1. Chuyện hoang đường: Những người tự kỷ không muốn có bạn bè.
Sự thật: Nếu một người nào đó trong lớp học của bạn có mắc chứng tự kỷ, họ luôn phải đấu tranh với các kỹ năng xã hội, mà có thể làm cho gặp khó khăn để tương tác với các bạn cùng trang lứa. Họ có thể có vẻ nhút nhát hoặc không thân thiện, nhưng đó chỉ là do họ không thể giao tiếp như mong muốn của họ đối với mối quan hệ giống như cách bạn làm.
2. Quan niệm: Những người mắc chứng tự kỷ có thể không cảm nhận hay thể hiện bất kỳ cảm xúc vui hay buồn.
Sự thật: Tự kỷ không khiến cho một người không thể cảm nhận những cảm xúc mà bạn cảm thấy, nó chỉ làm cho những cảm xúc giao tiếp của con người (và nhận thức được biểu cảm của bạn) theo những cách khác biệt.
3. Quan niệm: Những người mắc chứng tự kỷ không thể hiểu được cảm xúc của người khác.
Sự thật: Tự kỷ thường ảnh hưởng đến khả năng của một người để hiểu thông tin liên lạc, giao tiếp giữa các cá nhân (theo qui ước) bất thành văn, do đó, một ai đó mắc chứng tự kỷ có thể không phát hiện nỗi buồn chỉ dựa trên ngôn ngữ cơ thể hoặc ý mỉa mai trong điệu bộ của giọng nói. Tuy nhiên, khi cảm xúc được truyền đạt trực tiếp rõ rệt hơn, người bị mắc chứng tự kỷ có rất nhiều khả năng để cảm thấy sự đồng cảm và lòng từ bi đối với những người khác.
4. Quan niệm: Những người bị mắc chứng tự kỷ có trí tuệ sút kém.
Sự thật: Thông thường, chứng tự kỷ chỉ đưa đến những gì như là khả năng đặc biệt cũng như những hạn chế. Nhiều người bị mắc chứng tự kỷ có chỉ số IQ từ bình thường đến cao và một số có thể vượt trội ở lĩnh vực âm nhạc, toán học hoặc theo đuổi một điều gì đó.
5. Những người mắc chứng tự kỷ cũng giống như nhân vật của Dustin Hoffman trong phim Rain Man.
Sự thật: Tự kỷ là một rối loạn phổ, có nghĩa là đặc điểm của nó thay đổi đáng kể từ người này đến người khác. Biết về một người mắc chứng tự kỷ có nghĩa chỉ là biết một người bị mắc chứng tự kỷ. Khả năng và hạn chế của một người tự kỷ này không có thể xem là dấu hiệu của -khả năng và hạn chế- của người khác với chứng tự kỷ.
6. Quan niệm: Những người bộc lộ phẩm chất có thể xem là điển hình của một người mắc chứng tự kỷ chỉ là cử chỉ "kì quặc" và sẽ thoát ra khỏi khi lớn lên.
Sự thật: Tự kỷ xuất phát từ những yếu tố điều kiện sinh học ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, và cho nhiều cá nhân, là một tình trạng kéo dài suốt đời.
7. Quan niệm: Những người mắc tự kỷ sẽ có chứng tự kỷ mãi mãi.
Sự thật: Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể cải thiện sau khi được can thiệp sớm chuyên sâu theo sau biện pháp test ban đầu của việc chẩn đoán tự kỷ. Đây là minh chứng cho tầm quan trọng của việc chỉ định (chuyên môn)- chứng tự kỷ- khi có các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.
8. Quan niệm: Tự kỷ là một rối loạn từ não bộ.
Sự thật: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người mắc chứng tự kỷ cũng có rối loạn đường ruột, dạ dày nhạy cảm và dị ứng thực phẩm .
9. Quan niệm: Tự kỷ là do cách nuôi dạy con cái không tốt.
Sự thật: Trong những năm 1950, một lý thuyết được gọi là "thuyết người mẹ tủ lạnh" với lập luận rằng - tự kỷ là do - bà mẹ thiếu sự ấm áp tình cảm. Điều này từ lâu đã được bác bỏ.
10. Quan niệm: Sự phổ biến của mắc chứng tự kỷ đã ngày càng tăng đều đặn trong 40 năm qua.
Sự thật: Tỷ lệ mắc chứng tự kỷ đã tăng vọt 600% trong 20 năm qua. Năm 1975, ước tính có khoảng 1 trong số 1.500 trẻ em mắc chứng tự kỷ. Trong năm 2009, ước tính có khoảng 1 / 110 có một rối loạn phổ tự kỷ (con số thống kê ở Mỹ).
11. Quan niệm: Các Liệu pháp điều trị cho những người mắc chứng tự kỷ được bảo hiểm chi trả.
Sự thật: Hầu hết các công ty bảo hiểm loại trừ chứng tự kỷ trong kế hoạch bảo hiểm và chỉ có 1/2 trong số 50 tiểu bang (ở Mỹ) hiện đang được yêu cầu bảo hiểm cho điều trị cho rối loạn tự kỷ.
Theo tretuky.com