả những đứa trẻ chọn cái chúng sẽ học bằng cách lựa chọn cái mà chúng nhìn vào. Do đó, thậm chí chỉ những sự khác biệt rất nhỏ trong sự chú ý về xã hội có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này trong kĩ năng tương tác và giao tiếp.

Trong những nghiên cứu theo sau của chúng tôi, chúng tôi đang tìm kiếm những nguyên do bên dưới của những sự khó khăn trong việc chú ý này. Chúng tôi hi vọng điều này sẽ giúp chúng tôi nhận biết những mục tiêu điều trị mới và những chiến lược can thiệp sớm. .

Khám phá mới của chúng tôi gợi ý một hướng đi quan trọng cho những nghiên cứu xa hơn. Biết được rằng những dấu hiệu và triệu chứng có thể theo dõi được có thể trỗi dậy sớm ngay ở tháng thứ 6 là cơ sở để phát triển những công cụ sẽ giúp cho các bậc cha mẹ và thầy thuốc nhận biết những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi chứng tự kỉ. Chúng tôi cũng hi vọng tìm ra cách để can thiệp và giúp những đứa trẻ có nguy cơ bị chứng tự kỉ này.

Trong lúc đó, nếu bạn để ý thấy con bạn biểu hiện sự hạn chế chú ý cho bạn và những người khác, bạn nên nói điều đó với người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bạn. Nếu bạn để ý thấy con bạn không chú ý tới khuôn mặt bạn hoặc không phản ứng lại nụ cười và giọng nói nhẹ nhàng của bạn, hãy nói với một chuyên gia. Những hành vi này không có nghĩa là con bạn bị tự kỉ. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa rằng sự phát triển của con bạn có thể cần được kiểm tra kĩ lưỡng hơn.
Theo tretuky.com

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Can thiệp trẻ tự kỷ bằng Teacch (19/11)
 Có mười điều mà đứa trẻ tự kỷ nào cũng muốn bạn hiểu. (26/10)
 Chứng tự kỷ phổ biến ra sao? (26/10)
 Tổ chức học cho trẻ tự kỷ theo lối bắt chước (15/3)
 Ngôn ngữ không chỉ là lời nói (15/2)
 11 quan điểm không đúng về tự kỷ (19/1)
 Giúp trẻ tự kỷ học (19/1)
 Tập huấn về ăn uống với trẻ tự kỷ (4/1)
 Dạy trẻ tự kỷ bắt chước có thể cải thiện kĩ năng xã hội (4/1)
 Sửa đổi hành vi cho trẻ tự kỷ (9/12)
 Vai trò của cha mẹ trong điều trị tự kỷ (9/12)
 Chậm nói và tự kỷ (9/11)
 Con không bị tự kỷ đâu , đừng bắt con đi chữa ! (9/11)
 Rối loạn cảm giác và hương vị của thức ăn (9/11)
 Chế độ dành cho trẻ tự kỷ (20/10)
 Trẻ tự kỷ và Test IQ (12/10)
 Chung sống với chứng tự kỷ (12/10)
 Một nguyên nhân mới về chứng Tự Kỷ (21/9)
 Trẻ tự kỷ có phục hồi không? (13/9)
 Những ngộ nhận về trẻ tự kỉ (6/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i