Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
Tài liệu > Góc mẹ > Kiến thức chuyên khoa gia đình > Sinh học cơ sở > Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 12 của thai kỳ

SẢN PHỤ
Tử cung bạn đã phát triển rộng khoảng 4 in-sơ. Lúc này nó quá lớn để nằm trong khung xương chậu và dịch chuyển vào trong bụng bạn. Bác sĩ có thể dự đoán ngày dự sanh của bạn chính xác hơn bằng đo chiều cao từ đỉnh đầu đến mông của bé, được đo trên một máy quét siêu âm.

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Hãy hẹn đi khám bác sĩ để kiểm tra tổng quát, và sắp xếp những lần khám tiếp theo.

Thứ hai...................................................

Thứ ba...................................................

Thứ tư...................................................

Thứ năm...............................................

Thứ sáu................................................

Thứ bảy/ Chủ nhật.................................

Mặc dù bạn sẽ không nhận ra, nhưng tim bạn có thể bắt đầu tăng tốc bằng vài nhịp trên mỗi phút, để đáp ứng với khối lượng máu tăng lên đang lưu thông trong cơ thể bạn.

EM BÉ
Bào thai tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh - con bạn đã tăng gấp đôi kích thườc trong ba tuần qua và khuôn mặt bé đang bắt đầu trông giống con người nhiều hơn. Mặc dù tất cả cấu trúc cơ thể của bé đã có từ khoảng một tuần, nhưng một vài nét đang hoàn thiện vẫn đang được thực hiện. Vào khoảng tuần này, các móng tay và chân bắt đầu phát triển.

Bây giờ các cơ bắp của bào thai đã phát triển đầy đủ giúp bé có thể co rúm người tự phát, nhưng không phải là điều khiển có ý thức của bé. Các thông điệp gởi đến các cơ bắp xuất phát từ cột sống chứ không phải từ não, lúc này chưa phát triển đầy đủ. Toàn bộ ruột của bé bây giờ nằm gọn trong bụng.
.
Nếu con bạn là trai, thì lúc này cơ quan sinh sản nữ sẽ thoái hóa đi, dần dần sẽ thể hiện rõ những đặc điểm của nam giới.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG BÊN TRONG
Tử cung phồng lên ép những cơ quan nội tạng khác của bạn.

 

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 2.5 in-sơ (61 mm) và sẽ nặng khoảng 0.3-0.5 oz (9-13g
)


GIỮ VÓC DÁNG
Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi. Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn điều chỉnh và thích ứng với những thay đổi đó dễ dàng hơn, mà còn giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho công việc sinh đẻ gian khổ. Tập thể dục làm săn chắc các cơ, cải thiện sức chịu đựng của bạn và gia tăng tuần hoàn máu. Việc tập thể dục cũng phóng thích các hoóc-môn endorphin vào trong mạch máu của bạn làm cho bạn cảm thấy được thư giãn. Những hóa chất hoóc-môn này đi qua nhau thai, nên con bạn cũng sẽ cảm nhận những tác động tích cực của chúng. Giữ dáng trong thời gian mang thai sẽ làm tăng khả năng chuyển dạ dễ dàng. Bạn cũng sẽ lấy lại vóc dáng trước khi mang thai nhanh hơn sau khi sinh.

Một số môn thể thao như là bơi lội và đi bộ là lý tưởng cho việc mang thai, đặc biệt là nếu trước đó bạn là người không hoạt động nhiều lắm. Đi bộ làm tăng tuần hoàn và tiêu hóa của bạn, còn bơi lội làm cho cơ bắp của bạn khỏe ra và tăng sức bền. Bởi vì cơ thể của bạn lơ lửng trong nước, không có nguy cơ làm cho dây chằng bị kéo căng hoặc các khớp phải chịu sức nặng quá nhiều.

Hầu hết các bác sĩ đều có ý kiến là không nên thực hiện những môn thể thao mạnh trong quý đầu tiên, vì vẫn còn nguy cơ sẩy thai. Mặc dù bạn nên hỏi ý bác sĩ trước, nhưng nếu bạn thường xuyên chơi một môn thể thao trước khi mang thai, như là môn quần vợt hay môn bóng đá, thì thường chơi trong 2 quý đầu cũng chẳng sao hết. Tập luyện ít mà thường xuyên thì tốt hơn là tập nhiều mà ít khi tập.

DUỖI
Trước khi tập thể dục, hãy khởi động bằng mấy động tác co duỗi. Hãy giữ lưng của bạn thẳng và đặt trọng tâm cơ thể ở giữa.

XOAY TRÒN MẮT CÁ CHÂN
Để tăng cường lưu thông máu huyết, hãy cong chân của bạn về phía trước và làm một động tác xoay tròn, theo chiều kim đồng hồ, rồi ngược chiều lại.

VẬN ĐỘNG CƠ BẮP
Giữ cho cổ và vai bạn ở tư thế phù hợp, hãy xoay tròn các cơ nhẹ nhàng. Kết thúc bằng cách từ từ nghiêng đầu sang mỗi bên vài lần.

NGHIÊNG XƯƠNG CHẬU
Các bài tập xương chậu làm săn chắc cơ ở thắt lưng và ngăn ngừa đau lưng. Quỳ bằng cả tay lẫn chân trong khi giữ lưng của bạn thẳng. Ém xương chậu xuống bằng cách siết chặt cơ mông và gù lưng lại. Giữ vậy trong vài giây, rồi thả lòng.

http://mamnon.com

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 13 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 14 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 15 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 16 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 17 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 18 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 19 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 20 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 21 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 22 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 23 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 24 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 25 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 26 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 27 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 28 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 29 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 30 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 31 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 32 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i