Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 14 của thai kỳ
 

SẢN PHỤ
Bây giờ bạn đang ở quý hai, thời kỳ tốt đẹp nhất của thai kỳ có thể đang bắt đầu. Có lẽ bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mạnh mẽ hơn. Đồng thời, tử cung bạn lúc này đang phồng lên hàng tuần. Bạn có thể theo dõi tiến trình của nó bằng cách xác định đáy dạ dày- là đỉnh của tử cung. Vị trí của đỉnh tử cung này sẽ dần dần di chuyển sang bụng của bạn, từ bên dưới đường mu lên trên rốn của bạn.

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Tổ chức các lớp thể dục trước khi sinh và dành một ngày để tập nhẹ như là bơi lội.

Thứ hai............................................

Thứ ba.............................................

Thứ tư.............................................

Thứ năm..........................................

Thứ sáu...........................................

Thứ bảy/ Chủ nhật...........................

EM BÉ

Lúc này khuôn mặt của bé đang ngày càng phát triển. Gò má và sóng mũi xuất hiện, hai tai dịch chuyển từ hai bên cổ lên cao hơn trên đầu của bé, và hai mắt bé xích lại gần nhau hơn.

Phát triển chủ yếu từ tuần này trở đi là mọc lông tơ. Đây là những sợi lông mịn sẽ mọc khắp cơ thể của bé, theo kiểu xoắn ốc phức tạp theo thớ da -kiểu mà sau này sẽ tạo nên dấu vân tay.

Lớp lông tơ được cho là có chức năng bảo vệ, cụ thể là, làm vật ổn định cho lớp da mềm như sáp mà con bạn sẽ tiết ra trong mấy tháng sau này. Nó sẽ rụng trước khi bé chào đời và được thay thế bằng những sợi lông dày hơn, thô hơn mà con bạn sẽ chào đời cùng với nó.

Đây cũng là tuần quan trọng đối với các cơ quan nội tạng. Tuyến giáp của bé đã phát triển đầy đủ và bắt đầu sản xuất các hoóc-môn. Ở nam giới, tuyến tiền liệt xuất hiện, còn ở nữ giới, buồng trứng đi xuống từ bụng vào trong xương chậu.

PHẢN XẠ MÚT
Đây là một trong những hành vi duy trì sự sống mà con bạn sẽ có khi được sinh ra và nó sớm phát triển trong cuộc đời. Thai nhi sẽ mút bất cứ thứ gì gần miệng mình.

 

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 3. 2-4.5 in-sơ (80-113 mm) và bé sẽ nặng khoảng 0.9 oz (25g)


THƯ GIÃN

Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi đang mang thai, thì các bắp thịt trong cơ thể của bạn sẽ trở nên cứng và căng. Điều này sẽ làm bạn khó chịu và có thể ảnh hưởng đến con bạn. Cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những bà mẹ thường căng thẳng trong lúc mang thai đều có con nhút nhát và lo sợ. Biết cách thư giãn cũng là chuẩn bị tốt cho việc chuyển dạ, khi tất cả các cơ của bạn tự động siết chặt theo phản ứng đối với cơn co thắt tử cung. Thư giãn giúp bạn vượt qua được những cảm giác của cơ thể khi chuyển dạ, cũng như giữ tinh thần bình tĩnh. Nó cũng giúp bạn giữ sức để không chóng mệt. Các lớp học trước khi sinh hầu như luôn có mấy bài luyện tập thư giãn và hít thở.

THƯ GIÃN TẠI NHÀ
Hãy mặc quần áo rộng, rồi chọn một tư thế thoải mái nằm trên giường, sàn nhà hay trên ghế. Dùng nhiều gối, nệm để đỡ trọn cơ thể bạn. Bắt đầu siết các cơ chân bạn trong vài giây, sau đó thả lỏng. Xoa từ bắp chân, bắp đùi, bụng, mông, tay và bàn tay lên đến mặt của bạn, kéo căng và thả lỏng mọi cơ trong cơ thể bạn. Hãy nhắm mắt thật chặt và bóp trán, rồi thả lỏng. Hãy mở rộng hàm rồi thả lỏng. Bây giờ lặp lại - chỉ thời gian này bắt đầu từ khuôn mặt và làm trở xuống. Sau khi bạn đã hoàn thành bài tập này, cơ thể bạn rất nặng nề và mềm rũ. Hãy thực hành ít nhất một lần mỗi ngày.

Đây là ý tưởng hay để tìm hiểu về một số kỹ thuật hít thở trong khi bạn có thai. Kiểm soát hơi thở giúp bạn thư giãn và ngăn không cho bạn hoảng sợ trong lúc chuyển dạ. Tập hít sâu bằng mũi, rồi từ từ thở ra bằng miệng của mình. Khi bạn thở ra, hãy cố buông lỏng các cơ. Đừng bao giờ cố nín thở, vì có thể làm bạn trở nên căng thẳng.

Ông xã bạn có thể giúp bạn bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng, đặc biệt với những vùng bạn thấy khó với tới, như là vùng lưng dưới hay lòng bàn chân.

THỜI GIAN YÊN TĨNH
Dành thời gian một mình, để đọc sách hoặc nghe nhạc, sẽ giúp bạn thư giãn và nghỉ ngơi.

NẰM GÁC NGHIÊNG MỘT BÊN
Vào cuối thai kỳ, bạn sẽ khó nằm ngửa. Hãy đặt gối bên hông và giữa 2 chân để giảm sức ép.

NẰM NGỬA
Kê gối dưới cơ thể bạn để tránh nằm ngửa. Kê gối dưới đầu sẽ nâng đầu cao một chút và một cái gối ở bên hông để nghiêng người một chút

XOA BÓP NHẸ NHÀNG
Ông xã bạn có thể giúp bạn thư giãn bằng cách xoa bóp bàn chân hoặc các vùng đau khác mà bạn thấy khó với tới.

http://mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 15 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 16 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 17 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 18 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 19 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 20 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 21 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 22 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 23 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 24 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i