Bệnh khác
   Cảnh giác với bệnh viêm phổi do phế cầu trùng
 
Viêm phổi do phế cầu trùng là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dễ mắc phải nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi khi trời lạnh.

Thời tiết miền Bắc đã bắt đầu chuyển lạnh. Đây là dịp các bệnh đường hô hấp bùng phát.

Nguyên nhân gây các bệnh lý này có thể do virus hoặc do vi khuẩn. Trong đó viêm phổi do phế cầu trùng là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dễ mắc phải nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi khi trời lạnh.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, cho biết viêm phổi do phế cầu trùng là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ra bởi một loại vi khuẩn phế cầu, có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae.

Vi khuẩn này thường lưu trú tại vùng mũi họng không chỉ ở người bệnh mà ngay cả ở một số người khỏe mạnh. Các chuyên gia dịch tễ cho biết, khoảng 60% trẻ em và 30% người lớn khỏe mạnh có mang vi khuẩn này trong vùng mũi họng.

Vi khuẩn có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường không khí khi hắt hơi, ho. Đặc biệt, khi có những môi trường thuận lợi như môi trường sống hoặc lớp học đông đúc, chật chội, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh.

Sau khi vi khuẩn phế cầu trùng xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, nó có thể gây viêm phổi. Thống kê cho thấy, đây là căn nguyên gây viêm phổi cao nhất hiện nay, chiếm khoảng 30-50% các trường hợp viêm phổi.

Bệnh nhân viêm phổi thường có các triệu chứng cấp tính như sốt cao, đau ngực, ho nhiều và ho có đàm rỉ sét. Đây là bệnh lý nặng nề dễ dẫn đến tử vong, khoảng 1 trong số 20 người viêm phổi do phế cầu trùng có thể tử vong.

rên những người đang có bệnh mãn tính, viêm phổi do phế cầu trùng sẽ làm nặng thêm bệnh lý mãn tính hiện có và tỉ lệ tử vong trong những trường hợp này sẽ cao hơn.

Ngoài ra, phế cầu trùng còn có khả năng xâm nhập sâu hơn vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý nặng nề khác như nhiễm trùng huyết, viêm màng não…

Bác sĩ Lộc cho hay, viêm phổi do phế cầu trùng có thể dẫn đến tử vong do vậy bệnh nhân cần được nhập viện điều trị từ 7-10 ngày. Tuy bệnh có thể được điều trị hết bằng kháng sinh, nhưng việc điều trị ngày một trở nên khó khăn do tình trạng vi khuẩn phế cầu kháng thuốc ngày càng cao.

Điều này đồng thời làm tăng đáng kể chi phí điều trị do việc phải dùng các kháng sinh mới đắt tiền hoặc phải dùng nhiều kháng sinh cùng lúc.

Mọi người đều có thể mắc viêm phổi do phế cầu. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đó là những người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ. Những người có các vấn đề sức khỏe đặc biệt như bệnh tim, phổi hoặc gan, suy thận, đái tháo đường, nhiễm HIV, nghiện rượu, hoặc ung thư cũng dễ bị vi khuẩn này hạ gục.

Tiêm vaccine phòng bệnh - Biện pháp tối ưu

Bác sĩ Lộc khuyến cáo, để đề phòng nhiễm khuẩn hô hấp trong mùa lạnh, mọi người cần phải lưu ý giữ ấm cơ thể, nhất là trẻ em cần phải được quan tâm kỹ lưỡng.

Vaccine Pneumo (Cty Aventis Pasteur) tiêm ngừa bệnh này hiện cũng đã có tại các Trung tâm y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư. Việc tiêm ngừa vaccine hiện nay được xem là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu chống lại căn bệnh rất thường gặp này do kháng thể sẽ bảo vệ cơ thể trong thời gian ít nhất là 5 năm.

Được biết, vaccine ngừa phế cầu thế hệ mới hiện nay chứa 23 thành phần kháng nguyên của 23 chủng phế cầu khác nhau, nhờ đó sẽ chống lại được 85-90% các trường hợp nhiễm khuẩn do phế cầu.

Mọi người đều có thể tiêm ngừa vaccine phế cầu tuy nhiên, cần thiết phải tiêm ngừa trên những người có nguy cơ nhiễm khuẩn phế cầu cao… Ngoài ra, các thống kê dịch tễ học cũng cho thấy, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi nhiễm phế cầu khuẩn cũng cao hơn trẻ lớn và người trưởng thành.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 6,7%. Tỷ lệ bệnh nhân thấp nhất là 3,5% thuộc về Hồng Kông và Singapore.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo khoa học về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD) do Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi T.Ư tổ chức ngày 28/11 tại Hà Nội với sự có mặt của nhiều chuyên gia y tế về lĩnh vực này.

Các chuyên gia khẳng định thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Một nghiên cứu cho thấy hút thuốc làm tăng nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hơn gấp 10 lần so với người không hút thuốc và làm tăng nguy cơ bị bất thường chức năng phổi.

Khoảng 15-20% số người hút thuốc có triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và 80-90% các bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính hút thuốc lá.

Bên cạnh đó những yếu tố như khói, bụi, than, ô nhiễm không khí, khói động phương tiện giao thông cũng là nguy cơ khiến bệnh này phát triển.
 
Theo Thái Hà - (Tiền phong)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dị dạng đường niệu - sinh dục: Những quan điểm sai lệch (18/11)
 Những chú ý khi cho bé ra ngoài chơi (16/11)
 Một bệnh lý ở trẻ và biện pháp chữa trị (13/11)
 Khi “chỗ ấy” của bé trai bị dị tật (13/11)
 Sự nguy hiểm của bệnh viêm não (22/10)
 Dị ứng thức ăn và cách phòng ngừa (12/10)
 Bệnh quai bị (26/9)
 3 tuổi ra máu âm đạo, bệnh gì? (25/9)
 Tự dùng thuốc khiến trẻ bị hỏng mắt. (25/9)
 Viêm màng bồ đào ở trẻ em (25/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i