Tự kỷ
   Con không bị tự kỷ đâu , đừng bắt con đi chữa !
 

Thờ ơ với các dấu hiệu khi trẻ mắc chứng tự kỷ là điều hoàn toàn không nên. Tuy nhiên, lo lắng thái quá cũng mang lại nhiều phiền toái.

Những cảnh báo về căn bệnh tự kỷ ở trẻ em dường như đã trở thành các tín hiệu S.O.S. Thử vào internet, gõ ba chữ "trẻ tự kỷ", trong 0,18 giây bạn đã có đến 7.850.000 kết quả. Phải chăng căn bệnh này đã là "dịch" lây truyền?

Những nạn nhân
Trong lần được bố mẹ đưa đến một trung tâm tư vấn tâm lý, cậu bé N.V.H.K. nhà ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM đã nằng nặc kéo tay mẹ ra khỏi phòng tư vấn vừa khóc vừa nói: "Con không mắc bệnh đâu, mẹ đừng bắt con đi chữa nữa!".

Năm nay K. vào lớp 6. Theo lời chị Huyền, mẹ của K., suốt từ mẫu giáo đến nay, K. không có bạn thân. Tuy thông minh, học bài mau thuộc, nhưng K. ngại giao tiếp. K. tiếp thu bài nhanh nhưng không chịu viết bài, làm bài. Thấy con quá cá tính, chị Huyền bắt đầu tìm hiểu sách báo và khẳng định là K. mắc chứng "tự kỷ bác học". Cứ vậy suốt 5 năm trời, mỗi lần có ai hỏi đến chuyện học của K., chị Huyền lại sướng ra mặt: "Nó giỏi lắm, cái gì cũng biết chỉ có tật không chịu viết!". Không ngờ nhận định của chị Huyền đã ảnh hưởng đến con. K. thường nói: "Con không thích viết, con chỉ muốn học bằng mắt thôi". Cứ như vậy, K. ì ạch qua hết 5 năm tiểu học.


Khác với K., Q. (tám tuổi, nhà ở H.Hóc Môn, TP.HCM) rất hiếu động hay nghịch phá. Cậu luôn tự làm bẩn áo quần, mặt mũi, tay chân. Q. thích cắn móng tay, móng chân và thích gặm cả tập vở. Chị Bích, mẹ của Q. nói: "Nó mắc bệnh tự kỷ đó, nó ngủ trưa với ba, còn cắn luôn quần áo của ba nó!". Đáng nói, họ hàng chị Bích không có nhiều người hiểu nhiều về căn bệnh này, nghe chị Bích tả về con xong, ai cũng tưởng bé Q. bị... tâm thần nên hầu như không ai cho con chơi cùng Q. Chưa dừng ở đó, người mẹ này còn mang chuyện con "bệnh" lên trường thông báo với cô giáo để cô canh phòng giúp. Q. bị phong tỏa các mối giao tiếp, càng trở nên phá phách lung tung, không tập trung học tập... Khi chị Bích đưa Q. đi bệnh viện khám, bác sĩ kết luận Q. không phải mắc chứng tự kỷ mà là bị hội chứng tăng động, giảm chú ý.

Năm 1966, nhà tâm lý học người Mỹ Julian B. Rotter đã tiến hành nghiên cứu bệnh tự kỷ và đưa ra tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ là 4-5/10.000 trẻ. Trong vài thập kỷ gần đây, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh tại Mỹ, năm 2007, cứ 150 trẻ sơ sinh, có một trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Ở Việt Nam, nghiên cứu mô hình tàn tật trẻ em của Khoa Phục hồi chức năng BV Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy: số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng đông. Số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; số trẻ điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000. Xu thế mắc bệnh tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004-2007. Tuy nhiên, nhiều trẻ tự kỷ bị phát hiện muộn, có đến 43,86% trẻ tự kỷ chỉ được đưa đến bệnh viện khi đã trên 36 tháng tuổi.
Đề phòng ngộ nhận!

Theo các nhà chuyên môn, tự kỷ thường xảy ra ở các em trai nhiều hơn các em gái, với tỷ lệ khoảng 4/1. Tại một hội thảo về đồ chơi cho trẻ em được tổ chức tại TP.HCM trong hè vừa qua, khi các nhà sản xuất đồ chơi và các chuyên gia hoạt động xã hội nêu câu hỏi, phải chăng vì thiếu đồ chơi, sân chơi nên ngày càng nhiều trẻ bị tự kỷ, bà Kiều Thanh Hà, Đơn vị Tâm lý BV Nhi Đồng II đã cảnh báo: "Nhiều người thiếu thông tin đã xem tự kỷ như một loại dịch, có thể lây nhiễm. Nhưng mọi người cần lưu ý, hiện khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của chứng bệnh này".

Hiện tượng phụ huynh có kiến thức hạn chế, sai lệch về bệnh tự kỷ đã làm cho không ít những đứa trẻ trở thành... nạn nhân.

Theo TS Ngô Xuân Điệp, Trưởng bộ môn Tâm lý Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, tự kỷ ở trẻ là một chuỗi những rối loạn. Nhiều người lầm tưởng con em mình bị tự kỷ, nhưng khi được khám và xác định thì rất nhiều trẻ chỉ bị tăng động, giảm chú ý. Một số trẻ bị rối loạn tâm thần mà gia đình đã vội cho là trẻ mắc chứng tự kỷ và tìm nơi chữa trị không phù hợp. Điều này không giúp được gì cho trẻ mà còn nguy hại.

Trường hợp trẻ bị rối loạn tâm thần, bị trầm cảm hoặc tăng động, giảm chú ý mà không được phát hiện sớm sẽ càng khó chữa trị. Cần biết, khác với tự kỷ (chứng bệnh chưa có thuốc chữa và phương pháp điều trị nhất định) thì những rối loạn dạng này đã có thuốc hoặc phương pháp trị liệu rất rõ ràng, căn cơ. Trẻ trầm cảm thường nhạy cảm với sự quan tâm của người khác nên khi được chú ý thích hợp và rõ ràng, trẻ trở nên linh hoạt và tìm cách tiếp xúc. Ngược lại, trẻ mắc chứng tự kỷ, việc giao tiếp này không đơn giản.

Theo TS Điệp, cha mẹ có thể nhận biết trẻ mắc tự kỷ sớm khi trẻ dưới sáu tháng tuổi: trẻ có vẻ thờ ơ với tiếng người thân gọi (nhiều bậc cha mẹ tưởng con bị điếc), nhưng khi mở nhạc trẻ lại có vẻ chú ý lắng nghe. Trẻ có ánh nhìn bất thường, vô cảm, hay nhìn sang bên cạnh. Tư thế trẻ bất thường khi được bế như cứng đờ người hoặc mềm nhũn. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, quấy khóc nhiều, ngủ ít, ngủ không yên. Trẻ bị rối loạn ăn uống: ăn ít, khó ăn, hay nôn ọe.

Với trẻ từ sáu tháng tuổi đến một năm, khi thấy trẻ không có những cử chỉ vui mừng và thích thú khi có mẹ hay người thân đến gần, không thích âu yếm, chỉ chơi một mình; sờ và sử dụng các đồ vật một cách bất thường, ví dụ giơ tay định cầm một vật nào đó nhưng lại dừng tay ở khoảng không; không chú ý đến người khác; không thích chơi những trò đơn giản, không phát âm hoặc ít phát âm, giảm hoạt động hoặc tăng hoạt động, khả năng tập trung chú ý kém... thì cần đưa trẻ đến các bệnh viện có chuyên khoa tâm lý để kiểm tra. Với trẻ từ hai tuổi trở lên, những dấu hiệu tự kỷ có thể nhận diện thông qua ba nhóm yếu tố: vận động, giao tiếp và tương tác xã hội.

Theo tretuky.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Rối loạn cảm giác và hương vị của thức ăn (9/11)
 Chế độ dành cho trẻ tự kỷ (20/10)
 Trẻ tự kỷ và Test IQ (12/10)
 Chung sống với chứng tự kỷ (12/10)
 Một nguyên nhân mới về chứng Tự Kỷ (21/9)
 Trẻ tự kỷ có phục hồi không? (13/9)
 Những ngộ nhận về trẻ tự kỉ (6/9)
 Tự kỷ và chữ viết tay ( 1 ) (23/8)
 Tự kỷ và chữ viết tay ( 2) (23/8)
 Học sớm- Những kĩ năng tiên quyết (13/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i