Bệnh khác
   Sự nguy hiểm của bệnh viêm não
 

Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não do nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện bằng rối loạn chức năng thần kinh - tâm thần khu trú hoặc lan tỏa. Viêm não (encephalitis), thường xảy ra với trẻ từ 3 đến 15 tuổi, tập trung nhiều nhất ở trẻ từ 6 đến 7 tuổi.

Viêm não có hai thể, theo phương thức gây nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương:

- Viêm não tiên phát: Xuất hiện khi virus trực tiếp tấn công não và tủy sống. Thể viêm não này có thể xuất hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm hoặc theo mùa, đôi khi thành dịch.

- Viêm não thứ phát (viêm não sau nhiễm trùng): Xuất hiện khi virus gây bệnh ở một số cơ quan khác bên ngoài hệ thần kinh trung ương như sởi, thủy đậu, quai bị... và sau đó mới ảnh hưởng đến hệ này.

*  Nguyên nhân:

 Thường gặp nhất là nhiễm virus.

- Điển hình là do herpes simplex virus: Phụ nữ mang thai nhiễm HSV đường sinh dục có thể truyền virus cho con gây nên viêm não nặng nề với tỷ lệ tử vong rất cao. 

- Do arbovirus lây truyền qua muỗi, bét...

- Bệnh dại do vết cắn của một số động vật nhiễm bệnh như chó, mèo.

- Nguyên nhân bệnh viêm não cấp 25% là do viêm não Nhật Bản, ngoài ra còn có nhóm virus đường ruột, nhóm Apes. Ở Việt Nam, viêm não Nhật Bản thường xuất hiện vào mùa hè khi lượng muỗi trong môi trường đạt mật độ cao nhất trong năm.

- Viêm não thứ phát có thể xuất hiện sau khi trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng thường gặp, gồm: sởi  - quai bị - sởi Đức.

- Các virus đường ruột cũng có thể gây nên viêm não nặng nề như enterovirus 71, ngoài biểu hiện nhẹ của nó là bệnh tay chân miệng.

* Các yếu tố nguy cơ:

- Tuổi: Một số loại viêm não thường xuất hiện hoặc phát triển nặng hơn ở trẻ em và người già.

- Bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

- Vùng nhiệt đới thường có nguy cơ viêm não cao hơn.

- Những người có hoạt động ngoài trời nhiều như làm vườn, chăn nuôi lợn, nghiên cứu chim, có nguy cơ tiếp xúc nhiều với muỗi.

- Các tháng nóng ấm mùa hè là mùa sinh sản của chim và muỗi, các bệnh viêm não do arbovirrus tăng cao hơn. Vào mùa đông xuân, viêm não do virus ruột gặp nhiều hơn.

* Dấu hiệu và triệu chứng:

 - Dấu hiệu viêm não nhẹ gồm: Sốt - nhức đầu - chán ăn - mệt mỏi uể oải.

- Trẻ bị viêm não vài ngày đầu thường có biểu hiện khó chịu, kém ăn, lười chơi, quấy khóc. 

- Nặng hơn có thể sốt cao 39 - 40 độ C kèm các triệu chứng: Nhức đầu dữ dội - buồn nôn và nôn mửa - cứng cổ - lú lẫn - mất định hướng - thay đổi nhân cách - co giật - rối loạn nghe nói - ảo giác - mất trí nhớ - đờ đẫn - hôn mê. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ tử vong.

- Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu không điển hình và khó phát hiện, tuy nhiên có một số dấu hiệu quan trọng giúp định hướng chẩn đoán gồm: Nôn mửa - thóp phồng (nếu còn thóp) - Khóc không thể dỗ hoặc khóc nhiều thêm khi trẻ được bồng hoặc thay đổi tư thế - gồng cứng người.

* Điều trị:

Điều trị viêm não cần được thực hiện tại bệnh viện có đủ phương tiện theo dõi cũng như can thiệp kịp thời. Trường hợp nặng có rối loạn hô hấp, tuần hoàn cần điều trị tích cực: thông khí nhân tạo, chống sốc... Nếu kịp thời chữa trị tốt thì 50% bệnh nhân sẽ không bị di chứng sau khi lành bệnh. Trẻ nhỏ dưới một tuổi thường có nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể đưa đến bại não. Trường hợp tổn thương nặng thân não, bệnh nhân dễ tử vong.

* Phòng bệnh:

Hiện nay, cách hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ trẻ viêm não là tiêm vaccine phòng viêm não.

Các bệnh nhiễm trùng thông thường ở trẻ em như sởi, quai bị và thủy đậu có thể phòng ngừa hiệu quả bằng tiêm chủng.

Trong những vùng mà viêm não được lây truyền do côn trùng, nhất là muỗi, trẻ em nên:

 + Tránh chơi ngoài trời lúc bình minh hoặc hoàng hôn (lúc muỗi hoạt động mạnh nhất).

 + Mặc áo quần phủ kín tay chân, mang vớ, tất.

 + Dùng các chất xua đuổi côn trùng.

 + Nằm màn khi ngủ.

 + Vệ sinh môi trường: phát quang bụi rậm, thông thoáng cống rãnh, đậy kỹ các vật dụng chứa nước, loại bỏ các dụng cụ có khả năng đọng nước nhằm giảm nơi cư ngụ và đẻ trứng của muỗi.

Phòng bệnh viêm não bằng cách giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ. Rửa tay sạch trước khi cho bé ăn. Uống nước sạch đã đun sôi. Ăn thực phẩm nấu chín. Thức ăn nấu xong phải được che đậy kỹ. Không mua thực phẩm tươi sống tại chợ chiều. Tránh mua thực phẩm và rau ngâm trong nước.

TS Bùi Mạnh Hà
Thanh Niên 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dị ứng thức ăn và cách phòng ngừa (12/10)
 Bệnh quai bị (26/9)
 3 tuổi ra máu âm đạo, bệnh gì? (25/9)
 Tự dùng thuốc khiến trẻ bị hỏng mắt. (25/9)
 Viêm màng bồ đào ở trẻ em (25/9)
 Bệnh viêm màng bồ đào ở trẻ em (24/9)
 Viêm màng não mủ ở trẻ em (22/9)
 Khi nào trẻ cần mổ hẹp bao quy đầu? (19/9)
 Viêm màng não mủ ở trẻ em. (18/9)
 Trẻ điếc do dùng thuốc và cách phòng tránh. (18/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i