TEACCH là phương pháp giáo dục hướng dẫn trẻ tự kỷ kỹ năng sống tự lập và hòa nhập khi trưởng thành.
TEACCH: Là chữ viết tắt của Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children - TEACCH là phương pháp giáo dục hướng dẫn trẻ tự kỷ kỹ năng sống tự lập, hòa nhập khi trưởng thành và rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi tại các trường công lập Hoa Kỳ.
Phương pháp này do ông Eric Schopler đưa ra vào thập niên 70. Ông Schople ông đã khẳng định rằng: phương pháp dạy dỗ và hướng dẫn trẻ tự kỷ cần xây dựng dựa trên sở trường, sở thích, và nhu cầu của các em. TEACCH chủ trương thiết lập môi trường rõ ràng: phòng học có lối thiết kế bàn ghế gọn ghẽ, học sinh có thời khóa biểu chính xác, học sinh hiểu rõ luật lệ của lớp, giáo viên sử dụng nhiều hình ảnh để hỗ trợ lời giảng...
Nội dung chính của phương pháp TEACCH
- Môi trường học
- Thời khóa biểu
- Giáo trình & Phương pháp dạy các bài học
Đặc điểm chính của phương pháp TEACCH
- Vai trò của vật dụng cụ thể và hình ảnh. Kèm theo lời nói, TEACCH yêu cầu người giáo viên luôn luôn dùng một vật dụng cụ thể hay là một hình ảnh rõ ràng, đơn sơ, dễ hiểu, để giúp trẻ em tự hiểu rõ điều cần làm, hình dung điều đã xảy ra, liên kết lại với nhau thành một ý nghĩa.
- Sắp xếp thời gian có một thứ tự rõ ràng và tổ chức các hoạt động, sinh hoạt phù hợp với lối sống, sở thích, sở trường của trẻ, để trẻ dễ dàng thích nghi, so sánh, quy chiếu, dự phòng, chuẩn bị...và luôn có tâm lý thoải mái trước mọi sinh hoạt. Nhờ cách làm này, trẻ em sẽ giảm hẳn những băn khoăn, lo lắng của mình và có thể tự lập trong sinh hoạt hàng ngày.
- Những sinh hoạt ngoại lệ, bất thường đều được báo trước và chuẩn bị một cách chu đáo.
- Những gì trẻ em học tại bàn học, có thể được đem ra áp dụng trong toàn trường. Những gì trẻ em đã làm được tại trường, cha mẹ được thông báo, để cùng làm. Cô giáo cũng cần thường xuyên tham khảo cha mẹ về những gì trẻ em làm được trong khuôn khổ gia đình, để tiếp nối, vận dụng tại trường.- Những bài học phức tạp, cần được khảo sát, phân chiết thành nhiều động tác đơn sơ. Nhóm giáo viên cần tổ chức những buổi họp định kỳ, để cùng nhau sáng tạo những bài học chung, với những bước đi tới có thứ tự.- Tạo phương tiện cụ thể, ở mỗi vị trí sinh hoạt như phòng học, phòng ăn, phòng chơi, phòng nghỉ trưa... để trẻ em có thể TỪ CHỐI, nói KHÔNG, "con không muốn", một cách dễ dàng và bình tĩnh, thay vì bùng nổ, la hét, đánh đập bạn bè hay là đập đầu vào vách tường...
Tác dụng của phương pháp TEACCH đối với trẻ tự kỷ
Dạy trẻ tự kỷ theo phương pháp TEACCH cấu trúc giúp trẻ tập trung một cách thích hợp vào các nhiệm vụ mà không lo lắng nữa, giúp trẻ tiếp cận với chương trình học tập và các hoạt động trong đời sống có hiệu quả.
Một số người cảm thấy là chương trình TEACCH quá cấu trúc đối với trẻ, làm hạn chế sự ra quyết định và sự sáng tạo của trẻ mặc dù sự linh hoạt có thể được khuyến khích trong khuôn khổ.
Tuy nhiên ưu điểm lớn nhất của phương pháp TEACCH là tập trung vào từng cá nhân và dựa vào những điểm mạnh của từng trẻ để thành lập môi trường và thói quen sinh hoạt tự lập.
Theo Nguồn vnbaby.vn