Tự kỷ
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Tự kỷ
   Giúp trẻ tự kỷ học

Bài 1: Tính bắt chước, một khuyết tật phức tạp.

Bắt chước như cánh cổng giao tiếp để sớm biết học tập.
Tại sao bắt chước là quan trọng? Bắt chước là một ngỏ rất quan trọng để qua đó một đứa trẻ tầm 4t có được một lượng thông tin lớn. Trong suốt giai đoạn phát triển, khi ngôn ngữ chưa được hình thành; bắt chước như là một phương tiện để kết nối, thuật lại hành vi và biết giải quyết vấn đề; quá trình bắt chước giúp đứa trẻ phát triển bình thường thử nghiệm - thực hành và làm chủ các kỹ năng mới.

 

Ban đầu, các nhà tâm lý học gọi các khía cạnh quan trọng của quá trình này là "đồng hóa" ("assimilation"); lúc đầu-đứa trẻ thấy một cái gì đó mới, và kế đến-nắm bắt các chi tiết, những gì nó thấy được tiếp nhận vào trong chính mình và khi diễn lại những gì đã quan sát như là hoạt động được thành lập từ đầu. Sau đó, đứa trẻ có thể mô tả như các thông tin nhận được theo cách mới mẻ và có thể sử dụng nó để có hành vi "thích ứng" theo các chủ đề thay đổi .

Vd : Một đứa trẻ tuổi mẫu giáo nhìn thấy một kiểu đồ chơi cát mới trong hố cát ở sân chơi, ​​đầu tiên có thể nó định xem một đứa trẻ lớn hơn một chút làm gì: bỏ thêm cát vào, quay một tay quay, và trút ra mấy đùn cát nhỏ.

 

Nếu điều này là cực kỳ thú vị với đứa trẻ, nó dự tính muốn nhào đến đồ chơi, kể cả nhảy vô tham gia; hoặc, nếu là một đứa trẻ nhút nhát hơn, nó chờ đợi đứa lớn hơn bỏ đi để lại đồ chơi, và sau đó chộp lấy cơ hội để bắt chước những gì nó đã thấy được. Đó là đứa trẻ lần đầu tiên bắt chước sử dụng máy trộn cát sẽ là - "đồng hóa" một trò chơi mới. Sau đó, bé có thể quyết định đổ thêm nước hoặc thêm mấy viên đá nhỏ vô máy. Nó có thể quyết định để lật ngược máy xuống và nhìn thấy những gì xảy ra khi cát chảy ra.

Kết cục nhờ các "thử nghiệm" nhỏ cho phép trẻ xây dựng một cơ sở dữ liệu - thông tin về loại đồ chơi với cát; trước hết là bằng cách-đồng hóa-những gì nó đã nhìn thấy đứa trẻ khác làm, và kế đến, bằng cách tiến hành các thử nghiệm của riêng mình để "cho phù hợp" kết quả các thông tin mới được sinh ra do trải nghiệm về máy trộn cát theo hiểu biết của riêng mình - những thứ này hoạt động như thế à !

Bắt chước như một phương pháp thực hành.

Khi một đứa trẻ tự kỷ thiếu khả năng hoặc không được dẫn dắt để bắt chước mọi thứ ở thế giới xung quanh nó, đứa trẻ không tham gia tự thử nghiệm quan trọng thành lập ban đầu giúp nó xây dựng một thế giới có ý nghĩa theo các đối tượng và các hoạt động mà trẻ nhìn thấy.

Bắt chước là một khả năng phức tạp, và vì vậy cũng là một khuyết tật phức tạp. Khó khăn để bắt chước được xem như hội tụ của ít nhất- hai lĩnh vực- chính về tình trạng khuyết tật bẩm sinh có ảnh hưởng đến trẻ em mắc chứng tự kỷ.

Như đã thảo luận trước đây, phần lớn những gì chúng ta nhận thấy các triệu chứng chính của rối loạn phổ tự kỷ được xem như là hậu quả và hội tụ nhiều khuyết tật bẩm sinh cùng tồn tại tạo thành đặc trưng khuyết tật cũng như tính chất có thể thích nghi của một cá nhân.

Các thâm hụt bẩm sinh này xảy ra cùng lúc đã được giới thiệu phần trên như "ma trận của khả năng và khuyết tật" mà qua đó những khó khăn cũng như thế mạnh của trẻ cần thiết cho để tự sửa đổi với -cấu trúc tâm thần và hành vi- thích ứng với những trải nghiệm mới, là những gì đứa trẻ không thể xử lý theo các cách thông thường (giống như các trẻ bình thường).

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét các yếu tố có thể xảy ra- khi một sự bắt chước bị thất bại, với mục tiêu phát triển hiểu biết tốt hơn trong đó thâm hụt cơ bản bẩm sinh có thể cần phải được điều trị - giải quyết - cho một đứa trẻ đặc biệt khi thiếu bắt chước được xác định là mức thâm hụt học tập.

Bắt chước và ham muốn để trở thành như những người khác.

Các thành phần đầu tiên của một khuyết tật bẩm sinh góp phần vào các vấn đề trong bắt chước là việc - do thiếu định hướng vào thái độ hợp tác thân thiện.

Phần lớn của tính bắt chước là muốn -được như và -làm như những người khác. Thông thường, chúng ta không dạy con em mình bắt chước, chỉ vì lý do nào đó, chúng tự biết làm - một cách tự nhiên.

Khi một đứa trẻ thiếu kỳ vọng muốn được dẫn dắt để giống như những người khác, để đến nơi những người khác đến, hay làm những gì người khác đang làm, các dẫn dắt / nền tảng học tập thông qua bắt chước bị giảm sút hoặc đã biến mất . Một đứa trẻ nhút nhát dường như thiếu mong muốn tham gia với những người khác, điều này có thể phân biệt với trẻ mắc chứng tự kỷ. Do trẻ tự kỷ, bộc lộ qua nhiều tình huống, việc không mong muốn tham gia là phổ biến; khác hẳn với những trẻ nhút nhát thường là rất chú ý đến các nhóm bạn bè, trong các tình huống bận rộn, hoặc xung quanh là người khá xa lạ .

Bắt chước và lý thuyết hiểu được ý nghĩ của những người khác.

Khả năng bẩm sinh thứ hai được kể đến - bắt chước - là thuộc về khả năng nội lực theo thuyết về tâm trí (nội tâm hoặc theory of mind). Khi một đứa trẻ sao chép những hành động của người khác, trẻ ngầm phản ánh sự hiểu biết rằng có một cái gì đó nổi bật, một cái gì đó hiểu được , một kinh nghiệm tích cực để đạt được cho bằng với những gì theo cách người khác đã làm.

Bắt chước là một cách "đồng hóa" những gì hiện hữu trong tâm trí của người khác thông qua việc đã trải qua những kinh nghiệm của người khác. Điều này giải thích sự hấp dẫn để bắt chước trẻ - những bạn bè: những đứa bạn có tâm trí tổ chức và phức tạp tương tự, vì vậy trẻ có thể dễ dàng "thấy" nhất là những gì là bạn bè nó đã làm.

(Điều này cũng có thể giải thích lý do tại sao một số phụ huynh và giáo viên nhận thấy trẻ em mắc chứng tự kỷ một khi bắt chước thường là làm theo một hành vi xấu dễ dàng hơn so với một hành vi tốt: hành vi xấu có xu hướng đơn giản hơn về khía cạnh trí tuệ để thực hiện; hành vi như cắn hoặc đánh, thường là một phương tiện để kết thúc, không cần đến tâm hồn, nguyên nhân chỉ là điều đơn giản và kết thúc với hậu quả.)

Theo tretuky.com

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tập huấn về ăn uống với trẻ tự kỷ (4/1)
 Dạy trẻ tự kỷ bắt chước có thể cải thiện kĩ năng xã hội (4/1)
 Sửa đổi hành vi cho trẻ tự kỷ (9/12)
 Vai trò của cha mẹ trong điều trị tự kỷ (9/12)
 Chậm nói và tự kỷ (9/11)
 Con không bị tự kỷ đâu , đừng bắt con đi chữa ! (9/11)
 Rối loạn cảm giác và hương vị của thức ăn (9/11)
 Chế độ dành cho trẻ tự kỷ (20/10)
 Trẻ tự kỷ và Test IQ (12/10)
 Chung sống với chứng tự kỷ (12/10)
 Một nguyên nhân mới về chứng Tự Kỷ (21/9)
 Trẻ tự kỷ có phục hồi không? (13/9)
 Những ngộ nhận về trẻ tự kỉ (6/9)
 Tự kỷ và chữ viết tay ( 1 ) (23/8)
 Tự kỷ và chữ viết tay ( 2) (23/8)
 Học sớm- Những kĩ năng tiên quyết (13/6)
 Phải làm gì với những hành vi bùng nổ ? (30/5)
 Chiến thuật giúp con ổn định hành vi và cảm xúc nơi công cộng (12/5)
 Chiếc kiềng 3 chân trong can thiệp tự kỷ (12/5)
 Chế độ học và chơi cho trẻ tự kỉ (4/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i